Sắc lệnh gia hạn tình trạng kinh tế khẩn cấp lần thứ 6 do Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro ban hành bắt đầu có hiệu lực từ ngày 16-1 và dự kiến kéo dài đến ngày 20-2.
Quyết định được đưa ra do tình trạng tụt dốc thê thảm của nền kinh tế nước này trong suốt năm 2016. Hàng hóa thiếu hụt nghiêm trọng, lạm phát gia tăng đã góp phần dẫn đến sự hỗn loạn cả về chính trị và xã hội, buộc Chính phủ Venezuela phải ban bố sắc lệnh tình trạng khẩn cấp kinh tế lần đầu vào tháng 1-2016 và liên tục gia hạn sau đó.
Trong năm vừa qua, thâm hụt ngân sách đối với các khoản thu nước ngoài của Venezuela đã lên tới 87% và chỉ đạt gần 5,3 tỷ USD do ảnh hưởng của giá dầu xuống thấp và khủng hoảng cơ cấu kinh tế. Theo Tập đoàn Năng lượng quốc gia Venezuela (PDVSA), sản lượng dầu thô của nước này năm 2016 chỉ đạt 2,501 triệu thùng/ngày. Trong khi đó, sản lượng năm 2017 cũng được dự kiến sẽ ở mức thấp nhất trong vòng 23 năm qua. Mặt khác, riêng trong tháng 11-2016, đồng bolivar đã mất thêm 55% giá trị. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo lạm phát ở Venezuela sẽ lên mức 1.660% trong năm 2017, GDP sẽ tụt tới 10%. Như thế, năm 2016 cũng là năm thứ ba liên tiếp nền kinh tế Venezuela chìm trong suy thoái với tổng giá trị nhập khẩu tụt hơn một nửa, chỉ đạt 18 tỷ USD. Theo các chuyên gia, khi tỷ lệ lạm phát lên tới mức cao như vậy, chính phủ buộc phải tìm cách tiến hành một cuộc cải tổ toàn diện nếu không muốn đối mặt với sụp đổ.
Trong khi đó, những căng thẳng trong kinh tế cũng đã dẫn tới nhiều phức tạp về chính trị và xã hội tại nước này trong thời gian dài. Mới đây, Liên hợp quốc ra tuyên bố khuyến khích các nỗ lực thương lượng giải quyết khủng hoảng chính trị tại Venezuela mà các quốc gia trong khu vực đang thúc đẩy. Theo đó, các nước Mỹ Latinh như Chile, Uruguay, Argentina đã cam kết hỗ trợ Venezuela tìm kiếm giải pháp ứng phó khủng hoảng thông qua đối thoại chính trị. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng tuyên bố ủng hộ nỗ lực giải quyết khủng hoảng chính trị ở Venezuela bằng đối thoại do Nam Phi bảo trợ và do cựu Thủ tướng Tây Ban Nha Jose Luis Rodriguez Zapatero làm trung gian.
Tuy nhiên, trong bối cảnh tràn ngập những khó khăn tưởng chừng khó có thể vượt qua như thế, Venezuela vẫn cố gắng giữ được những chỉ số cơ bản của nền kinh tế. Chính phủ vẫn bảo đảm không có bất cứ trường học nào bị đóng cửa, không có người lao động bị mất việc làm, hệ thống lương hưu ổn định, chương trình xây dựng nhà ở xã hội cho người nghèo được duy trì. Venezuela cũng đã hoàn tất nhiều thanh toán theo các cam kết tài chính với thế giới. Đáng chú ý, nhiều nhận định cũng cho rằng chính cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ tạo tiền đề cho quốc gia Nam Mỹ thay đổi mô hình kinh tế hướng tới tính hiệu quả và đa dạng sản xuất. Đây cũng là điều từng được Tổng thống N.Maduro nêu ra. Tới nay, bên cạnh việc gia hạn tình trạng kinh tế khẩn cấp, nhà lãnh đạo Venezuela đã từng bước tiến hành cải tổ nền kinh tế, tiến tới tăng nguồn thu ngoại tệ thông qua một số đề xuất mới với các nước trong và ngoài Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nhằm bình ổn giá dầu thế giới. Trong thời gian tới, Chính phủ Venezuela cũng dự kiến cử một phái đoàn đặc biệt tham gia thương thảo với 25 quốc gia, xúc tiến những giải pháp cần thiết để tăng giá dầu lên tới mức từ 60 tới 70 USD/thùng so với mức 52 USD hiện tại. Ngay cuối tháng 11-2016, OPEC đã đạt được thỏa thuận cắt giảm 1,2 triệu thùng dầu/ngày từ đầu năm 2017 nhằm hạn chế tình trạng cung vượt cầu. Nhờ đó giá dầu đã nhích lên.
