Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giảm trong đầu phiên giao dịch châu Á hôm nay 19/2 do tồn kho dầu thô kỷ lục gây lo ngại mới về dư cung toàn cầu, điều này có ảnh hưởng hơn động thái hạn chế sản lượng dầu của các nhà sản xuất gồm Saudi Arabia và Nga.
Dầu thô ngọt nhẹ WTI đã giảm 30 cent xuống 30,47 USD/thùng, sau khi chốt phiên trước tăng 11 cent. Loại dầu này trong tuần đã tăng hơn 14% sau khi Saudi Arabia và Nga thông báo các kế hoạch giữ nguyên sản lượng dầu ở những mức tháng 1.
Đây sẽ là lần đầu tiên thỏa thuận như vậy trong 15 năm giữa Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC và các thành viên không thuộc OPEC.
Bộ trưởng dầu mỏ Iraq Adel Abdul Mahdi cho biết rằng các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục giữa OPEC và các thành viên không thuộc OPEC để tìm cách khôi phục giá dầu bình thường.
Cuộc họp giữa các bộ trưởng dầu mỏ từ Iran, Iraq, Qatar và Venezuela tại Tehran vào ngày 17/2 đã đồng ý hạn chế sản lượng. Iran đã xác nhận kế hoạch này nhưng không cam kết hạn chế sản lượng.
Động thái này hạn chế tăng trưởng sản lượng do xuất khẩu dầu thô của Saudi Arabia giảm hơn 200.000 thùng/ngày xuống gần 7,49 triệu thùng/ngày trong tháng 12 so với tháng trước đó.
Điều này xảy ra do tồn kho dầu thô của Mỹ tăng 2,1 triệu thùng trong tuần trước lên mức đỉnh 504,1 triệu thùng, tuần thứ ba cao kỷ lục trong tháng qua, theo số liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ EIA.
Tồn kho xăng cũng đạt mức cao kỷ lục, trong khi tồn kho sản phẩm chưng cất, gồm dầu đốt và dầu diesel cũng tăng.
Ngân hàng ANZ cho biết “nhập khẩu của Mỹ tiếp tục mạnh gây ảnh hưởng tới tồn kho. Nhập khẩu của Mỹ tăng 11%, tăng mạnh nhất kể từ tháng 4”.
Dầu thô ngọt nhẹ WTI đã giảm 30 cent xuống 30,47 USD/thùng, sau khi chốt phiên trước tăng 11 cent. Loại dầu này trong tuần đã tăng hơn 14% sau khi Saudi Arabia và Nga thông báo các kế hoạch giữ nguyên sản lượng dầu ở những mức tháng 1.
Đây sẽ là lần đầu tiên thỏa thuận như vậy trong 15 năm giữa Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC và các thành viên không thuộc OPEC.
Bộ trưởng dầu mỏ Iraq Adel Abdul Mahdi cho biết rằng các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục giữa OPEC và các thành viên không thuộc OPEC để tìm cách khôi phục giá dầu bình thường.
Cuộc họp giữa các bộ trưởng dầu mỏ từ Iran, Iraq, Qatar và Venezuela tại Tehran vào ngày 17/2 đã đồng ý hạn chế sản lượng. Iran đã xác nhận kế hoạch này nhưng không cam kết hạn chế sản lượng.
Điều này xảy ra do tồn kho dầu thô của Mỹ tăng 2,1 triệu thùng trong tuần trước lên mức đỉnh 504,1 triệu thùng, tuần thứ ba cao kỷ lục trong tháng qua, theo số liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ EIA.
Tồn kho xăng cũng đạt mức cao kỷ lục, trong khi tồn kho sản phẩm chưng cất, gồm dầu đốt và dầu diesel cũng tăng.
Ngân hàng ANZ cho biết “nhập khẩu của Mỹ tiếp tục mạnh gây ảnh hưởng tới tồn kho. Nhập khẩu của Mỹ tăng 11%, tăng mạnh nhất kể từ tháng 4”.
Nguồn: Phòng Thông tin kinh tế quốc tế - VITIC/Reuters
Relate Threads