Bất chấp thông tin về việc các chuyên gia của Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC) chưa đạt được sự đồng thuận trong cuộc họp ngày 28/11, giá dầu vẫn tăng mạnh với kỳ vọng sớm phá ngưỡng tâm lý 50 USD/thùng.
Giá dầu Brent tăng 1,00 USD/thùng (2,1%) lên mức 48,24 USD/thùng. Giá dầu WTI đóng cửa ở mức 47,08 USD/thùng, tăng 1,02 USD/thùng (2,2%).
Diễn biến giá dầu Brent trong 1 năm qua (Nguồn: CNBC)
Giá dầu giảm gần 2% vào đầu phiên nhưng tuyên bố hợp tác của Bộ trưởng Dầu mỏ I-rắc giúp kéo thị trường lên ngay sau đó. Cụ thể, I-rắc hy vọng có thể đóng băng sản lượng ở mức 4,546 triệu thùng/ngày thay vì cắt giảm sản lượng bởi họ cần kinh phí trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (ISIS). Một cường quốc dầu mỏ khác cũng có đề xuất tương tự là Iran.
Các nhà phân tích đang chờ đợi thêm những tín hiệu hỗ trợ từ 2 quốc gia lớn thứ 2 và thứ 3 tại OPEC để có thể xác định được ngưỡng đóng băng sản lượng của tổ chức này.
Nga cho biết Tổng thống Nga – ông Vladimir Putin – và Tổng thống Iran – Hassan Rouhani – có cuộc điện đàm ngày 28/11 và đồng thuận trong việc hợp tác để bình ổn thị trường dầu khí toàn cầu.
Chi tiết của thỏa thuận cắt giảm sản lượng lịch sử này dự kiến được bàn luận và thống nhất trong cuộc họp ngày mai tại Vienna (Áo). Tuy nhiên, các chuyên gia của OPEC phải họp bàn trước đó để có phương án thỏa thuận cũng như cứu vãn thỏa thuận trong trường hợp xấu nhất. Các nhà phân tích cảnh báo rằng, nếu thỏa thuận lần này sụp đổ giống như hồi tháng 4 tại Doha, một đợt điều chỉnh mạnh sẽ diễn ra. Cuộc họp ngày 28/11 giữa các nước trong và ngoài OPEC bị hủy bỏ bởi Saudi Arab từ chối tham gia.
Các nhà quan sát thị trường dự báo giá dầu sẽ tiếp tục biến động mạnh trong 2 phiên 29-30/11, cho tới khi kết quả cuộc họp được công bố.
Ngày 27/11, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arab – ông Khalid al-Falih – bày tỏ niềm tin rằng thị trường dầu mỏ sẽ tự cân bằng cho dù thỏa thuận lần này có đạt được hay không.
Chính những bất đồng trong các tuyên bố của các nước trong và ngoài OPEC đang khiến thị trường quan ngại hơn bao giờ hết về tính khả thi và độ hiệu quả của thỏa thuận này. Suy cho cùng, thỏa thuận này có nhiều đóng góp về mặt tâm lý bởi việc OPEC cắt giảm khoảng 1 triệu thùng/ngày không thể khiến tình trạng dư cung hiện nay biến mất.
Giá dầu Brent tăng 1,00 USD/thùng (2,1%) lên mức 48,24 USD/thùng. Giá dầu WTI đóng cửa ở mức 47,08 USD/thùng, tăng 1,02 USD/thùng (2,2%).
Diễn biến giá dầu Brent trong 1 năm qua (Nguồn: CNBC)
Các nhà phân tích đang chờ đợi thêm những tín hiệu hỗ trợ từ 2 quốc gia lớn thứ 2 và thứ 3 tại OPEC để có thể xác định được ngưỡng đóng băng sản lượng của tổ chức này.
Nga cho biết Tổng thống Nga – ông Vladimir Putin – và Tổng thống Iran – Hassan Rouhani – có cuộc điện đàm ngày 28/11 và đồng thuận trong việc hợp tác để bình ổn thị trường dầu khí toàn cầu.
Chi tiết của thỏa thuận cắt giảm sản lượng lịch sử này dự kiến được bàn luận và thống nhất trong cuộc họp ngày mai tại Vienna (Áo). Tuy nhiên, các chuyên gia của OPEC phải họp bàn trước đó để có phương án thỏa thuận cũng như cứu vãn thỏa thuận trong trường hợp xấu nhất. Các nhà phân tích cảnh báo rằng, nếu thỏa thuận lần này sụp đổ giống như hồi tháng 4 tại Doha, một đợt điều chỉnh mạnh sẽ diễn ra. Cuộc họp ngày 28/11 giữa các nước trong và ngoài OPEC bị hủy bỏ bởi Saudi Arab từ chối tham gia.
Các nhà quan sát thị trường dự báo giá dầu sẽ tiếp tục biến động mạnh trong 2 phiên 29-30/11, cho tới khi kết quả cuộc họp được công bố.
Ngày 27/11, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arab – ông Khalid al-Falih – bày tỏ niềm tin rằng thị trường dầu mỏ sẽ tự cân bằng cho dù thỏa thuận lần này có đạt được hay không.
Chính những bất đồng trong các tuyên bố của các nước trong và ngoài OPEC đang khiến thị trường quan ngại hơn bao giờ hết về tính khả thi và độ hiệu quả của thỏa thuận này. Suy cho cùng, thỏa thuận này có nhiều đóng góp về mặt tâm lý bởi việc OPEC cắt giảm khoảng 1 triệu thùng/ngày không thể khiến tình trạng dư cung hiện nay biến mất.
Thạch Thảo - Người Đồng Hành /Theo CNBC - Reuters
Relate Threads