Trong cuộc phỏng vấn với CNBC, chuyên gia phân tích năng lượng Jason Gammel của công ty Jefferies cho rằng giá dầu sẽ tiến tới “điểm cân bằng tốt hơn” trong vài tháng tới nhờ nhu cầu tại Trung Quốc tăng và nguồn cung toàn cầu giảm.
Ngày 23/5, ông Gammel cho biết thị trường dầu mỏ đã chuyển từ tình trạng dư cung sang thiếu cung trong tháng 4 do việc sản xuất mặt hàng này bị gián đoạn tại Nigeria, Alberta và Canada. Cụ thể, sản lượng toàn cầu đã giảm khoảng 2 triệu thùng/ngày trong tháng trước.
Nhà phân tích của Jefferies nhận định rằng nhu cầu sử dụng dầu mỏ sẽ tiếp tục tăng trong năm nay trong khi sản lượng của các quốc gia ngoài OPEC (Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu lửa) có xu hướng giảm, điển hình là Mỹ. Nhờ đó, thị trường có thể thực sự tiến tới sự phục hồi giá cơ sở tốt hơn vào cuối quý III/2016.
Trong tháng 4, nguồn cung dầu mỏ toàn cầu có xu hướng giảm. Tại quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới – Trung Quốc, nhu cầu tăng mạnh 7,6% để đạt mức 8 triệu thùng/ngày. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng cung-cầu từ nay cho tới cuối năm, qua đó giúp thị trường giữ vững đà phục hồi.
Trong dự báo phát hành ngày 23/5, các chiến lược gia của UBS cho rằng giá dầu Brent sẽ đạt khoảng 49 USD/thùng vào quý IV/2016 và sau đó phục hồi lên mức 55 USD/thùng trong năm 2017.
Bên cạnh đó, UBS cũng dự báo rằng việc giá dầu WTI tăng lên trên 50 USD/thùng sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất tại Mỹ tái khai thác các mỏ dầu. Tuy nhiên, điều này sẽ hạn chế đi đà tăng của giá dầu.
Ông Gammel cũng đồng tình với ý kiến trên khi cho rằng giá dầu trên 50 USD/thùng sẽ giúp các giàn khoan hoạt động trở lại nhưng như vậy là không đủ để bù đắp cho sản lượng của dầu đá phiến. Bên cạnh đó, ông cũng đưa ra dự báo rằng sản lượng dầu mỏ của Mỹ sẽ có xu hướng giảm nếu giá dầu không chịu vượt mốc 50 USD/thùng.
Theo báo cáo của Baker Hughes, số đợt thăm dò dầu mỏ tại Mỹ đã giảm 51,7%. Hiện tại, số lượng giàn khoan tại Mỹ chỉ đạt 404 giàn, giảm 481 giàn so với cùng kỳ năm ngoái – mức thấp kỷ lục kể từ năm 1494.
Giá dầu nhẹ giao tháng 7 hiện đang được giao dịch ở mức 47,8 USD.thùng.
Ngày 23/5, ông Gammel cho biết thị trường dầu mỏ đã chuyển từ tình trạng dư cung sang thiếu cung trong tháng 4 do việc sản xuất mặt hàng này bị gián đoạn tại Nigeria, Alberta và Canada. Cụ thể, sản lượng toàn cầu đã giảm khoảng 2 triệu thùng/ngày trong tháng trước.
Nhà phân tích của Jefferies nhận định rằng nhu cầu sử dụng dầu mỏ sẽ tiếp tục tăng trong năm nay trong khi sản lượng của các quốc gia ngoài OPEC (Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu lửa) có xu hướng giảm, điển hình là Mỹ. Nhờ đó, thị trường có thể thực sự tiến tới sự phục hồi giá cơ sở tốt hơn vào cuối quý III/2016.
Trong tháng 4, nguồn cung dầu mỏ toàn cầu có xu hướng giảm. Tại quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới – Trung Quốc, nhu cầu tăng mạnh 7,6% để đạt mức 8 triệu thùng/ngày. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng cung-cầu từ nay cho tới cuối năm, qua đó giúp thị trường giữ vững đà phục hồi.
Bên cạnh đó, UBS cũng dự báo rằng việc giá dầu WTI tăng lên trên 50 USD/thùng sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất tại Mỹ tái khai thác các mỏ dầu. Tuy nhiên, điều này sẽ hạn chế đi đà tăng của giá dầu.
Ông Gammel cũng đồng tình với ý kiến trên khi cho rằng giá dầu trên 50 USD/thùng sẽ giúp các giàn khoan hoạt động trở lại nhưng như vậy là không đủ để bù đắp cho sản lượng của dầu đá phiến. Bên cạnh đó, ông cũng đưa ra dự báo rằng sản lượng dầu mỏ của Mỹ sẽ có xu hướng giảm nếu giá dầu không chịu vượt mốc 50 USD/thùng.
Theo báo cáo của Baker Hughes, số đợt thăm dò dầu mỏ tại Mỹ đã giảm 51,7%. Hiện tại, số lượng giàn khoan tại Mỹ chỉ đạt 404 giàn, giảm 481 giàn so với cùng kỳ năm ngoái – mức thấp kỷ lục kể từ năm 1494.
Giá dầu nhẹ giao tháng 7 hiện đang được giao dịch ở mức 47,8 USD.thùng.
Theo: Người Đồng Hành
Relate Threads