Các nước sản xuất sẽ thảo luận về việc đóng băng sản lượng, nhưng giới đầu tư cho rằng việc này sẽ không giải quyết được tình trạng thừa cung.
Giá dầu ngày 14/4 giảm vào cuối phiên sau khi khá ổn định trong suốt phiên giao dịch trong bối cảnh có nhiều ý kiến khác nhau về lượng dầu lưu kho của Mỹ và phiên họp vào cuối tuần này của các nước sản xuất dầu thô chủ chốt tại Doha, Qatar.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 5/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 26 cent, tương ứng 0,6%, xuống 41,50 USD/thùng.
Giá dầu Brent giao tháng 6/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 34 cent, tương đương 0,8%, xuống 43,84 USD/thùng.
Giá dầu liên tục biến động từ hôm thứ Tư 13/4 khi số liệu cho thấy những kết quả trái chiều về lượng dầu lưu kho của Mỹ. Trong khi lượng dầu lưu kho tăng mạnh, nguồn cung xăng lại giảm đáng kể và lượng dầu lưu kho tại điểm giao nhận Cushing, Oklahoma cũng giảm.
Giá dầu đã có một trong những đợt tăng giá mạnh nhất trong nhiều năm qua khi các nước ản xuất dầu thô lớn nhất thế giới bắt đầu hợp tác trong một nỗ lực thúc đẩy giá. Nhưng nhiều chuyên gia có lý do để tin rằng những nỗ lực này không mang lại kết quả và các ý kiến khá khác nhau về cách phản ứng của giá dầu trước việc này.
Arap Saudi, Nga và một số nước khác sẽ nhóm họp tại Doha, Qatar vào Chủ nhật tuần này để thảo luận về việc đóng băng sản lượng nhằm hỗ trợ giá dầu. Nhưng ngay cả khi thành công, thỏa thuận này có thể vẫn chưa đủ mạnh để giải quyết tình trạng thừa cung dầu thô toàn cầu khi mà nhiều nước đã đẩy sản lượng dầu lên mức cao kỷ lục và luôn giữ ổn định ở mức này trong nhiều tháng gần đây.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, thị trường dầu thô toàn cầu dự kiến sẽ dần cân bằng trong nửa cuối năm nay trong bối cảnh tăng trưởng nhu cầu dầu ổn định và nguồn cung tại một số khu vực giảm.
Tuy nhiên, cuộc hội đàm về việc đóng băng sản lượng đã giúp cải thiện tâm lý của giới đầu tư trong những tuần gần đây. Giá dầu đã tăng hơn 1/3 nhưng chủ yếu do sự biến động trong bối cảnh không rõ phiên họp của các nước sản xuất tại Doha sẽ được được những gì. Iran đã khẳng định sẽ không tham gia vào bất kỳ thỏa thuận nào khi nước này đang tìm cách tăng sản lượng lên bằng mức trước khi các lệnh trừng phạt được áp đặt.
Giá dầu ngày 14/4 giảm vào cuối phiên sau khi khá ổn định trong suốt phiên giao dịch trong bối cảnh có nhiều ý kiến khác nhau về lượng dầu lưu kho của Mỹ và phiên họp vào cuối tuần này của các nước sản xuất dầu thô chủ chốt tại Doha, Qatar.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 5/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 26 cent, tương ứng 0,6%, xuống 41,50 USD/thùng.
Giá dầu Brent giao tháng 6/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 34 cent, tương đương 0,8%, xuống 43,84 USD/thùng.
Giá dầu liên tục biến động từ hôm thứ Tư 13/4 khi số liệu cho thấy những kết quả trái chiều về lượng dầu lưu kho của Mỹ. Trong khi lượng dầu lưu kho tăng mạnh, nguồn cung xăng lại giảm đáng kể và lượng dầu lưu kho tại điểm giao nhận Cushing, Oklahoma cũng giảm.
Giá dầu đã có một trong những đợt tăng giá mạnh nhất trong nhiều năm qua khi các nước ản xuất dầu thô lớn nhất thế giới bắt đầu hợp tác trong một nỗ lực thúc đẩy giá. Nhưng nhiều chuyên gia có lý do để tin rằng những nỗ lực này không mang lại kết quả và các ý kiến khá khác nhau về cách phản ứng của giá dầu trước việc này.
Arap Saudi, Nga và một số nước khác sẽ nhóm họp tại Doha, Qatar vào Chủ nhật tuần này để thảo luận về việc đóng băng sản lượng nhằm hỗ trợ giá dầu. Nhưng ngay cả khi thành công, thỏa thuận này có thể vẫn chưa đủ mạnh để giải quyết tình trạng thừa cung dầu thô toàn cầu khi mà nhiều nước đã đẩy sản lượng dầu lên mức cao kỷ lục và luôn giữ ổn định ở mức này trong nhiều tháng gần đây.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, thị trường dầu thô toàn cầu dự kiến sẽ dần cân bằng trong nửa cuối năm nay trong bối cảnh tăng trưởng nhu cầu dầu ổn định và nguồn cung tại một số khu vực giảm.
Tuy nhiên, cuộc hội đàm về việc đóng băng sản lượng đã giúp cải thiện tâm lý của giới đầu tư trong những tuần gần đây. Giá dầu đã tăng hơn 1/3 nhưng chủ yếu do sự biến động trong bối cảnh không rõ phiên họp của các nước sản xuất tại Doha sẽ được được những gì. Iran đã khẳng định sẽ không tham gia vào bất kỳ thỏa thuận nào khi nước này đang tìm cách tăng sản lượng lên bằng mức trước khi các lệnh trừng phạt được áp đặt.
Phan Nguyễn - Nhịp cầu Đầu tư
Relate Threads