Giá dầu Mỹ phiên 23/11 giảm do lo ngại lượng dầu lưu kho tăng, làm lu mờ tin tức cho rằng Arab Saudi có thể giảm sản lượng để hỗ trợ giá.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 1/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 15 cent, tương đương 0,4%, xuống 41,75 USD/thùng.
Tuy nhiên, giá dầu Brent giao tháng 1/2016 trên sàn ICE Futures Europe lại tăng 17 cent, hay tăng 0,4%, lên 44,83 USD/thùng.
Thị trường cũng đón nhận dấu hiệu mới cho thấy tình trạng cung vược cầu sẽ còn kéo dài. Số liệu của Genscape công bố hôm thứ Hai 23/11 cho thấy, nguồn cung dầu thô tại Cushing, Oklahoma, trong tuần kết thúc vào 20/11 tăng 2,2 triệu thùng, dấy lên lo ngại điểm giao nhận này không còn chỗ chứa dầu và nhiên liệu.
Sản lượng cao kỷ lục của Mỹ, Arab Saudi và các nước sản xuất khác đã gây ra tình trạng thừa cung từ giữa năm 2014, kéo giảm giá dầu xuống mức thấp nhất nhiều năm qua. Giới phân tích cho rằng tình trạng cung vượt cầu sẽ kéo dài ít nhất đến nửa đầu năm 2016.
Hãng thông tấn của Arab Saudi hôm thứ Hai 23/11 dẫn lời của nội các cho biết, nước này sẵn sàng hợp tác với các nước khác trong và ngoài khối OPEC để duy trì sự ổn định của thị trường dầu thô.
Một số nhà đầu tư coi đây là dấu hiệu cho thấy Arab Saudi - thành viên có ảnh hưởng lớn nhất trong OPEC - có thể gây áp lực buộc Khối này kiềm chế sản lượng và tăng giá dầu trong phiên họp vào ngày 4/12 tới đây. Sản lượng dầu của OPEC liên tục vượt mục tiêu 30 triệu thùng/ngày trong nhiều tháng qua.
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích tỏ ra hoài nghi rằng OPEC sẽ từ bỏ chiến lược duy trì sản lượng khi đang nỗ lực giành và giữ thị phần. Nếu giá dầu tăng, các nhà sản xuất dầu của Mỹ sẽ ngay lập tức số giàn khoan, lại kéo giảm giá dầu. Hơn nữa, Iran dự định tăng đáng kể sản lượng vào những tháng tới - làm trầm trọng thêm tình trạng thừa cung toàn cầu.
Tuy còn lo ngại về nguồn cung tăng, song thị trường dầu được dự đoán có thể hồi phục khi giới thương nhân giảm tỷ lệ đặt cược giá dầu xuống trước kỳ nghỉ lễ Tạ ơn và phiên họp OPEC vào tuần tới.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 1/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 15 cent, tương đương 0,4%, xuống 41,75 USD/thùng.
Tuy nhiên, giá dầu Brent giao tháng 1/2016 trên sàn ICE Futures Europe lại tăng 17 cent, hay tăng 0,4%, lên 44,83 USD/thùng.
Thị trường cũng đón nhận dấu hiệu mới cho thấy tình trạng cung vược cầu sẽ còn kéo dài. Số liệu của Genscape công bố hôm thứ Hai 23/11 cho thấy, nguồn cung dầu thô tại Cushing, Oklahoma, trong tuần kết thúc vào 20/11 tăng 2,2 triệu thùng, dấy lên lo ngại điểm giao nhận này không còn chỗ chứa dầu và nhiên liệu.
Sản lượng cao kỷ lục của Mỹ, Arab Saudi và các nước sản xuất khác đã gây ra tình trạng thừa cung từ giữa năm 2014, kéo giảm giá dầu xuống mức thấp nhất nhiều năm qua. Giới phân tích cho rằng tình trạng cung vượt cầu sẽ kéo dài ít nhất đến nửa đầu năm 2016.
Hãng thông tấn của Arab Saudi hôm thứ Hai 23/11 dẫn lời của nội các cho biết, nước này sẵn sàng hợp tác với các nước khác trong và ngoài khối OPEC để duy trì sự ổn định của thị trường dầu thô.
Một số nhà đầu tư coi đây là dấu hiệu cho thấy Arab Saudi - thành viên có ảnh hưởng lớn nhất trong OPEC - có thể gây áp lực buộc Khối này kiềm chế sản lượng và tăng giá dầu trong phiên họp vào ngày 4/12 tới đây. Sản lượng dầu của OPEC liên tục vượt mục tiêu 30 triệu thùng/ngày trong nhiều tháng qua.
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích tỏ ra hoài nghi rằng OPEC sẽ từ bỏ chiến lược duy trì sản lượng khi đang nỗ lực giành và giữ thị phần. Nếu giá dầu tăng, các nhà sản xuất dầu của Mỹ sẽ ngay lập tức số giàn khoan, lại kéo giảm giá dầu. Hơn nữa, Iran dự định tăng đáng kể sản lượng vào những tháng tới - làm trầm trọng thêm tình trạng thừa cung toàn cầu.
Tuy còn lo ngại về nguồn cung tăng, song thị trường dầu được dự đoán có thể hồi phục khi giới thương nhân giảm tỷ lệ đặt cược giá dầu xuống trước kỳ nghỉ lễ Tạ ơn và phiên họp OPEC vào tuần tới.
Theo: http://nhipcaudautu.vn
Relate Threads