Mặc dù đi xuống ở phiên cuối tuần do xu hướng bán tháo chốt lời và rút khỏi mốc 50 USD/thùng, song giá dầu thế giới vẫn chứng kiến tuần tăng thứ ba liên tiếp.
Mặc dù đi xuống ở phiên cuối tuần do xu hướng bán tháo chốt lời và rút khỏi mốc 50 USD/thùng, song giá dầu thế giới vẫn chứng kiến tuần tăng thứ ba liên tiếp, giữa bối cảnh giới đầu tư đang hướng sự chú ý vào nhận định của các nhà sản xuất dầu mỏ chủ chốt trước thềm cuộc họp không chính thức bên lề Hội nghị Năng lượng thế giới tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), dự kiến diễn ra từ ngày 8-11/10.
Mở đầu tuần mới (ngày 3/10) khá suôn sẻ khi giá hai loại dầu chủ chốt là dầu ngọt nhẹ và dầu Brent đồng loạt lên giá, tác động bởi việc Iran kêu gọi các nước sản xuất dầu cần xích lại gần nhau trong nỗ lực tìm giải pháp bình ổn thị trường.
Tuy nhiên, đà tăng này nhanh chóng bị chặn lại trong phiên giao dịch liền sau đó, do đồng USD mạnh lên và giới đầu tư hoài nghi về khả năng thực thi kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu của OPEC.
Thị trường dầu thế giới lại phục hồi trong hai phiên liên tiếp (5-6/10), chạm mức cao nhất bốn tháng khi Bộ Năng lượng Mỹ công bố báo cáo mới nhất cho hay dự trữ dầu của nền kinh tế lớn nhất thế giới bất ngờ giảm tuần thứ năm liên tiếp trong tuần kết thúc ngày 30/9, xuống 499,74 triệu thùng.
Đáng chú ý, đây là lần lần đầu tiên giá dầu WTI vượt mức 50 USD/thùng kể từ ngày 24/6.
Tới phiên cuối tuần ngày 7/10, giá dầu quay đầu giảm nhẹ, do các nhà đầu tư đẩy mạnh bán tháo chốt lời, cũng như tâm lý thận trọng chờ đợi diễn biến cuộc họp sắp tới giữa các nhà sản xuất dầu chủ chốt trong và ngoài OPEC tại Istanbul.
Dù vậy, diễn biến phức tạp của cơn bão Matthew và những lo ngại về khả năng gây gián đoạn nguồn cung cũng như nhu cầu xăng và dầu từ cơn bão này đã khiến biên độ giảm của giá dầu trong phiên này thu hẹp.
Khép lại phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 11/2016 giảm 63 xu Mỹ (1,3%), xuống 49,81 USD/thùng.
Còn tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 12/2016 cũng mất 58 xu Mỹ (1,1%), xuống 51,93 USD/thùng.
Tuy nhiên, diễn biến tích cực trong những phiên gần đây vẫn giúp thị trường dầu mỏ đón nhận tuần giao dịch khởi sắc.
Tính chung cả tuần qua, giá dầu ngọt nhẹ và dầu Brent lần lượt tăng 3,3% và 3,5%.
Cùng ngày, báo cáo của công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes cho thấy số lượng giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ trong tuần này đã tăng 3 giàn, lên 428 giàn, ghi nhận tuần tăng thứ sáu liên tiếp.
Điều này càng khiến giới phân tích thêm hoài nghi về khả năng thực hiện thỏa thuận sơ bộ của OPEC về cắt giảm sản lượng vừa đạt được tại Algiers hôm 28/9, bởi các nhà sản xuất dầu vẫn bày tỏ lo ngại rằng việc cắt giảm sản lượng sẽ khiến họ đánh mất thị phần.
Cụ thể, Saudi Arabia đang quan ngại về đà tăng sản lượng dầu tại Mỹ thời gian gần đây.
Giá dầu thế giới đã tăng hơn 11% (6 USD/thùng) kể từ khi OPEC đạt được thỏa thuận giảm sản lượng khai thác xuống khoảng 32,5-33 triệu thùng mỗi ngày tại cuộc họp không chính thức bên lề Diễn đàn Năng lượng quốc tế hồi cuối tháng Chín.
Tuy nhiên, chi tiết của thỏa thuận này sẽ chưa được công bố cho tới cuộc họp chính thức của OPEC vào 30/11 tới.
