Trong phiên giao dịch chiều ngày 11/3, giá dầu trên thị trường châu Á tăng trở lại.
Tuy nhiên, đà tăng này đã bị chững lại trong bối cảnh các nhà đầu tư tỏ ý hoài nghi về cuộc họp giữa các nhà sản xuất dầu mỏ chủ chốt của thế giới, trong đó có Nga và Saudi Arabia dự kiến diễn ra trong tháng này để thảo luận việc "đóng băng" sản lượng khai thác.
Vào lúc 13 giờ 30 phút (giờ Việt Nam), trên Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 4/2016 tăng 81 xu Mỹ (2,14%) lên 38,65 USD/thùng và dầu Brent giao tháng 5/2016 tăng 68 xu Mỹ (1,7%) lên 40,73 USD/thùng.
Cả hai loại dầu này đã giảm vào lúc đóng cửa hôm thứ Năm (10/3) sau khi tăng mạnh vào hôm thứ Tư (9/3).
Bernard Aw, chiến lược gia về thị trường tại IG Markets cho biết, tâm điểm thu hút sự chú ý của thị trường hiện nay là liệu các quốc gia thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và ngoài OPEC có hợp tác với nhau hay không.
Thậm chí nếu giá dầu mỏ phục hồi trong ngắn hạn thì các nguyên tắc cơ bản của thị trường vẫn không thay đổi.
Nguồn cung vẫn quá dư thừa ngay cả khi các nước sản xuất lớn quyết định "đóng băng" sản lượng. Nếu cuộc họp không có chiều hướng tốt giá dầu có thể trở lại ngưỡng 30 USD/thùng hoặc thấp hơn.
Tâm lý của giới đầu tư trên thị trường dầu mỏ cũng bị "đè nặng" bởi số liệu mới đây cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc lao dốc trong tháng Hai vừa qua.
Tuy nhiên, đà tăng này đã bị chững lại trong bối cảnh các nhà đầu tư tỏ ý hoài nghi về cuộc họp giữa các nhà sản xuất dầu mỏ chủ chốt của thế giới, trong đó có Nga và Saudi Arabia dự kiến diễn ra trong tháng này để thảo luận việc "đóng băng" sản lượng khai thác.
Vào lúc 13 giờ 30 phút (giờ Việt Nam), trên Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 4/2016 tăng 81 xu Mỹ (2,14%) lên 38,65 USD/thùng và dầu Brent giao tháng 5/2016 tăng 68 xu Mỹ (1,7%) lên 40,73 USD/thùng.
Bernard Aw, chiến lược gia về thị trường tại IG Markets cho biết, tâm điểm thu hút sự chú ý của thị trường hiện nay là liệu các quốc gia thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và ngoài OPEC có hợp tác với nhau hay không.
Thậm chí nếu giá dầu mỏ phục hồi trong ngắn hạn thì các nguyên tắc cơ bản của thị trường vẫn không thay đổi.
Nguồn cung vẫn quá dư thừa ngay cả khi các nước sản xuất lớn quyết định "đóng băng" sản lượng. Nếu cuộc họp không có chiều hướng tốt giá dầu có thể trở lại ngưỡng 30 USD/thùng hoặc thấp hơn.
Tâm lý của giới đầu tư trên thị trường dầu mỏ cũng bị "đè nặng" bởi số liệu mới đây cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc lao dốc trong tháng Hai vừa qua.
Vân Anh - Bnews.vn (Theo AFP)
Relate Threads