Ngày 25.10, Bloomberg đưa tin giá dầu sau vài ngày giảm nhẹ thì lại tiếp tục tăng và đang dao động ở mức cao. Giá dầu Brent hôm qua vượt mức 58 USD/thùng, dầu WTI thì hơn 52 USD/thùng.
Cả hai đều cao hơn mức cách đây 1 tuần khi tình hình miền bắc Iraq căng thẳng bởi các cuộc xung đột giữa quân đội chính phủ và lực lượng người Kurd.
Đến nay, giá dầu ở mức cao không chỉ do diễn biến xung đột, mà còn bởi các động thái điều chỉnh của một số bên trong ngành năng lượng. Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) dự kiến sẽ tiếp tục thảo luận để kéo dài thời gian hạn chế sản lượng khai thác dầu, bởi thỏa thuận cắt giảm sản lượng hiện nay sẽ hết hạn vào tháng 3. Tuy nhiên, đại diện của Nga khẳng định giả sử sản lượng có được nới lỏng hơn thì mức độ cũng không lớn. Trong khi đó, Tây bán cầu sắp bước sang mùa đông nên nhu cầu năng lượng tăng cao hơn, cùng lúc này mức cung của thị trường vẫn không đổi và OPEC vẫn giữ ý định kéo dài thời gian hạn chế nguồn cung. Cho nên, việc dầu thô lên giá là hoàn toàn dễ hiểu.
Tuy vậy, việc tăng giá vừa nêu không đáng lo ngại, bởi đây không phải là hậu quả trực tiếp từ một xung đột hay biến cố lớn ngoài khả năng kiểm soát. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh hiện tại có sự tham vấn liên tục giữa các bên và không hề ẩn chứa rủi ro tranh chấp lợi ích. OPEC đang cắt giảm sản lượng dầu nhưng vẫn có thể tăng khi cần thiết.
Cả hai đều cao hơn mức cách đây 1 tuần khi tình hình miền bắc Iraq căng thẳng bởi các cuộc xung đột giữa quân đội chính phủ và lực lượng người Kurd.
Tuy vậy, việc tăng giá vừa nêu không đáng lo ngại, bởi đây không phải là hậu quả trực tiếp từ một xung đột hay biến cố lớn ngoài khả năng kiểm soát. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh hiện tại có sự tham vấn liên tục giữa các bên và không hề ẩn chứa rủi ro tranh chấp lợi ích. OPEC đang cắt giảm sản lượng dầu nhưng vẫn có thể tăng khi cần thiết.
Ngô Minh Trí́
Báo Thanh Niên
Báo Thanh Niên
Relate Threads