Giá dầu tăng khi nguy cơ xung đột Washington-Tehran leo thang

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Ông Phil Flynn, chuyên gia phân tích thị trường cao cấp tại Price Futures Group cho rằng, căng thẳng địa chính trị với Iran đã nóng lên, trong khi kỳ vọng về nhu cầu dầu dường như đang giảm.

oil1_ihja.jpg

Ảnh: Getty Images

Phiên giao dịch ngày thứ Hai, giá dầu giao kỳ hạn tăng phiên thứ ba liên tiếp trong khi giá dầu Brent giảm do căng thẳng gia tăng giữa Anh với Iran và khả năng gián đoạn cung dầu ở Trung Đông tăng lên. Những lo ngại xung quanh nhu cầu năng lượng sẽ tiếp tục kéo dài.

Ông Phil Flynn, chuyên gia phân tích thị trường cao cấp tại Price Futures Group, cho rằng căng thẳng địa chính trị với Iran đã nóng lên, trong khi kỳ vọng về nhu cầu dầu dường như đang giảm.
Đóng cửa phiên ngày thứ Hai, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao kỳ hạn tháng 8/2019 tăng 15 cent tương đương 0,3% và đóng cửa ở mức 57,66USD/thùng. Đây là phiên tăng thứ 3 liên tiếp của giá dầu thô ngọt nhẹ WTI. Tuần trước, giá dầu đã hạ 1,6%, theo Dow Jones Market Data.

Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent kỳ hạn tháng 9/2019 lại giảm 12 cent tương đương 0,2% xuống còn 64,11USD/thùng. Giá dầu Brent đã giảm 0,8% trong tuần trước.

Mới đây, Iran tuyên bố rằng nước này đang làm giàu uranium trên mức đã thỏa thuận trong thỏa thuận hạt nhân Iran. Đồng thời, nước này cũng đang đe dọa trả đũa việc Anh bắt giữ một tàu chở dầu của Iran hồi tuần trước. Thậm chí, còn đe dọa sẽ chiếm giữ các tàu của Anh và biến Vịnh Ba Tư thành một biển máu.

Chuyên phân tích năng lượng của Commerzbank, ông Carsten Fritsch, cho rằng việc vi phạm thỏa thuận của Iran có thể khiến châu Âu áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran. Chẳng hạn, EU có thể áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Iran, giống như đã làm từ năm 2012 đến 2015.

Điều này sẽ không tác động trực tiếp đến xuất khẩu dầu mỏ của Iran vì châu Âu đã ngừng mua các loại dầu của Iran kể từ cuối năm 2018 do các lệnh trừng phạt của Mỹ; đây có lẽ là một lý do dẫn đến sự bất mãn của Iran và cho tối hậu thư ở trên, ông Carsten Fritsch phân tích.

Tuy nhiên, theo ông Carsten Fritsch, nó vẫn có tác động gián tiếp. Các chuyến hàng chở dầu của Iran chắc chắn sẽ bị cản trở bởi các lệnh trừng phạt mới của EU do lệnh trừng phạt áp dụng trực tiếp đối với ngành ngân hàng và bảo hiểm, ông nói thêm. Trong trường hợp này, những người mua dầu Iran sẽ gặp khó khăn hơn khi giao dịch và bảo hiểm cho việc mua hàng của họ. Hơn thế nữa, hầu hết các công ty bảo hiểm hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển đều có trụ sở tại London.

Đầu tuần trước, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất đồng minh đã đồng ý kéo dài thỏa thuận giảm sản lượng đến tháng 3/2020.

Quyết định của OPEC được đưa ra nhằm kiểm soát chặt chẽ rủi ro đối với nhu cầu về dầu mỏ trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu nói chung và căng thẳng giữa Iran và phương Tây nói riêng gia tăng.

HOÀNG HÀ
Bizlive.vn
 

Việc làm nổi bật

Top