Sau tuyên bố tăng sản lượng dầu thô “không rõ ràng” của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), giá dầu mỏ thế giới không những không giảm mà còn tăng nhẹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa kêu gọi OPEC tăng đáng kể sản lượng dầu và giảm giá. Trung Quốc và Ấn Độ cũng kêu gọi các nhà sản xuất cung ứng thêm nguồn dầu để ngăn chặn thâm hụt dầu có thể làm suy yếu tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Trong ngày 23/6, OPEC cùng đối tác họp tại Vienna, Áo, nhất trí tăng sản lượng dầu thô. Tuy nhiên, họ mới đồng ý tăng một lượng nhỏ vào tháng 7 và không nêu rõ số lượng bao nhiêu. Giá dầu ngay sau đó tăng 2,5 USD, đạt 75,55 USD/ thùng, mức tăng lớn kể từ sau đợt giảm sâu khoảng 26 USD/thùng vào năm 2016.
Tuyên bố không rõ ràng của OPEC khiến giới đầu tư khó có thể xác định chính xác lượng dầu được bổ sung thêm ra thị trường trong thời gian tới là bao nhiêu, do đó cũng khó đoán được giá dầu sẽ tăng hay giảm. Trước đó, kỳ vọng tăng sản lượng đã khiến giá dầu giảm nhiều. Theo Reuters, cũng trong ngày 23/6, các nước sản xuất dầu không thuộc OPEC cũng tham gia một thỏa thuận và ra thông cáo chung ngay sau cuộc đàm phán của các lãnh đạo OPEC. Họ cũng đưa ra tuyên bố tăng sản lượng dầu nhưng không nêu số lượng cụ thể và phản đối mạnh mẽ việc các nước OPEC như Ả rập Xê-út và Iran không chịu tăng sản lượng dầu.
Bộ trưởng Năng lượng Ả rập Xê- út Khalid al-Falih, nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới cho biết, OPEC và các nước phi OPEC sẽ bơm thêm khoảng 1 triệu thùng /ngày trong những tháng tới, bằng 1% nguồn cung toàn cầu. Theo ông, Ả rập Xê- út sẽ tăng sản lượng hàng trăm nghìn thùng, nhưng con số chính xác sẽ được quyết định sau.
Bộ trưởng Năng lượng Ả rập Xê- út Khalid al-Falih cảnh báo thế giới có thể đối mặt với thâm hụt nguồn cung dầu mỏ. Ảnh: New York Times.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết, nước này sẽ tăng thêm 200.000 thùng / ngày trong nửa cuối năm nay. Khi được hỏi liệu quyết định tăng nguồn cung cấp có phải do áp lực từ ông Trump, Novak nói: “Chúng tôi không bị thúc ép bởi ông Trump, mà dựa trên các phân tích thị trường của mình”.
Iran, nhà sản xuất lớn thứ ba của OPEC, yêu cầu OPEC từ chối lời kêu gọi của ông Trump về việc tăng sản lượng dầu. Nước này cho rằng, chính ông Trump đã góp phần vào việc tăng giá dầu gần đây bằng cách áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Iran và Venezuela. Việc ông Trump áp lệnh trừng phạt với Iran hồi đầu tháng 5 khiến các nhà quan sát thị trường dự đoán sản lượng dầu của Iran sẽ giảm 1/3 vào cuối năm 2018.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh cho biết, mức tăng thực tế có thể lên tới 500.000 thùng / ngày vì Ả Rập Xê-út không được phép bơm nhiều hơn Venezuela, nước có sản lượng dầu mỏ giảm mạnh trong những tháng gần đây.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Ả rập Xê-út cũng cho rằng, trước tình hình thiếu hụt dầu mỏ trên thị trường thế giới, việc phân bổ sản xuất dù rất khắt khe, nhưng có thể tính toán lại. Ông cũng cho biết, OPEC có thể tổ chức một cuộc họp bất thường trước các cuộc đàm phán chính thức tiếp theo vào ngày 3/12 hoặc điều chỉnh vào tháng 9, khi ủy ban giám sát gặp nhau, nếu nguồn cung dầu toàn cầu giảm sâu hơn do lệnh trừng phạt Iran.
