Đà tăng của giá dầu Mỹ phiên 18/2 chững lại khi số liệu cho thấy lượng dầu lưu kho của nước này tuần qua tiếp tục tăng lên kỷ lục mới.
Theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), lượng dầu lưu kho của Mỹ tuần qua tăng 2,1 triệu thùng lên 504,1 triệu thùng, lập kỷ lục mới.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 3/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange tăng 11 cent, tương ứng 0,4%, lên 30,77 USD/thùng.
Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 4/2016 trên sàn ICE Futures Europe lại giảm 22 cent, tương đương 0,6%, xuống 34,28 USD/thùng.
Trước đó, trong phiên giao dịch, giá dầu WTI và Brent đều tăng 3% trước khi EIA công bố số liệu dầu lưu kho.
Giá dầu đã giảm hơn 70% so với mức đỉnh hồi tháng 6/2014 chủ yếu do tình trạng cung vượt cầu trên thị trường thế giới.
Giá dầu đã biến động cực kỳ mạnh trong những tuần gần đây trong bối cảnh bất ổn về tốc độ tăng trưởng nhu cầu toàn cầu. Giá dầu WTI liên tục tăng giảm 1% hoặc hơn trong 23 phiên liên tiếp tính đến thứ Năm 18/2, đợt biến động dài nhất kể từ năm 2009.
Lượng dầu lưu kho của Mỹ liên tục tăng từ đầu năm đến nay khi sản lượng tiếp tục vượt nhu cầu. Lượng dầu lưu kho giảm trong tuần kết thúc vào 5/2 do nhập khẩu giảm, nhưng tuần qua, nhập khẩu dầu của Mỹ đã tăng trở lại, theo EIA.
Đầu phiên 18/2, giá dầu được hỗ trợ do đồn đoán các nước sản xuất chủ chốt có thể đồng ý hạn chế sản lượng toàn cầu.
Đầu tuần này, Nga, Arab Saudi, Qatar và Venezuela cho biết sẽ đóng băng sản lượng ở mức của tháng 1/2016 nếu Iran và Iraq cũng tham gia thỏa thuận. Tuy nhiên, cả Iran và Iraq đều từ chối tuyên bố sẽ hạn chế tăng trưởng sản lượng.
Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu chững lại sau khi EIA công bố số liệu về lượng dầu lưu kho của Mỹ và khi Bộ trưởng Ngoại giao Arab Saudi Adel Al Jubeir tuyên bố nước này “chưa sẵn sàng” cắt giảm sản lượng dầu thô.
Theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), lượng dầu lưu kho của Mỹ tuần qua tăng 2,1 triệu thùng lên 504,1 triệu thùng, lập kỷ lục mới.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 3/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange tăng 11 cent, tương ứng 0,4%, lên 30,77 USD/thùng.
Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 4/2016 trên sàn ICE Futures Europe lại giảm 22 cent, tương đương 0,6%, xuống 34,28 USD/thùng.
Giá dầu đã giảm hơn 70% so với mức đỉnh hồi tháng 6/2014 chủ yếu do tình trạng cung vượt cầu trên thị trường thế giới.
Giá dầu đã biến động cực kỳ mạnh trong những tuần gần đây trong bối cảnh bất ổn về tốc độ tăng trưởng nhu cầu toàn cầu. Giá dầu WTI liên tục tăng giảm 1% hoặc hơn trong 23 phiên liên tiếp tính đến thứ Năm 18/2, đợt biến động dài nhất kể từ năm 2009.
Lượng dầu lưu kho của Mỹ liên tục tăng từ đầu năm đến nay khi sản lượng tiếp tục vượt nhu cầu. Lượng dầu lưu kho giảm trong tuần kết thúc vào 5/2 do nhập khẩu giảm, nhưng tuần qua, nhập khẩu dầu của Mỹ đã tăng trở lại, theo EIA.
Đầu phiên 18/2, giá dầu được hỗ trợ do đồn đoán các nước sản xuất chủ chốt có thể đồng ý hạn chế sản lượng toàn cầu.
Đầu tuần này, Nga, Arab Saudi, Qatar và Venezuela cho biết sẽ đóng băng sản lượng ở mức của tháng 1/2016 nếu Iran và Iraq cũng tham gia thỏa thuận. Tuy nhiên, cả Iran và Iraq đều từ chối tuyên bố sẽ hạn chế tăng trưởng sản lượng.
Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu chững lại sau khi EIA công bố số liệu về lượng dầu lưu kho của Mỹ và khi Bộ trưởng Ngoại giao Arab Saudi Adel Al Jubeir tuyên bố nước này “chưa sẵn sàng” cắt giảm sản lượng dầu thô.
Phan Nguyễn - Nhịp cầu Đầu tư
Relate Threads