“Giá dầu thấp sẽ tác động nặng nề đến kinh tế vùng Vịnh”

Connect Unlimited

Administrator
Thành viên BQT
IMF cho rằng, tăng trưởng kinh tế nhóm các nước vùng Vịnh sẽ giảm từ 3,3% vào năm 2015 xuống 1,8% trong năm 2016...

SaudiBBC-194e5.jpg

Tăng trưởng kinh tế của nhóm nước vùng Vịnh sẽ chỉ đạt 1,8% trong năm 2016 bởi nguồn thu từ dầu sụt giảm nghiêm trọng, theo dự báo mới nhất của IMF được Financial Times trích đăng.

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng, tình trạng thắt chặt chính sách tài khóa, niềm tin của nhóm doanh nghiệp tư nhân thấp, thanh khoản ngân hàng yếu sẽ khiến tăng trưởng kinh tế nhóm các nước vùng Vịnh giảm từ 3,3% vào năm 2015 xuống 1,8% trong năm 2016.

Tháng 10/2015, IMF từng dự báo kinh tế vùng Vịnh tăng trưởng 2,75% trong năm 2016.

Trong báo cáo kinh tế vùng Vịnh mới nhất, IMF nhấn mạnh: “Hoạt động kinh tế của nhóm nước vùng Vịnh sẽ không ngừng tăng trưởng thấp hơn trước rất nhiều bởi từ năm nay, các biện pháp giảm thâm hụt ngân sách sẽ được thực thi mạnh tay hơn. Ngân sách sẽ khó được cân bằng bởi giá dầu không ngừng ở mức thấp”.

Tuy nhiên, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế nhóm nước vùng Vịnh sẽ phục hồi lên mức 2,3% vào năm sau khi thâm hụt tài khóa giảm xuống mức 10,8%. IMF cảnh báo giá dầu thấp và các biện pháp thắt chặt tài khóa sẽ gây ra nhiều sức ép lên các nền kinh tế trong trung hạn.

Ngoài ra, rủi ro khác có thể tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế vùng Vịnh còn là giá dầu giảm sâu bất thường và việc Mỹ nâng lãi suất cơ bản đồng USD.

Trong năm 2015, nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ của nhóm nước vùng Vịnh giảm đến 390 tỷ USD, tương đương 17,5% GDP.

IMF dự báo chính phủ các nước vùng Vịnh sẽ tiếp tục phải cắt giảm ngân sách mạnh tay hơn trong năm 2016 sau khi đã đưa ra chính sách tương tự trong năm 2015.

Trong năm 2015, Saudi Arabia công bố cắt giảm khoảng 15% chi tiêu, đến năm nay, con số đó ước tính khoảng 10%. Cũng trong năm ngoái và năm nay, Oman mỗi năm phải giảm 10% chi tiêu công.

IMF chỉ ra nhóm nước vùng Vịnh bao gồm Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia và UAE hoàn toàn có thể cắt giảm chi tiêu mạnh tay hơn nữa. Số liệu của IMF cho thấy mức trả lương cho người lao động trong lĩnh vực công của nhóm nước này trung bình cao gấp đôi so với nhóm nước mới nổi, ngoài ra, đầu tư công cũng cao hơn đến 50%.

Nếu tiếp tục cắt giảm chi phí, IMF khẳng định nhóm nước trên sẽ tiết kiệm được số tiền tương đương 2% GDP hiện tại. Ngoài ra, khi một số nước áp dụng tăng thuế doanh thu thêm 5% từ năm 2018, họ sẽ có thêm được nguồn thu bằng 1,5% GDP.

IMF khẳng định mô hình tăng trưởng hiện tại của nhóm nước vùng Vịnh là phân phối nguồn thu của chính phủ đã không còn phù hợp khi mà nguồn thu đó chịu nhiều rủi ro biến động bất thường và số người muốn hưởng lợi từ nó cứ ngày một đông. Chính phủ không thể nào có đủ tiền mà đáp ứng được nhu cầu của tất cả những đối tượng mới gia nhập thị trường lao động.

Theo: Vneconomy.vn​
 

Việc làm nổi bật

Top