Nhiều người đổ lỗi cho các công ty khai thác dầu đá phiến Mỹ cho tình trạng thừa cung khi số lượng giàn khoan đang hoạt động ở Mỹ tăng 21 tuần liên tiếp.
Giá dầu thế giới bật tăng hôm thứ Sáu (9/6) sau các phiên giảm mạnh, nhưng vẫn có tuần mất giá thứ ba liên tiếp do tồn kho dầu thô Mỹ bất ngờ tăng, khiến thị trường nghi ngại về nỗ lực giảm dư cung của OPEC.
Trong khi đó, số giàn khoan ở Mỹ tiếp tục tăng trong vòng hơn 5 tháng cho thấy sản lượng ở Mỹ sẽ còn tăng, khiến giá dầu thô Mỹ bị chặn ở mức 46 USD/thùng.
Giá dầu thô Mỹ WTI tăng 19 cent, tương đương 0,4%, lên 45,83 USD/thùng tại thị trường New York.
Tương tự, giá dầu Brent tăng 29 cent, tương đương 0,6%, lên 48,15 USD/thùng tại thị trường London.
Tính chung cả tuần, giá dầu WTI sụt 3,6%. Cả hai loại dầu này đều giảm 3 tuần liên tiếp.
Troy Vincent, chuyên gia phân tích tại ClipperData, nhận định có lực mua hôm thứ Sáu khi giá dầu “test” các mức thấp đầu tháng Năm. Tuy vậy, giá dầu WTI có thể kiểm tra lại ngưỡng hỗ trợ 43 USD/thùng nếu có sự đảo chiều mạnh.
Thực tế rằng sản lượng dầu Mỹ đã tăng 600.000 thùng tính từ đầu năm đến nay vẫn là lực cản chính đối với giá dầu, do sản lượng tăng thêm này bằng một nửa con số mà các nước thuộc OPEC cam kết cắt giảm, theo Tyler Richey, đồng chủ biên tờ Sevens Report.
Chính sự nghi ngại về tính hiệu quả của thỏa thuận cắt giảm nguồn cung giữa OPEC và một số nước phi thành viên đang gây áp lực lên giá dầu và triển vọng trung hạn không mấy sáng sủa, Richey nói thêm.
Giá dầu hôm thứ Tư giảm mạnh khi Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho biết tồn kho dầu thô ở nước này bất ngờ tăng trong tuần trước. Đây là tuần tăng đầu tiên sau 8 tuần giảm liên tục. Số liệu cũng cho thấy tồn kho xăng và dầu đốt tăng, và nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm dầu giảm.
OPEC và một số nước phi thành viên cuối tháng trước đồng ý gia hạn thỏa thuận cắt giảm tổng cộng 1,8 triệu thùng khai thác đến hết tháng 3/2018 nhằm đưa lượng dầu tồn kho về mức trung bình 5 năm.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng bản thân thỏa thuận này không đủ tác dụng và rằng OPEC cần phải giảm xuất khẩu, bên cạnh sản lượng, để hạ lượng tồn kho toàn cầu trong bối cảnh xuất khẩu dầu từ Mỹ đạt kỷ lục.
Nhiều người đổ lỗi cho các công ty khai thác dầu đá phiến Mỹ cho tình trạng thừa cung. Số lượng giàn khoan đang hoạt động ở Mỹ tăng 21 tuần liên tiếp, theo số liệu của Baker Hughes.
Giá dầu thế giới bật tăng hôm thứ Sáu (9/6) sau các phiên giảm mạnh, nhưng vẫn có tuần mất giá thứ ba liên tiếp do tồn kho dầu thô Mỹ bất ngờ tăng, khiến thị trường nghi ngại về nỗ lực giảm dư cung của OPEC.
Giá dầu thô Mỹ WTI tăng 19 cent, tương đương 0,4%, lên 45,83 USD/thùng tại thị trường New York.
Tương tự, giá dầu Brent tăng 29 cent, tương đương 0,6%, lên 48,15 USD/thùng tại thị trường London.
Tính chung cả tuần, giá dầu WTI sụt 3,6%. Cả hai loại dầu này đều giảm 3 tuần liên tiếp.
Troy Vincent, chuyên gia phân tích tại ClipperData, nhận định có lực mua hôm thứ Sáu khi giá dầu “test” các mức thấp đầu tháng Năm. Tuy vậy, giá dầu WTI có thể kiểm tra lại ngưỡng hỗ trợ 43 USD/thùng nếu có sự đảo chiều mạnh.
Thực tế rằng sản lượng dầu Mỹ đã tăng 600.000 thùng tính từ đầu năm đến nay vẫn là lực cản chính đối với giá dầu, do sản lượng tăng thêm này bằng một nửa con số mà các nước thuộc OPEC cam kết cắt giảm, theo Tyler Richey, đồng chủ biên tờ Sevens Report.
Chính sự nghi ngại về tính hiệu quả của thỏa thuận cắt giảm nguồn cung giữa OPEC và một số nước phi thành viên đang gây áp lực lên giá dầu và triển vọng trung hạn không mấy sáng sủa, Richey nói thêm.
Giá dầu hôm thứ Tư giảm mạnh khi Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho biết tồn kho dầu thô ở nước này bất ngờ tăng trong tuần trước. Đây là tuần tăng đầu tiên sau 8 tuần giảm liên tục. Số liệu cũng cho thấy tồn kho xăng và dầu đốt tăng, và nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm dầu giảm.
OPEC và một số nước phi thành viên cuối tháng trước đồng ý gia hạn thỏa thuận cắt giảm tổng cộng 1,8 triệu thùng khai thác đến hết tháng 3/2018 nhằm đưa lượng dầu tồn kho về mức trung bình 5 năm.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng bản thân thỏa thuận này không đủ tác dụng và rằng OPEC cần phải giảm xuất khẩu, bên cạnh sản lượng, để hạ lượng tồn kho toàn cầu trong bối cảnh xuất khẩu dầu từ Mỹ đạt kỷ lục.
Nhiều người đổ lỗi cho các công ty khai thác dầu đá phiến Mỹ cho tình trạng thừa cung. Số lượng giàn khoan đang hoạt động ở Mỹ tăng 21 tuần liên tiếp, theo số liệu của Baker Hughes.
MINH TUẤN - Bizlive.vn
Relate Threads