Giá dầu ngày 13/7 tăng phiên thứ tư liên tiếp, đạt đỉnh gần 2 tuần, nhờ tồn kho dầu thô ở Mỹ giảm mạnh và cầu được dự báo tăng trong năm nay.
Giá dầu thô Mỹ WTI giao tháng Tám tăng 59 cent, tương đương 1,3%, lên 46.08 USD/thùng tại thị trường New York, mức cao nhất kể từ 3/7.
Tương tự, giá dầu Brent tăng 68 cent, tương đương 1,4%, lên 48,42 USD/thùng.
Trong báo cáo hàng tháng ra thứ Năm (13/7), Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đưa ra nhận định tích cực về nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu và nâng dự báo cho năm nay.
Trong khi đó, tồn kho dầu thô của Mỹ giảm 7,6 triệu thùng trong tuần trước, theo số liệu của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), tiếp sau mức giảm 6,3 triệu thùng tuần trước đó.
Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn lo ngại về các báo cáo gần đây cho thấy sản lượng dầu trên toàn cầu vẫn tăng, nhất là khi IEA cho biết nguồn cung dầu trên thế giới tăng trong tháng Sáu do các nhà sản xuất “mở van”.
Số liệu của IEA cho thấy sản lượng dầu trên toàn cầu trong tháng Sáu tăng 720.000 thùng/ngày lên mức 97,46 triệu thùng, do cả các nước thành viên và phi thành viên OPEC tăng khai thác.
Sản lượng dầu của OPEC tăng thêm 340.000 thùng/ngày khi Saudi Arabia và hai nước Nigeria và Libya đẩy mạnh hút dầu.
Trong khi nhu cầu tăng như dự báo, phía cung lại tiếp tục gây quan ngại đối với những người kỳ vọng giá dầu lên, với việc sản lượng ở Mỹ tăng và mức độ tuân thủ thỏa thuận cắt giảm nguồn cung của OPEC giảm trong mùa hè, theo Robbie Fraser, chuyên gia phân tích hàng hóa cơ bản tại Schneider Electric.
Nigeria và Libya được miễn tham gia thỏa thuận đóng băng nguồn cung của OPEC do hoạt động khai thác bị ảnh hưởng nặng nề trong các cuộc nội chiến. Trong vài tháng gần đây, hai nước này tăng mạnh sản lượng, gây ra lo ngại mức tăng này có thể bù đắp việc cắt giảm của các nước còn lại. Do đó, ngày càng nhiều nước lên tiếng đòi áp dụng quota sản lượng lên Nigeria và Libya.
IEA cho biết mức độ tuân thủ của OPEC giảm xuống còn 78%, mức thấp nhất trong năm nay, thấp hơn cả mức 82% của các nước phi thành viên.
Trước đó, một báo cáo hàng tháng của OPEC cho thấy sản lượng trung bình của các nước thành viên tăng 1,4% trong tháng trước đạt 32,6 triệu thùng/ngày, chủ yếu do Libya và Nigeria đẩy mạnh khai thác.
Giới phân tích cho rằng các công ty dầu ở Mỹ hưởng lợi nhiều từ thỏa thuận cắt giảm nguồn cung của OPEC.
Giá dầu thô Mỹ WTI giao tháng Tám tăng 59 cent, tương đương 1,3%, lên 46.08 USD/thùng tại thị trường New York, mức cao nhất kể từ 3/7.
Tương tự, giá dầu Brent tăng 68 cent, tương đương 1,4%, lên 48,42 USD/thùng.
Trong khi đó, tồn kho dầu thô của Mỹ giảm 7,6 triệu thùng trong tuần trước, theo số liệu của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), tiếp sau mức giảm 6,3 triệu thùng tuần trước đó.
Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn lo ngại về các báo cáo gần đây cho thấy sản lượng dầu trên toàn cầu vẫn tăng, nhất là khi IEA cho biết nguồn cung dầu trên thế giới tăng trong tháng Sáu do các nhà sản xuất “mở van”.
Số liệu của IEA cho thấy sản lượng dầu trên toàn cầu trong tháng Sáu tăng 720.000 thùng/ngày lên mức 97,46 triệu thùng, do cả các nước thành viên và phi thành viên OPEC tăng khai thác.
Sản lượng dầu của OPEC tăng thêm 340.000 thùng/ngày khi Saudi Arabia và hai nước Nigeria và Libya đẩy mạnh hút dầu.
Trong khi nhu cầu tăng như dự báo, phía cung lại tiếp tục gây quan ngại đối với những người kỳ vọng giá dầu lên, với việc sản lượng ở Mỹ tăng và mức độ tuân thủ thỏa thuận cắt giảm nguồn cung của OPEC giảm trong mùa hè, theo Robbie Fraser, chuyên gia phân tích hàng hóa cơ bản tại Schneider Electric.
Nigeria và Libya được miễn tham gia thỏa thuận đóng băng nguồn cung của OPEC do hoạt động khai thác bị ảnh hưởng nặng nề trong các cuộc nội chiến. Trong vài tháng gần đây, hai nước này tăng mạnh sản lượng, gây ra lo ngại mức tăng này có thể bù đắp việc cắt giảm của các nước còn lại. Do đó, ngày càng nhiều nước lên tiếng đòi áp dụng quota sản lượng lên Nigeria và Libya.
IEA cho biết mức độ tuân thủ của OPEC giảm xuống còn 78%, mức thấp nhất trong năm nay, thấp hơn cả mức 82% của các nước phi thành viên.
Trước đó, một báo cáo hàng tháng của OPEC cho thấy sản lượng trung bình của các nước thành viên tăng 1,4% trong tháng trước đạt 32,6 triệu thùng/ngày, chủ yếu do Libya và Nigeria đẩy mạnh khai thác.
Giới phân tích cho rằng các công ty dầu ở Mỹ hưởng lợi nhiều từ thỏa thuận cắt giảm nguồn cung của OPEC.
MINH TUẤN - Bizlive.vn
Relate Threads