Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng thừa cung dầu thô đang giảm, nhưng cũng hạ dự báo về nhu cầu trong năm tới.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 9/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange tăng 1,78 USD, tương ứng 4,3%, lên 43,49 USD/thùng.
Giá dầu Brent giao tháng 9/2016 trên sàn ICE Futures Europe tăng 1,99 USD, tương đương 4,52%, lên 46,04 USD/thùng.
Giá dầu phiên 11/8 hồi phục khi Bộ trưởng Năng lượng Arab Saudi cho biết nước này sẵn sàng “hành động cần thiết” để ổn định thị trường dầu toàn cầu.
Bình luận của Bộ trưởng Năng lượng Arab Saudi Khalid al-Falih được đưa ra vào thời điểm giá dầu thấp hơn ngưỡng mà nhiều nước thành viên OPEC cần để cân bằng ngân sách quốc gia. Sự gia tăng sản lượng dầu thô tại các nước sản xuất chủ chốt như Arab Saudi và Iraq cũng như Mỹ và Canada đã liên tục gây áp lực lên thị trường dầu, khiến giá rơi xuống dưới 50 USD/thùng trong phần lớn thời gian mùa hè.
Hôm 11/8, ông Khalid al-Falih cũng phát tín hiệu rằng Arab Saudi sẵn sàng tái tham gia các cuộc đàm phán của OPEC về việc đóng băng sản lượng.
Tuy nhiên, ngay cả khi giá dầu tăng, nhiều nhà phân tích vẫn hoài nghi Arab Saudi sẽ giữ lời. Nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới này hồi tháng 4 vừa qua đã bác bỏ kế hoạch đóng băng sản lượng và tiếp tục tăng sản lượng dầu thô lên mức kỷ lục 10,67 triệu thùng/ngày vào tháng 7/2016.
Đầu phiên giá dầu cũng tăng sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng tình trạng thừa cung dầu thô đang giảm và dự đoán sản lượng toàn cầu sẽ thấp hơn so với nhu cầu gần 1 triệu thùng/ngày từ tháng 7 đến tháng 9 năm nay.
Dù tăng trong phiên 11/8, song nhiều nhà phân tích vẫn cảnh báo rằng giá dầu vẫn chịu áp lực trong những tháng tới khi số liệu cho thấy nhu cầu trên thế giới tăng trưởng chậm lại. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thô toàn cầu trong năm 2017, giảm 100.000 thùng/ngày xuống 1,2 triệu thùng/ngày.
Số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy, lượng dầu lưu kho của nước này tuần qua tiếp tục đứng ở mức kỷ lục. Lượng dầu thô và sản phẩm lọc dầu lưu kho của Mỹ trong tuần kết thúc vào 5/8 tăng 2,5 triệu thùng lên 1,39 tỷ thùng.
Trong khi đó, sản lượng dầu thô của OPEC trong tháng 7 tăng 46.000 thùng/ngày so với tháng 6 lên 33,11 triệu thùng/ngày.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 9/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange tăng 1,78 USD, tương ứng 4,3%, lên 43,49 USD/thùng.
Giá dầu Brent giao tháng 9/2016 trên sàn ICE Futures Europe tăng 1,99 USD, tương đương 4,52%, lên 46,04 USD/thùng.
Giá dầu phiên 11/8 hồi phục khi Bộ trưởng Năng lượng Arab Saudi cho biết nước này sẵn sàng “hành động cần thiết” để ổn định thị trường dầu toàn cầu.
Bình luận của Bộ trưởng Năng lượng Arab Saudi Khalid al-Falih được đưa ra vào thời điểm giá dầu thấp hơn ngưỡng mà nhiều nước thành viên OPEC cần để cân bằng ngân sách quốc gia. Sự gia tăng sản lượng dầu thô tại các nước sản xuất chủ chốt như Arab Saudi và Iraq cũng như Mỹ và Canada đã liên tục gây áp lực lên thị trường dầu, khiến giá rơi xuống dưới 50 USD/thùng trong phần lớn thời gian mùa hè.
Hôm 11/8, ông Khalid al-Falih cũng phát tín hiệu rằng Arab Saudi sẵn sàng tái tham gia các cuộc đàm phán của OPEC về việc đóng băng sản lượng.
Đầu phiên giá dầu cũng tăng sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng tình trạng thừa cung dầu thô đang giảm và dự đoán sản lượng toàn cầu sẽ thấp hơn so với nhu cầu gần 1 triệu thùng/ngày từ tháng 7 đến tháng 9 năm nay.
Dù tăng trong phiên 11/8, song nhiều nhà phân tích vẫn cảnh báo rằng giá dầu vẫn chịu áp lực trong những tháng tới khi số liệu cho thấy nhu cầu trên thế giới tăng trưởng chậm lại. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thô toàn cầu trong năm 2017, giảm 100.000 thùng/ngày xuống 1,2 triệu thùng/ngày.
Số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy, lượng dầu lưu kho của nước này tuần qua tiếp tục đứng ở mức kỷ lục. Lượng dầu thô và sản phẩm lọc dầu lưu kho của Mỹ trong tuần kết thúc vào 5/8 tăng 2,5 triệu thùng lên 1,39 tỷ thùng.
Trong khi đó, sản lượng dầu thô của OPEC trong tháng 7 tăng 46.000 thùng/ngày so với tháng 6 lên 33,11 triệu thùng/ngày.
Phan Nguyễn - Nhịp cầu Đầu tư
Relate Threads