Nhu cầu dầu thô vẫn ảm đạm trong khi chưa xuất hiện thỏa thuận nào về việc cắt giảm sản lượng.
Giá dầu phiên 8/2 lại rơi xuống dưới 30 USD/thùng trong bối cảnh thị trường tiếp tục lo ngại về tình trạng thừa cung.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 3/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 1,2 USD, tương ứng 3,9%, xuống 29,89 USD/thùng. Giá dầu WTI đã mất 8% sau 3 phiên giảm liên tiếp.
Giá dầu Brent giao tháng 4/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 1,18 USD, tương đương 3,5%, xuống 32,88 USD/thùng.
Cuộc họp hôm Chủ nhật 7/2 giữa Arab Saudi và Venezuela kết thúc mà không đưa ra được bất kỳ kế hoạch nào về cắt giảm sản lượng, dập tắt mọi hy vọng rằng các nước xuất khẩu dầu chủ chốt sẽ hợp tác về việc giảm sản lượng. Số liệu của Barclays cũng cho thấy nhu cầu dầu thô của Mỹ và Trung Quốc - nước tiêu thụ lớn nhất và thứ 2 thế giới - cũng giảm.
Theo báo cáo của Barclays, nhu cầu sản phẩm lọc dầu của Mỹ trong tháng 1/2016 giảm 3,9% so với tháng 1/2015. Tại Trung Quốc, mặc dù nhu cầu dầu thô trong tháng 12/2015 ổn định, song đây là số liệu yếu kém nhất trong một năm qua. Theo báo cáo của Platts China Oil Analytics, nhu cầu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 12/2015 giảm 0,8% so với cùng kỳ xuống 11,35 triệu thùng/ngày. Tuy vậy, cả năm 2015, nhu cầu dầu thô vẫn tăng 5,8% lên 11,11 triệu thùng/ngày.
Số liệu về nhu cầu rất ảm đạm và chưa có sự chuyển biến tích cực nào về những yếu tố cơ bản, Barclays cho biết. Báo cáo bi quan về nhu cầu dầu thô được đưa ra khi nguồn cung cho thấy những dấu hiệu tiếp tục tăng với tốc độ kỷ lục.
Giá dầu hồi phục trong những tuần gần đây phần lớn là do đồn đoán các nước thành viên OPEC và Nga sẽ bắt đầu ngồi lại với nhau để bàn về việc cắt giảm sản lượng và giúp cân bằng thị trường. Nhưng nhiều nhà lãnh đạo của các nước này đã tuyên bố họ chưa sẵn sàng hợp tác - quan điểm này đã được tái khẳng định khi Arab Saudi và Venezuela không thể đạt được bất kỳ thỏa thuận nào.
Giá dầu giảm đã khiến nhiều công ty dầu khí phải cắt giảm chi phí đầu tư nhưng hiệu quả khai thác tiếp tục tăng lên. Sản lượng dầu thô của các giàn khoan đang hoạt động vẫn đạt mức kỷ lục, theo báo cáo của ANZ. Sản lượng dầu thô của Mỹ ổn định ở 9,2 triệu thùng trong những tháng gần đây, bất chấp số giàn khoan giảm.
Theo số liệu của Baker Hughes, số giàn khoan đang hoạt động của Mỹ trong tuần kết thúc vào 5/2 giảm 31 giàn xuống 467 giàn.
Tuy nhiên, trong viễn cảnh dầu thô trung hạn ra hôm thứ Hai 8/2, Bank of America Merrill Lynch cho rằng việc cắt giảm chi phí đầu tư và số giàn khoan sẽ giúp giá dầu hồi phục. Ngân hàng này dự đoán giá dầu sẽ tăng lên 55-75 USD/thùng vào năm 2020. Giá dầu ở mức 30 USD/thùng sẽ khiến sản lượng của các nước ngoài OPEC giảm 4,8 triệu thùng/ngày vào năm 2020.
Giá dầu phiên 8/2 lại rơi xuống dưới 30 USD/thùng trong bối cảnh thị trường tiếp tục lo ngại về tình trạng thừa cung.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 3/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 1,2 USD, tương ứng 3,9%, xuống 29,89 USD/thùng. Giá dầu WTI đã mất 8% sau 3 phiên giảm liên tiếp.
Giá dầu Brent giao tháng 4/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 1,18 USD, tương đương 3,5%, xuống 32,88 USD/thùng.
Cuộc họp hôm Chủ nhật 7/2 giữa Arab Saudi và Venezuela kết thúc mà không đưa ra được bất kỳ kế hoạch nào về cắt giảm sản lượng, dập tắt mọi hy vọng rằng các nước xuất khẩu dầu chủ chốt sẽ hợp tác về việc giảm sản lượng. Số liệu của Barclays cũng cho thấy nhu cầu dầu thô của Mỹ và Trung Quốc - nước tiêu thụ lớn nhất và thứ 2 thế giới - cũng giảm.
Số liệu về nhu cầu rất ảm đạm và chưa có sự chuyển biến tích cực nào về những yếu tố cơ bản, Barclays cho biết. Báo cáo bi quan về nhu cầu dầu thô được đưa ra khi nguồn cung cho thấy những dấu hiệu tiếp tục tăng với tốc độ kỷ lục.
Giá dầu hồi phục trong những tuần gần đây phần lớn là do đồn đoán các nước thành viên OPEC và Nga sẽ bắt đầu ngồi lại với nhau để bàn về việc cắt giảm sản lượng và giúp cân bằng thị trường. Nhưng nhiều nhà lãnh đạo của các nước này đã tuyên bố họ chưa sẵn sàng hợp tác - quan điểm này đã được tái khẳng định khi Arab Saudi và Venezuela không thể đạt được bất kỳ thỏa thuận nào.
Giá dầu giảm đã khiến nhiều công ty dầu khí phải cắt giảm chi phí đầu tư nhưng hiệu quả khai thác tiếp tục tăng lên. Sản lượng dầu thô của các giàn khoan đang hoạt động vẫn đạt mức kỷ lục, theo báo cáo của ANZ. Sản lượng dầu thô của Mỹ ổn định ở 9,2 triệu thùng trong những tháng gần đây, bất chấp số giàn khoan giảm.
Theo số liệu của Baker Hughes, số giàn khoan đang hoạt động của Mỹ trong tuần kết thúc vào 5/2 giảm 31 giàn xuống 467 giàn.
Tuy nhiên, trong viễn cảnh dầu thô trung hạn ra hôm thứ Hai 8/2, Bank of America Merrill Lynch cho rằng việc cắt giảm chi phí đầu tư và số giàn khoan sẽ giúp giá dầu hồi phục. Ngân hàng này dự đoán giá dầu sẽ tăng lên 55-75 USD/thùng vào năm 2020. Giá dầu ở mức 30 USD/thùng sẽ khiến sản lượng của các nước ngoài OPEC giảm 4,8 triệu thùng/ngày vào năm 2020.
Theo: Nhịp cầu Đầu tư
Relate Threads