Lúc 16 giờ hôm nay (16-5) tại thị trường châu Á, giá dầu thô WTI giao tháng 6-2016 tăng 1,82% so với chốt phiên hôm qua, lên 47,05 đô la Mỹ/thùng - cao nhất từ tháng 11-2015.
Cùng thời điểm, giá dầu thô Brent giao tháng 7-2016 cũng tăng 1,82% so với chốt phiên hôm qua, lên 48,7 đô la Mỹ/thùng.
Số giàn khoan tại Mỹ giảm và Trung Quốc tăng lọc dầu khiến các chuyên gia lo ngại về tình trạng dư cung sẽ chấm dứt sớm hơn dự kiến. Hãng dịch vụ dầu mỏ Mỹ Baker Hughes cho biết số giàn khoan Mỹ xuống thấp nhất từ tháng 10-2009, đây là tin tốt với thị trường khi sản xuất tại Mỹ là nguyên nhân chính gây ra tình trạng dư cung. Bên cạnh đó, các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc đang vận hành với công suất kỷ lục trong tháng 4-2016.
Tuần trước, giá dầu thô WTI tăng 3,5% và giá dầu thô Brent tăng 5% khi Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) nhận định tình trạng dư cung có thể dịu bớt trong nửa cuối năm nay. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng cho biết nguồn cung dư thừa "có thể giảm bớt" khi các thành viên OPEC giảm sản xuất.
Chiến lược gia trưởng Michael McCarthy tại CMC Markets nhận xét: "Có bằng chứng cho thấy thị trường dầu mỏ đang quay lại điểm cân bằng. Giá gần đây luôn tiến sát ngưỡng 48-50 đô la Mỹ/thùng. Thị trường sẽ còn lên cao nữa".
Hiện, thị trường đang chờ báo cáo dự trữ dầu thô của Mỹ, sẽ được công bố vào ngày 18-5, đây là thước đo nhu cầu tại nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, đô la Mỹ mạnh sẽ gây sức ép lên dầu thô. Tháng tới, OPEC và Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ họp, có khả năng ra các quyết định ảnh hưởng đến giá dầu toàn cầu.
* Ngày 15-5, cơ quan xếp hạng tín dụng Moody’s hạ bậc tín nhiệm một loạt nước sản xuất dầu tại vùng Vịnh như Ả-rập Saudi (từ Aa3 xuống A1), Bahrain (Ba1 xuống Ba2) và Oman (A3 xuống Baa1). Bên cạnh đó, Moody’s cũng đánh giá triển vọng tiêu cực với các nước Kuwait, Qatar và Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE).
Trong báo cáo, Moody’s cho biết giá dầu giảm đã tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế Ả-rập Saudi - nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Theo Moody’s, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, trong khi tỷ lệ nợ ngày càng cao làm giảm khả năng chống đỡ của Ả-rập Saudi trước các cú sốc từ bên ngoài trong tương lai là nguyên nhân chính khiến hãng đưa ra quyết định trên.
Tính đến thời điểm này, giá dầu thế giới đã giảm hơn 50% so với mức đỉnh 100 đô la Mỹ/thùng giữa năm 2014. Giá dầu lao dốc đã làm sụt giảm mạnh nguồn thu của các nước sản xuất dầu, vốn phụ thuộc lớn vào dầu.
Cùng thời điểm, giá dầu thô Brent giao tháng 7-2016 cũng tăng 1,82% so với chốt phiên hôm qua, lên 48,7 đô la Mỹ/thùng.
Số giàn khoan tại Mỹ giảm và Trung Quốc tăng lọc dầu khiến các chuyên gia lo ngại về tình trạng dư cung sẽ chấm dứt sớm hơn dự kiến. Hãng dịch vụ dầu mỏ Mỹ Baker Hughes cho biết số giàn khoan Mỹ xuống thấp nhất từ tháng 10-2009, đây là tin tốt với thị trường khi sản xuất tại Mỹ là nguyên nhân chính gây ra tình trạng dư cung. Bên cạnh đó, các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc đang vận hành với công suất kỷ lục trong tháng 4-2016.
Chiến lược gia trưởng Michael McCarthy tại CMC Markets nhận xét: "Có bằng chứng cho thấy thị trường dầu mỏ đang quay lại điểm cân bằng. Giá gần đây luôn tiến sát ngưỡng 48-50 đô la Mỹ/thùng. Thị trường sẽ còn lên cao nữa".
Hiện, thị trường đang chờ báo cáo dự trữ dầu thô của Mỹ, sẽ được công bố vào ngày 18-5, đây là thước đo nhu cầu tại nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, đô la Mỹ mạnh sẽ gây sức ép lên dầu thô. Tháng tới, OPEC và Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ họp, có khả năng ra các quyết định ảnh hưởng đến giá dầu toàn cầu.
* Ngày 15-5, cơ quan xếp hạng tín dụng Moody’s hạ bậc tín nhiệm một loạt nước sản xuất dầu tại vùng Vịnh như Ả-rập Saudi (từ Aa3 xuống A1), Bahrain (Ba1 xuống Ba2) và Oman (A3 xuống Baa1). Bên cạnh đó, Moody’s cũng đánh giá triển vọng tiêu cực với các nước Kuwait, Qatar và Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE).
Trong báo cáo, Moody’s cho biết giá dầu giảm đã tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế Ả-rập Saudi - nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Theo Moody’s, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, trong khi tỷ lệ nợ ngày càng cao làm giảm khả năng chống đỡ của Ả-rập Saudi trước các cú sốc từ bên ngoài trong tương lai là nguyên nhân chính khiến hãng đưa ra quyết định trên.
Tính đến thời điểm này, giá dầu thế giới đã giảm hơn 50% so với mức đỉnh 100 đô la Mỹ/thùng giữa năm 2014. Giá dầu lao dốc đã làm sụt giảm mạnh nguồn thu của các nước sản xuất dầu, vốn phụ thuộc lớn vào dầu.
Theo: Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Relate Threads