Giá dầu hôm thứ năm tiếp tục giảm mạnh do nhà đầu tư lo lắng tình hình sản lượng khai thác của Mỹ tăng trong khi đồng USD mạnh càng gây áp lực lên giá dầu.
Tại sàn giao dịch hàng hóa New York, hợp đồng dầu tháng 4 giảm 1,68% xuống 60,12 USD/thùng.
Tại sàn giao dịch hàng hóa liên lục địa London, giá dầu Brent giảm 0,84% xuống 63,8 USD/thùng.
Trữ lượng dầu thô Mỹ tuần trước tăng 2,4 triệu thùng, trong khi sản lượng khai thác cũng đạt ngưỡng kỷ lục mới gần 10,4 triệu thùng/ngày.
Đồng USD tăng mạnh cũng là nguyên nhân chính khiến giá dầu hôm thứ năm giảm. Đồng bạc xanh mạnh sẽ khiến các tài sản chủ yếu giao dịch bằng đồng tiền này như vàng, dầu thô trở nên đắt hơn đối với các đồng tiền khác từ đó làm giảm nhu cầu.
Tuy nhiên, bình luận từ Bộ trưởng Dầu khí Khalid Al-Falih rằng OPEC cùng với Nga có thể tiếp tục cắt giảm sản lượng nếu kết thúc năm 2018 mà giá dầu vẫn ở mức thấp.
"Nếu quyết định dừng thỏa thuận, chúng tôi sẽ thực hiện điều đó từ từ. Nếu chúng tôi dừng việc cắt giảm sản lượng trong quý 1, chúng tôi cần phải tính toán đến yếu tố các nhà máy lọc dầu đang trong thời kỳ bảo dưỡng và nhu cầu dầu thấp. Vì vậy chúng tôi không thể tăng sản lượng vào thời điểm thị trường đang cần ít dầu thô", ông Khalid Al-Falih nói.
OPEC và Nga hồi cuối năm ngoái đã quyết định kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày đến hết năm 2018 nhằm tái cân bằng thị trường dầu.
Tại sàn giao dịch hàng hóa New York, hợp đồng dầu tháng 4 giảm 1,68% xuống 60,12 USD/thùng.
Tại sàn giao dịch hàng hóa liên lục địa London, giá dầu Brent giảm 0,84% xuống 63,8 USD/thùng.
Đồng USD tăng mạnh cũng là nguyên nhân chính khiến giá dầu hôm thứ năm giảm. Đồng bạc xanh mạnh sẽ khiến các tài sản chủ yếu giao dịch bằng đồng tiền này như vàng, dầu thô trở nên đắt hơn đối với các đồng tiền khác từ đó làm giảm nhu cầu.
Tuy nhiên, bình luận từ Bộ trưởng Dầu khí Khalid Al-Falih rằng OPEC cùng với Nga có thể tiếp tục cắt giảm sản lượng nếu kết thúc năm 2018 mà giá dầu vẫn ở mức thấp.
"Nếu quyết định dừng thỏa thuận, chúng tôi sẽ thực hiện điều đó từ từ. Nếu chúng tôi dừng việc cắt giảm sản lượng trong quý 1, chúng tôi cần phải tính toán đến yếu tố các nhà máy lọc dầu đang trong thời kỳ bảo dưỡng và nhu cầu dầu thấp. Vì vậy chúng tôi không thể tăng sản lượng vào thời điểm thị trường đang cần ít dầu thô", ông Khalid Al-Falih nói.
OPEC và Nga hồi cuối năm ngoái đã quyết định kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày đến hết năm 2018 nhằm tái cân bằng thị trường dầu.
NDH.vn
Relate Threads