Thêm vào đó, những nhận định thiếu tích cực mới đây từ Nga cũng khiến thị trường không mấy tin tưởng vào kết quả hợp tác giữa các nước trong và ngoài OPEC trong việc hạn chế nguồn cung dầu toàn cầu sau cuộc họp ngày 28/9.
Mặc dù đi xuống ở phiên cuối tuần do xu hướng bán tháo chốt lời và rút khỏi mốc 50 USD/thùng, song giá dầu thế giới vẫn chứng kiến tuần tăng thứ ba liên tiếp, giữa bối cảnh giới đầu tư đang hướng sự chú ý vào nhận định của các nhà sản xuất dầu mỏ chủ chốt trước thềm cuộc họp không chính thức bên lề Hội nghị Năng lượng thế giới tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), dự kiến diễn ra từ ngày 8-11/10.
Mở đầu tuần mới (ngày 3/10) khá suôn sẻ khi giá hai loại dầu chủ chốt là dầu ngọt nhẹ và dầu Brent đồng loạt lên giá, tác động bởi việc Iran kêu gọi các nước sản xuất dầu cần xích lại gần nhau trong nỗ lực tìm giải pháp bình ổn thị trường.
Tuy nhiên, đà tăng này nhanh chóng bị chặn lại trong phiên giao dịch liền sau đó, do đồng USD mạnh lên và giới đầu tư hoài nghi về khả năng thực thi kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu của OPEC.
Thị trường dầu thế giới lại phục hồi trong hai phiên liên tiếp (5-6/10), chạm mức cao nhất bốn tháng khi Bộ Năng lượng Mỹ công bố báo cáo mới nhất cho hay dự trữ dầu của nền kinh tế lớn nhất thế giới bất ngờ giảm tuần thứ năm liên tiếp trong tuần kết thúc ngày 30/9, xuống 499,74 triệu thùng.
Đáng chú ý, đây là lần lần đầu tiên giá dầu WTI vượt mức 50 USD/thùng kể từ ngày 24/6.
Tới phiên cuối tuần ngày 7/10, giá dầu quay đầu giảm nhẹ, do các nhà đầu tư đẩy mạnh bán tháo chốt lời, cũng như tâm lý thận trọng chờ đợi diễn biến cuộc họp sắp tới giữa các nhà sản xuất dầu chủ chốt trong và ngoài OPEC tại Istanbul.
Dù vậy, diễn biến phức tạp của cơn bão Matthew và những lo ngại về khả năng gây gián đoạn nguồn cung cũng như nhu cầu xăng và dầu từ cơn bão này đã khiến biên độ giảm của giá dầu trong phiên này thu hẹp.
Khép lại phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 11/2016 giảm 63 xu Mỹ (1,3%), xuống 49,81 USD/thùng.
Còn tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 12/2016 cũng mất 58 xu Mỹ (1,1%), xuống 51,93 USD/thùng.
Tuy nhiên, diễn biến tích cực trong những phiên gần đây vẫn giúp thị trường dầu mỏ đón nhận tuần giao dịch khởi sắc.
Tính chung cả tuần qua, giá dầu ngọt nhẹ và dầu Brent lần lượt tăng 3,3% và 3,5%.
Điều này càng khiến giới phân tích thêm hoài nghi về khả năng thực hiện thỏa thuận sơ bộ của OPEC về cắt giảm sản lượng vừa đạt được tại Algiers hôm 28/9, bởi các nhà sản xuất dầu vẫn bày tỏ lo ngại rằng việc cắt giảm sản lượng sẽ khiến họ đánh mất thị phần.
Cụ thể, Saudi Arabia đang quan ngại về đà tăng sản lượng dầu tại Mỹ thời gian gần đây.
Giá dầu thế giới đã tăng hơn 11% (6 USD/thùng) kể từ khi OPEC đạt được thỏa thuận giảm sản lượng khai thác xuống khoảng 32,5-33 triệu thùng mỗi ngày tại cuộc họp không chính thức bên lề Diễn đàn Năng lượng quốc tế hồi cuối tháng Chín.
Tuy nhiên, chi tiết của thỏa thuận này sẽ chưa được công bố cho tới cuộc họp chính thức của OPEC vào 30/11 tới.
Thêm vào đó, những nhận định thiếu tích cực mới đây từ Nga cũng khiến thị trường không mấy tin tưởng vào kết quả hợp tác giữa các nước trong và ngoài OPEC trong việc hạn chế nguồn cung dầu toàn cầu sau cuộc họp ngày 28/9.
Minh Trang - Bnews.vn (Theo THX, Reuters)
Relate Threads