Nhìn chung, dù nỗ lực thúc đẩy kinh tế của Tổng thống N.Maduro còn đối mặt với nhiều hoài nghi về tính khả thi nhưng những cơ hội đối với nền kinh tế Venezuela vẫn hết. Song, để có được một giải pháp toàn diện, đất nước đang rơi vào khủng hoảng trầm trọng này chắc chắn sẽ cần tới sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế thông qua những giải pháp mang tính thực tế và cân bằng. Bên cạnh đó, Venezuela cũng cần có những hướng phát triển mới năng động hơn, đa dạng hơn và hạn chế sự lệ thuộc vào dầu mỏ như trong suốt thời gian qua.
Quyết định được đưa ra do tình trạng tụt dốc thê thảm của nền kinh tế nước này trong suốt năm 2016. Hàng hóa thiếu hụt nghiêm trọng, lạm phát gia tăng đã góp phần dẫn đến sự hỗn loạn cả về chính trị và xã hội, buộc Chính phủ Venezuela phải ban bố sắc lệnh tình trạng khẩn cấp kinh tế lần đầu vào tháng 1-2016 và liên tục gia hạn sau đó.
Trong khi đó, những căng thẳng trong kinh tế cũng đã dẫn tới nhiều phức tạp về chính trị và xã hội tại nước này trong thời gian dài. Mới đây, Liên hợp quốc ra tuyên bố khuyến khích các nỗ lực thương lượng giải quyết khủng hoảng chính trị tại Venezuela mà các quốc gia trong khu vực đang thúc đẩy. Theo đó, các nước Mỹ Latinh như Chile, Uruguay, Argentina đã cam kết hỗ trợ Venezuela tìm kiếm giải pháp ứng phó khủng hoảng thông qua đối thoại chính trị. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng tuyên bố ủng hộ nỗ lực giải quyết khủng hoảng chính trị ở Venezuela bằng đối thoại do Nam Phi bảo trợ và do cựu Thủ tướng Tây Ban Nha Jose Luis Rodriguez Zapatero làm trung gian.
Tuy nhiên, trong bối cảnh tràn ngập những khó khăn tưởng chừng khó có thể vượt qua như thế, Venezuela vẫn cố gắng giữ được những chỉ số cơ bản của nền kinh tế. Chính phủ vẫn bảo đảm không có bất cứ trường học nào bị đóng cửa, không có người lao động bị mất việc làm, hệ thống lương hưu ổn định, chương trình xây dựng nhà ở xã hội cho người nghèo được duy trì. Venezuela cũng đã hoàn tất nhiều thanh toán theo các cam kết tài chính với thế giới. Đáng chú ý, nhiều nhận định cũng cho rằng chính cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ tạo tiền đề cho quốc gia Nam Mỹ thay đổi mô hình kinh tế hướng tới tính hiệu quả và đa dạng sản xuất. Đây cũng là điều từng được Tổng thống N.Maduro nêu ra. Tới nay, bên cạnh việc gia hạn tình trạng kinh tế khẩn cấp, nhà lãnh đạo Venezuela đã từng bước tiến hành cải tổ nền kinh tế, tiến tới tăng nguồn thu ngoại tệ thông qua một số đề xuất mới với các nước trong và ngoài Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nhằm bình ổn giá dầu thế giới. Trong thời gian tới, Chính phủ Venezuela cũng dự kiến cử một phái đoàn đặc biệt tham gia thương thảo với 25 quốc gia, xúc tiến những giải pháp cần thiết để tăng giá dầu lên tới mức từ 60 tới 70 USD/thùng so với mức 52 USD hiện tại. Ngay cuối tháng 11-2016, OPEC đã đạt được thỏa thuận cắt giảm 1,2 triệu thùng dầu/ngày từ đầu năm 2017 nhằm hạn chế tình trạng cung vượt cầu. Nhờ đó giá dầu đã nhích lên.
Nhìn chung, dù nỗ lực thúc đẩy kinh tế của Tổng thống N.Maduro còn đối mặt với nhiều hoài nghi về tính khả thi nhưng những cơ hội đối với nền kinh tế Venezuela vẫn hết. Song, để có được một giải pháp toàn diện, đất nước đang rơi vào khủng hoảng trầm trọng này chắc chắn sẽ cần tới sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế thông qua những giải pháp mang tính thực tế và cân bằng. Bên cạnh đó, Venezuela cũng cần có những hướng phát triển mới năng động hơn, đa dạng hơn và hạn chế sự lệ thuộc vào dầu mỏ như trong suốt thời gian qua.
Hoàng Linh - Hà Nội Mới
Relate Threads