Giá dầu Mỹ phiên 19/1 lập đáy mới, xuống dưới 29 USD/thùng, do lo ngại việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Iran khiến tình trạng dư cung trầm trọng hơn.
Iran tuyên bố việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt sẽ cho phép nước này tăng xuất khẩu dầu thêm 500.000 thùng/ngày, khiến giới thương nhân tiếp tục bán tháo. Nhưng những đồn đoán tồi tệ nhất đã được dự liệu, theo giới phân tích và nhà môi giới.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 2/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 96 cent, tương ứng 3,3%, xuống 28,46 USD/thùng, thấp nhất kể từ tháng 9/2003. Hợp đồng giao tháng 2 sẽ đáo hạn vào thứ Tư 20/1.
Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 3/2016 trên sàn ICE Futures Europe lại hồi phục khi tăng nhẹ 2 cent, tương đương 0,1%, lên 28,78 USD/thùng.
Giá dầu đã liên tục lao dốc trong hơn một năm qua, đã giảm hơn 70% so với mức đỉnh hồi tháng 6/2014 khi công nghệ mới giúp tăng sản lượng và khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất dầu thô trên thế giới. Bên cạnh đó, tình trạng thừa cung ngày càng đáng lo ngại khi kinh tế Trung Quốc và các thị trường mới nổi giảm tốc trong khi các nước sản xuất quyết tâm không cắt giảm sản lượng trong cuộc chiến giành và giữ thị phần, khiến giá dầu càng giảm mạnh trong những tuần gần đây.
Giới đầu tư giờ đây lại lo ngại về việc Iran trở lại thị trường dầu mỏ sau khi các lệnh trừng phạt quốc tế đối với nước này được dỡ bỏ hồi cuối tuần trước. Lãnh đạo Iran tuyên bố nước này có thể bắt đầu tăng xuất khẩu dầu thô thêm 500.000 thùng/ngày trong vài tháng tới. Tuy thời gian chưa được xác định, song tuyên bố trên đã khiến giới đầu tư bi quan hơn, ít nhất là trong ngắn hạn.
Hôm thứ Ba 19/1, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đưa ra dự đoán năm 2016 nguồn cung dầu thô sẽ vượt cầu khoảng 1 triệu thùng/ngày, riêng trong nửa đầu năm nay con số này là 1,5 triệu thùng/ngày.
IEA cũng dự đoán Iran sẽ tăng xuất khẩu dầu thô thêm 300.000 thùng/ngày vào quý I/2016 và sản lượng dầu của nước này năm 2016 sẽ đạt 3,1 triệu thùng, tăng lên 3,6 triệu thùng năm 2017.
Theo IEA, kinh tế Trung Quốc và Brazil tăng trưởng chậm lại cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu dầu thô trong năm 2016.
Iran tuyên bố việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt sẽ cho phép nước này tăng xuất khẩu dầu thêm 500.000 thùng/ngày, khiến giới thương nhân tiếp tục bán tháo. Nhưng những đồn đoán tồi tệ nhất đã được dự liệu, theo giới phân tích và nhà môi giới.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 2/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 96 cent, tương ứng 3,3%, xuống 28,46 USD/thùng, thấp nhất kể từ tháng 9/2003. Hợp đồng giao tháng 2 sẽ đáo hạn vào thứ Tư 20/1.
Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 3/2016 trên sàn ICE Futures Europe lại hồi phục khi tăng nhẹ 2 cent, tương đương 0,1%, lên 28,78 USD/thùng.
Giới đầu tư giờ đây lại lo ngại về việc Iran trở lại thị trường dầu mỏ sau khi các lệnh trừng phạt quốc tế đối với nước này được dỡ bỏ hồi cuối tuần trước. Lãnh đạo Iran tuyên bố nước này có thể bắt đầu tăng xuất khẩu dầu thô thêm 500.000 thùng/ngày trong vài tháng tới. Tuy thời gian chưa được xác định, song tuyên bố trên đã khiến giới đầu tư bi quan hơn, ít nhất là trong ngắn hạn.
Hôm thứ Ba 19/1, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đưa ra dự đoán năm 2016 nguồn cung dầu thô sẽ vượt cầu khoảng 1 triệu thùng/ngày, riêng trong nửa đầu năm nay con số này là 1,5 triệu thùng/ngày.
IEA cũng dự đoán Iran sẽ tăng xuất khẩu dầu thô thêm 300.000 thùng/ngày vào quý I/2016 và sản lượng dầu của nước này năm 2016 sẽ đạt 3,1 triệu thùng, tăng lên 3,6 triệu thùng năm 2017.
Theo IEA, kinh tế Trung Quốc và Brazil tăng trưởng chậm lại cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu dầu thô trong năm 2016.
Theo: Nhịp cầu Đầu tư
Relate Threads