Giá dầu thô giảm 3% xuống mức thấp nhất trong 7 tháng vào hôm thứ 3 sau khi nguồn cung từ nhiều nước sản xuất dầu thô tăng.
Cụ thể, giá dầu Brent giảm xuống 45,52 USD/thùng- mức thấp nhất kể từ 15/11 năm ngoái, trước thời điểm OPEC và một số quốc gia xuất khẩu dầu khí khác ký thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác.
Hợp đồng dầu WTI giao trong tháng 7 giảm 97 cent, tương đương 2,2% xuống còn 43,23 USD/thùng. Giá dầu WTI giao trong tháng 8 giảm 95 cent, tương đương 2,1% xuống còn 43,48 USD/thùng.
Cả 2 hợp đồng dầu giảm 15% kể từ cuối tháng 5 sau khi OPEC và một số quốc gia xuất khẩu dầu khí khác trong đó có Nga kéo dài thỏa thuận cắt giảm 1,8 triệu thùng/ngày đến cuối tháng 3/2018.
Mức độ tuân thủ của các nước tham gia đạt ngưỡng cao nhất trong tháng 5 kể từ khi thỏa thuận được ký kết vào cuối năm ngoái, ở mức 106%.
Tuy nhiên, nguồn cung dầu từ OPEC lại tăng trong tháng 5 do sản lượng khai thác của Libya và Nigeria (hai quốc gia thành viên OPEC không ký thỏa thuận cắt giảm) tăng.
Sản lượng khai thác của Libya tăng hơn 50.000 thùng/ngày lên mức 885.000 thùng/ngày. Cùng lúc đó, xuất khẩu dầu thô Bonny của Nigeria trong tháng 8 được kỳ vọng sẽ đạt 226.000 thùng/ngày, tăng từ mức 164.000 thùng/ngày trong tháng 7.
Trữ lượng dầu thô Mỹ được dự báo sẽ giảm trong tuần thứ 2 liên tiếp trong khi nguồn cung xăng không đổi sau đợt tăng tuần trước gây áp lực lên thị trường.
Nhiều giám đốc quản lý các quỹ trỡ nên bi quan trước triển vọng giá dầu do sản lượng từ một số nước ngoài OPEC tăng, phá vỡ tính hiệu quả của thỏa thuận cắt giảm.
Cụ thể, giá dầu Brent giảm xuống 45,52 USD/thùng- mức thấp nhất kể từ 15/11 năm ngoái, trước thời điểm OPEC và một số quốc gia xuất khẩu dầu khí khác ký thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác.
Hợp đồng dầu WTI giao trong tháng 7 giảm 97 cent, tương đương 2,2% xuống còn 43,23 USD/thùng. Giá dầu WTI giao trong tháng 8 giảm 95 cent, tương đương 2,1% xuống còn 43,48 USD/thùng.
Mức độ tuân thủ của các nước tham gia đạt ngưỡng cao nhất trong tháng 5 kể từ khi thỏa thuận được ký kết vào cuối năm ngoái, ở mức 106%.
Tuy nhiên, nguồn cung dầu từ OPEC lại tăng trong tháng 5 do sản lượng khai thác của Libya và Nigeria (hai quốc gia thành viên OPEC không ký thỏa thuận cắt giảm) tăng.
Sản lượng khai thác của Libya tăng hơn 50.000 thùng/ngày lên mức 885.000 thùng/ngày. Cùng lúc đó, xuất khẩu dầu thô Bonny của Nigeria trong tháng 8 được kỳ vọng sẽ đạt 226.000 thùng/ngày, tăng từ mức 164.000 thùng/ngày trong tháng 7.
Trữ lượng dầu thô Mỹ được dự báo sẽ giảm trong tuần thứ 2 liên tiếp trong khi nguồn cung xăng không đổi sau đợt tăng tuần trước gây áp lực lên thị trường.
Nhiều giám đốc quản lý các quỹ trỡ nên bi quan trước triển vọng giá dầu do sản lượng từ một số nước ngoài OPEC tăng, phá vỡ tính hiệu quả của thỏa thuận cắt giảm.
NDH.vn
Relate Threads