Giá dầu thô thế giới đóng cửa phiên 12/7 tăng khi số liệu Chính phủ Mỹ cho thấy tồn kho dầu thô ở nước này giảm mạnh tuần thứ hai liên tiếp.
Giá dầu thô Mỹ WTI giao tháng Tám tăng 45 cent, tương đương 1%, lên 45,49 USD/thùng tại thị trường New York. Tuy giảm so với mức đỉnh trong phiên là 46,17 USD, giá dầu vẫn đóng cửa ở mức cao nhất kể từ 3/7.
Tương tự, giá dầu Brent giao tháng Chín tăng 22 cent, tương đương 0,5%, lên 47,74 USD/thùng.
Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) hôm thứ Tư ra báo cáo cho thấy tồn kho dầu thô ở nước này giảm 7,6 triệu thùng trong tuần trước, cao hơn hẳn mức giảm 2,6 triệu thùng theo khảo sát của S&P Global Platts, nhưng dưới mức 8,1 triệu thùng theo số liệu của Viện Dầu mỏ Mỹ.
Tồn kho dầu thô Mỹ giảm 6,3 triệu thùng trong tuần trước đó, vẫn theo số liệu của EIA.
Theo Matt Smith, Giám đốc nghiên cứu tại ClipperData, cho rằng tồn kho dầu thô đã giảm về dưới 500 triệu thùng lần đầu kể từ tháng 1/2017, và chỉ trên mức cách đây 1 năm, sau khi giảm mạnh vào tháng 9/2016. Tổng tồn kho dầu thô Mỹ trong tuần trước còn 495,4 triệu thùng.
Tuy vậy, sản lượng khai thác dầu ở Mỹ lại tăng 59.000 thùng/ngày lên 9,397 triệu thùng/ngày trong tuần trước, theo EIA.
Chính việc sản lượng tăng trở lại cùng với số liệu về tồn kho dầu thành phẩm đã khiến giá dầu không tăng mạnh trong phiên, theo Chris Kettenmann, Chiến lược gia năng lượng trưởng tại Macro Risk Advisors.
Tồn kho xăng giảm 1,6 triệu thùng trong khi tồn kho sản phẩm lọc hóa dầu khác tăng 3,1 triệu thùng trong tuần trước.
Một báo cáo của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) ra hôm thứ Tư cho thấy tổng nguồn cung dầu thế giới tăng 660.000 thùng/ngày so với tháng Năm lên bình quân 96,59 triệu thùng/ngày trong tháng Sáu.
Trong khi đó, nhu cầu dầu trên thế giới trong năm nay ước tính tăng 1,27 triệu thùng/ngày lên khoảng 96,4 triệu thùng/ngày.
Sản lượng dầu thô của các thành viên OPEC đạt trung bình 32,61 triệu thùng/ngày, tăng 393.000 thùng/ngày so với tháng Năm, do các nước Libya, Nigeria, Angola, Iraq và Saudi Arabia tăng khai thác.
Nigeria and Libya, hai nước thành viên OPEC nhưng được miễn tham gia thỏa thuận cắt giảm nguồn cung, đã liên tục tăng sản lượng trong vòng 3 tháng qua. Hai nước này đã được mời tham dự cuộc họp với các nước sản xuất dầu lớn khác tại Moscow ngày 24/7 để thảo luận liệu có đưa hai nước này chịu tác động của thỏa thuận hay không.
Giá dầu thô Mỹ WTI giao tháng Tám tăng 45 cent, tương đương 1%, lên 45,49 USD/thùng tại thị trường New York. Tuy giảm so với mức đỉnh trong phiên là 46,17 USD, giá dầu vẫn đóng cửa ở mức cao nhất kể từ 3/7.
Tương tự, giá dầu Brent giao tháng Chín tăng 22 cent, tương đương 0,5%, lên 47,74 USD/thùng.
Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) hôm thứ Tư ra báo cáo cho thấy tồn kho dầu thô ở nước này giảm 7,6 triệu thùng trong tuần trước, cao hơn hẳn mức giảm 2,6 triệu thùng theo khảo sát của S&P Global Platts, nhưng dưới mức 8,1 triệu thùng theo số liệu của Viện Dầu mỏ Mỹ.
Tồn kho dầu thô Mỹ giảm 6,3 triệu thùng trong tuần trước đó, vẫn theo số liệu của EIA.
Theo Matt Smith, Giám đốc nghiên cứu tại ClipperData, cho rằng tồn kho dầu thô đã giảm về dưới 500 triệu thùng lần đầu kể từ tháng 1/2017, và chỉ trên mức cách đây 1 năm, sau khi giảm mạnh vào tháng 9/2016. Tổng tồn kho dầu thô Mỹ trong tuần trước còn 495,4 triệu thùng.
Tuy vậy, sản lượng khai thác dầu ở Mỹ lại tăng 59.000 thùng/ngày lên 9,397 triệu thùng/ngày trong tuần trước, theo EIA.
Chính việc sản lượng tăng trở lại cùng với số liệu về tồn kho dầu thành phẩm đã khiến giá dầu không tăng mạnh trong phiên, theo Chris Kettenmann, Chiến lược gia năng lượng trưởng tại Macro Risk Advisors.
Tồn kho xăng giảm 1,6 triệu thùng trong khi tồn kho sản phẩm lọc hóa dầu khác tăng 3,1 triệu thùng trong tuần trước.
Trong khi đó, nhu cầu dầu trên thế giới trong năm nay ước tính tăng 1,27 triệu thùng/ngày lên khoảng 96,4 triệu thùng/ngày.
Sản lượng dầu thô của các thành viên OPEC đạt trung bình 32,61 triệu thùng/ngày, tăng 393.000 thùng/ngày so với tháng Năm, do các nước Libya, Nigeria, Angola, Iraq và Saudi Arabia tăng khai thác.
Nigeria and Libya, hai nước thành viên OPEC nhưng được miễn tham gia thỏa thuận cắt giảm nguồn cung, đã liên tục tăng sản lượng trong vòng 3 tháng qua. Hai nước này đã được mời tham dự cuộc họp với các nước sản xuất dầu lớn khác tại Moscow ngày 24/7 để thảo luận liệu có đưa hai nước này chịu tác động của thỏa thuận hay không.
MINH TUẤN - Bizlive.vn
Relate Threads