Cháy rừng tại Canada và căng thẳng mới tại Libya làm lu mờ lo ngại về lượng dầu lưu kho của Mỹ.
Phiên 5/5, giá dầu Mỹ có lúc lên mức cao nhất kể từ đầu năm nay khi cháy rừng tại Canada ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà sản xuất dầu thô của nước này, nhưng đà tăng chững lại khi giới đầu tư vẫn lo ngại về việc lượng dầu lưu kho tăng cao.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 6/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange tăng 54 cent, tương ứng 1,2%, lên 44,32 USD/thùng. Trong phiên giao dịch, có lúc giá lên đến 46,07 USD/thùng.
Giá dầu Brent giao tháng 7/2016 trên sàn ICE Futures Europe tăng 39 cent, tương đương 0,9%, lên 45,01 USD/thùng, chấm dứt mạch giảm 4 phiên liên tiếp.
Năm nay, giá dầu Mỹ đã 4 lần phá vỡ ngưỡng 46 USD/thùng, nhưng giới phân tích và các nhà đầu tư vẫn cảnh báo về tình trạng thừa cung - vốn đã cản trở đà tăng của giá dầu trong suất tuần qua.
Giá dầu tăng chủ yếu do lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung tại 2 khu vực. Bất đồng chính trị giữa các đảng tại miền đông và miền tây Libya có thể dẫn đến sự sụp đổ của chính phủ được Liên Hợp Quốc công nhận tại đây và đe dọa kéo giảm sản lượng dầu thô của nước này. Bên cạnh đó, nhiều công ty dầu cát của Canada đã phải đóng cửa hoặc giảm hoạt động sản xuất do cháy rừng tại Alberta.
Cháy rừng đã khiến nhà chức trách Canada phải sơ tán gần 80.000 người, tàn phá thị trấn tại trung tâm vùng công nghiệp dầu cát của nước này. Canada sản xuất khoảng 4,5 triệu thùng dầu/ngay, trong đó sản lượng dầu cát chiếm 2,3 triệu thùng.
Sản lượng dầu của Canada đã giảm 500.000 thùng và mức giảm có thể lên đến 1 triệu thùng, phần nào xoa dịu tình trạng thừa cung toàn cầu.
Tại Libya, bất đồng về doanh thu dầu mỏ đã thổi bùng lên cuộc khủng hoảng chính trị tại nước này. Giới chức kiểm soát khu vực phía đông Libya tuần này đã phong tỏa hoạt động xuất khẩu dầu thô, kể cả từ cảng Marsa El-Hariga với hơn 150.000 thùng/ngày. Sản lượng dầu thô tại khu vực này cũng đang giảm so với 1,4 triệu thùng/ngày trước khi nội chiến xảy ra.
Tuy vậy, nhiều nhà phân tích, kể cả hãng tư vấn Wood Mackenzie, đều cho rằng sản lượng dầu của Canada giảm chỉ mang tính tạm thời. Lượng dầu lưu kho của Mỹ đang ở mức kỷ lục và đủ để cung cấp cho các nhà máy lọc dầu nếu các nhà máy này không thể tiếp cận được 3,5 triệu thùng/ngày mà Mỹ nhập khẩu từ Canada.
Phiên 5/5, giá dầu Mỹ có lúc lên mức cao nhất kể từ đầu năm nay khi cháy rừng tại Canada ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà sản xuất dầu thô của nước này, nhưng đà tăng chững lại khi giới đầu tư vẫn lo ngại về việc lượng dầu lưu kho tăng cao.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 6/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange tăng 54 cent, tương ứng 1,2%, lên 44,32 USD/thùng. Trong phiên giao dịch, có lúc giá lên đến 46,07 USD/thùng.
Giá dầu Brent giao tháng 7/2016 trên sàn ICE Futures Europe tăng 39 cent, tương đương 0,9%, lên 45,01 USD/thùng, chấm dứt mạch giảm 4 phiên liên tiếp.
Năm nay, giá dầu Mỹ đã 4 lần phá vỡ ngưỡng 46 USD/thùng, nhưng giới phân tích và các nhà đầu tư vẫn cảnh báo về tình trạng thừa cung - vốn đã cản trở đà tăng của giá dầu trong suất tuần qua.
Cháy rừng đã khiến nhà chức trách Canada phải sơ tán gần 80.000 người, tàn phá thị trấn tại trung tâm vùng công nghiệp dầu cát của nước này. Canada sản xuất khoảng 4,5 triệu thùng dầu/ngay, trong đó sản lượng dầu cát chiếm 2,3 triệu thùng.
Sản lượng dầu của Canada đã giảm 500.000 thùng và mức giảm có thể lên đến 1 triệu thùng, phần nào xoa dịu tình trạng thừa cung toàn cầu.
Tại Libya, bất đồng về doanh thu dầu mỏ đã thổi bùng lên cuộc khủng hoảng chính trị tại nước này. Giới chức kiểm soát khu vực phía đông Libya tuần này đã phong tỏa hoạt động xuất khẩu dầu thô, kể cả từ cảng Marsa El-Hariga với hơn 150.000 thùng/ngày. Sản lượng dầu thô tại khu vực này cũng đang giảm so với 1,4 triệu thùng/ngày trước khi nội chiến xảy ra.
Tuy vậy, nhiều nhà phân tích, kể cả hãng tư vấn Wood Mackenzie, đều cho rằng sản lượng dầu của Canada giảm chỉ mang tính tạm thời. Lượng dầu lưu kho của Mỹ đang ở mức kỷ lục và đủ để cung cấp cho các nhà máy lọc dầu nếu các nhà máy này không thể tiếp cận được 3,5 triệu thùng/ngày mà Mỹ nhập khẩu từ Canada.
Phan Nguyễn - Nhịp cầu Đầu tư
Relate Threads