Ông Falih đã cảnh báo rằng thế giới có thể phải đối mặt với thâm hụt nguồn cung lên đến 1,8 triệu thùng / ngày trong nửa cuối năm 2018 sau sự cố ngừng hoạt động bất ngờ ở Venezuela, Libya và Angola đã khiến nguồn cung giảm khoảng 2,8 triệu thùng /ngày trong những tháng gần đây.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa kêu gọi OPEC tăng đáng kể sản lượng dầu và giảm giá. Trung Quốc và Ấn Độ cũng kêu gọi các nhà sản xuất cung ứng thêm nguồn dầu để ngăn chặn thâm hụt dầu có thể làm suy yếu tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Trong ngày 23/6, OPEC cùng đối tác họp tại Vienna, Áo, nhất trí tăng sản lượng dầu thô. Tuy nhiên, họ mới đồng ý tăng một lượng nhỏ vào tháng 7 và không nêu rõ số lượng bao nhiêu. Giá dầu ngay sau đó tăng 2,5 USD, đạt 75,55 USD/ thùng, mức tăng lớn kể từ sau đợt giảm sâu khoảng 26 USD/thùng vào năm 2016.
Tuyên bố không rõ ràng của OPEC khiến giới đầu tư khó có thể xác định chính xác lượng dầu được bổ sung thêm ra thị trường trong thời gian tới là bao nhiêu, do đó cũng khó đoán được giá dầu sẽ tăng hay giảm. Trước đó, kỳ vọng tăng sản lượng đã khiến giá dầu giảm nhiều. Theo Reuters, cũng trong ngày 23/6, các nước sản xuất dầu không thuộc OPEC cũng tham gia một thỏa thuận và ra thông cáo chung ngay sau cuộc đàm phán của các lãnh đạo OPEC. Họ cũng đưa ra tuyên bố tăng sản lượng dầu nhưng không nêu số lượng cụ thể và phản đối mạnh mẽ việc các nước OPEC như Ả rập Xê-út và Iran không chịu tăng sản lượng dầu.
Bộ trưởng Năng lượng Ả rập Xê- út Khalid al-Falih, nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới cho biết, OPEC và các nước phi OPEC sẽ bơm thêm khoảng 1 triệu thùng /ngày trong những tháng tới, bằng 1% nguồn cung toàn cầu. Theo ông, Ả rập Xê- út sẽ tăng sản lượng hàng trăm nghìn thùng, nhưng con số chính xác sẽ được quyết định sau.
Bộ trưởng Năng lượng Ả rập Xê- út Khalid al-Falih cảnh báo thế giới có thể đối mặt với thâm hụt nguồn cung dầu mỏ. Ảnh: New York Times.
Iran, nhà sản xuất lớn thứ ba của OPEC, yêu cầu OPEC từ chối lời kêu gọi của ông Trump về việc tăng sản lượng dầu. Nước này cho rằng, chính ông Trump đã góp phần vào việc tăng giá dầu gần đây bằng cách áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Iran và Venezuela. Việc ông Trump áp lệnh trừng phạt với Iran hồi đầu tháng 5 khiến các nhà quan sát thị trường dự đoán sản lượng dầu của Iran sẽ giảm 1/3 vào cuối năm 2018.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh cho biết, mức tăng thực tế có thể lên tới 500.000 thùng / ngày vì Ả Rập Xê-út không được phép bơm nhiều hơn Venezuela, nước có sản lượng dầu mỏ giảm mạnh trong những tháng gần đây.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Ả rập Xê-út cũng cho rằng, trước tình hình thiếu hụt dầu mỏ trên thị trường thế giới, việc phân bổ sản xuất dù rất khắt khe, nhưng có thể tính toán lại. Ông cũng cho biết, OPEC có thể tổ chức một cuộc họp bất thường trước các cuộc đàm phán chính thức tiếp theo vào ngày 3/12 hoặc điều chỉnh vào tháng 9, khi ủy ban giám sát gặp nhau, nếu nguồn cung dầu toàn cầu giảm sâu hơn do lệnh trừng phạt Iran.
Ông Falih đã cảnh báo rằng thế giới có thể phải đối mặt với thâm hụt nguồn cung lên đến 1,8 triệu thùng / ngày trong nửa cuối năm 2018 sau sự cố ngừng hoạt động bất ngờ ở Venezuela, Libya và Angola đã khiến nguồn cung giảm khoảng 2,8 triệu thùng /ngày trong những tháng gần đây.
Theo Politico, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu dầu của Mỹ sang Trung Quốc. Theo các chuyên gia kinh tế, các công ty dầu mỏ của Mỹ có thể sẽ bị thua lỗ lớn trong cuộc chiến thuế quan so với các đối tác Trung Quốc. Nếu như Mỹ áp thuế 25% đối với khoảng 1.300 mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc, thì Trung Quốc cũng đáp trả với mức thuế tương ứng với nhiều mặt hàng xuất khẩu của Mỹ vào Trung Quốc, trong đó có các sản phẩm dầu mỏ.
LAN ANH
Báo Tiền Phong
Báo Tiền Phong
Relate Threads