Giá dầu thế giới 2016 sẽ thế nào?

Admin

Administrator
Thành viên BQT
Trang Business Insider giới thiệu những phân tích của các chuyên gia năng lượng về giá dầu và giá khí đốt tự nhiên của thế giới trong năm 2016 tới.

1. Giá dầu sẽ không được nổi 30 USD/thùng, sản lượng sẽ giảm

Với việc giá dầu đang dao động ở mức 35 USD/thùng như hiện nay thì có vẻ như khả năng tiếp tục tụt xuống dưới ngưỡng 30 USD/thùng điều hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai không xa.

Nếu "tương lai không xa" đó chính là năm 2016 thì đây có thể sẽ là điều khiến cho nhiều người hy vọng rằng, giá dầu rẻ sẽ như một sự thúc đẩy cho kinh tế năm tới phát triển, từ đó nâng tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu và kéo theo tăng nhu cầu dầu mỏ trên thế giới.

Ngoài ra cũng có nhiều người tin rằng, các nhà sản xuất dầu với chi phí cao đơn giản chỉ cần giảm hoặc ngừng khai thác để giảm bớt nguồn cung, cộng với việc tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng lên sẽ giúp cho giá dầu có cơ hội "lội ngược dòng" quay trở lại thời kỳ hoàng kim của mình.

Tuy nhiên, cũng có nhiều quan điểm khác là giá dầu hiện nay đang mấp mé gần ngưỡng 30 USD/thùng là một sự phản ánh về một nền kinh tế đã bị suy yếu đi kể từ giữa năm 2014, đồng thời là cũng là sự báo hiệu cho một cuộc suy thoái trên toàn thế giới mà cao trào nhất sẽ rơi vào khoảng cuối năm 2016.

Chưa kể, trong khi cả thế giới như đang "ngập" trong dầu vì cung vượt quá cầu thì Iran đang có dự định sẽ quay trở lại thị trường dầu mỏ sau khi lệnh trừng phạt đã được dỡ bỏ, cùng với đó là sự quyết tâm của OPEC tiếp tục tiêu diệt khả năng tồn tại của dầu đá phiến Mỹ thì rất có thể, giá dầu sẽ còn tụt sâu hơn nữa, thậm chí chỉ còn 20 USD mỗi thùng.

2. Một số dự án xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng đã được phê duyệt của Mỹ sẽ bị hoãn hoặc bị bỏ ngỏ.

Thứ nhất, một trong những suy nghĩ đầu tiên về cuộc cách mạng khí đá phiến của Mỹ, đó là quốc gia này sẽ sản xuất lượng khí đốt tự nhiên nhiều hơn so với lượng tiêu thụ, và đó sẽ là cánh cửa mở ra cho việc xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng cho các quốc gia tiêu tốn năng lượng khác trên thế giới.

Tuy nhiên suy nghĩ này đã sai khi sản lượng khí đốt tự nhiên của Mỹ dù tăng ở mức đi vào lịch sử, nhưng lại không đủ cho tiêu thụ trong nước, thậm chí còn phải nhập khẩu thêm (lượng nhập khẩu chiếm 3% lượng tiêu thụ của năm 2015).

oil-gas-a-04.jpg

Thứ hai, với giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng đang bị "hạ giá" trên khắp thế giới, chỉ còn ở khoảng 6 - 7 USD thì khí đốt tự nhiên hóa lỏng xuất khẩu của Mỹ sẽ phải cạnh tranh rất gay gắt.

Lý do là bởi khí đốt tự nhiên hiện tại đang ở mức 2 USD, cộng thêm chi phí cho hóa lỏng và vận chuyển xuất khẩu là khoảng 6 USD thì ít nhất phải ở mức 8 USD thì Mỹ mới có lãi. Chính vì vậy mà chẳng mấy nhà đầu tư quan tâm tới lĩnh vực này.

Thứ ba, một số các dự án xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ đã chắc chắn nhận được sự cam kết từ người mua theo hợp đồng dài hạn, thường có giá lấy từ giá khí tại trung tâm Henry Hub cộng với một số tiền nhất định cho việc hóa lỏng và vận chuyển, tất nhiên là có cả một khoản "thêm" cho các nhà đầu tư.

Cho dù người mua thực hiện theo một giao kèo đã sắp xếp như vậy, nhưng tất cả vẫn sẽ phụ thuộc vào giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng của thế giới ở thời điểm của vài thập kỷ tới. Chắc chắn, những người có hợp đồng dài hạn ngày hôm nay nếu mua trong thị trường giao ngay thì sẽ là tốt nhất, còn tất nhiên, khi giá cả lên cao, họ sẽ không có gì để bảo vệ quyền lợi.

Vì vậy mà người ta muốn xem trong năm nay, những dự án nào đã có hợp đồng từ người mua và dự án nào không, vì nếu không thì trong năm 2016, gần như chắc chắn dự án đó sẽ bị hoãn hoặc bị bỏ ngỏ.

3. Sản lượng khí đốt tự nhiên của Mỹ sẽ giảm

Mặc dù giá khí tự nhiên của Mỹ liên tục ở mức thấp nhưng các nhà sản xuất vẫn cứ tiếp tục khai thác, đặc biệt là Marcellus Shale và Texas.

Hiện nay, số lượng các mỏ khoan dầu trên khắp nước Mỹ đang giảm đi nhanh chóng do giá dầu thấp thì năm 2016, chúng ta sẽ không còn thấy những mỏ khai thác dầu kết hợp với khai thác khí tự nhiên nhiều như trong năm 2014 và 2015.

Với giá khí tự nhiên bây giờ chỉ còn "lơ lửng" trên dưới 2 USD, thậm chí tại những địa điểm khai thác "màu mỡ" nhất của Marcellus giờ đây cũng không còn đủ khả năng khai thác do không thu về được lợi nhuận.

Tuy nhiên, dù vậy đi chăng nữa thì Mỹ vẫn bất chấp tăng sản lượng khí đốt tự nhiên, "bỏ ngoài tai" trước những dự đoán sẽ phải đối mặt với giá rất thấp.

Lý do là bởi những dàn khoan đã vay nợ để hoạt động thì họ vẫn sẽ tiếp tục phải khai thác với bất cứ giá nào, ít nhất cũng để họ chi trả được cho phần lãi.

Theo: VTC​
 

Việc làm nổi bật

Top