Giá dầu thô trên thị trường thế giới tiếp tục suy giảm mạnh, hiện chỉ còn 35,62 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2009 đến nay. Sự sụt giảm này đã tác động mạnh đến các doanh nghiệp ngành dầu khí.
Giá dầu thô tiếp tục xuống sâu, theo các chuyên gia phân tích, xuất phát từ việc các nước thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) không tìm được tiếng nói chung trong nỗ lực cắt giảm sản lượng và lượng dầu tồn kho theo công bố của Cơ quan Năng lượng Mỹ (EIA) giảm không đáng kể. Đà lao dốc của giá dầu thô thế giới đã ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành.
Là một trong nhiều doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ sự biến động của giá dầu, Tổng CTCP Dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí (PVC) dự kiến doanh thu thuần năm 2015 giảm khoảng 20% so với năm 2014. Từ đầu năm 2015 đến nay, số lượng giếng khoan PVC phục vụ đã giảm từ 120 giếng xuống còn 60 giếng, ảnh hưởng mạnh đến mảng cung cấp dung dịch khoan cho các công ty dầu khí.
Trong báo cáo phân tích cổ phiếu PVC, CTCK Bảo Việt (BVSC) dự báo, doanh thu năm 2015 của PVC ước đạt khoảng 3.400 tỷ đồng, hoàn thành hơn 90% kế hoạch; trong đó, giá dầu là một trong các yếu tố quan trọng tác động đến kết quả kinh doanh của PVC.
Tổng CTCP Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam - PTSC (PVS) cũng là đơn vị chịu tác động tiêu cực khi 3 mảng kinh doanh đóng góp 43% doanh thu và 50% lợi nhuận gộp của PVS đang phải chịu trận từ diễn biến xấu của giá dầu thế giới, gồm mảng cho thuê tàu chuyên dụng; mảng vận hành lắp đặt, đấu nối các công trình dầu khí biển (O&M); mảng khảo sát địa chấn, địa chất và sửa chữa công trình ngầm bằng ROV.
Tuy vậy, do các hợp đồng cung ứng của PTSC hầu hết đều là hợp đồng dài hạn, nên trong ngắn hạn, sự tác động là có, nhưng không lớn, bằng chứng là doanh thu và lợi nhuận của PVS trong năm 2015 vẫn duy trì ở mức tăng trưởng cao.
Chưa có con số doanh thu và lợi nhuận cụ thể của năm nay, nhưng theo lãnh đạo PVS, chắc chắn, doanh nghiệp sẽ vượt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận. Tuy vậy, như lãnh đạo PVS chia sẻ, giá dầu nếu tiếp tục duy trì ở mức thấp sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty trong năm 2016. PVS đang xây dựng kế hoạch kinh doanh với hầu hết các chỉ tiêu đều giảm so với năm 2015.
Giá dầu giảm đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của toàn ngành dầu khí. Không nằm ngoài dự báo, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã từng đưa ra các kịch bản tương ứng với các phương án giá dầu ở mức giảm xuống từ 50 USD/thùng và mức thấp nhất 30 USD/thùng. Theo tính toán của PVN, trong trường hợp giá dầu xuống đến 35 USD/thùng, doanh thu của PVN trong năm 2015 sẽ giảm còn 325,4 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất giảm còn 26,2 nghìn tỷ đồng
Tất nhiên, trong ngành dầu khí, vẫn có một số doanh nghiệp trong ngành được hưởng lợi từ giá nhiên liệu giảm, như doanh nghiệp có hoạt động trong lĩnh vực vận tải. Ông Đỗ Việt Anh, Chủ tịch HĐQT Tổng CTCP Vận tải Dầu khí Việt Nam – PVTran (PVT) cho biết, việc giá dầu giảm giúp Tổng công ty giảm chi phí đầu vào, vì vậy, lợi nhuận 2015 đạt tương đối cao. Dự kiến, lợi nhuận hợp nhất năm 2015 của PVT đạt trên 500 tỷ đồng, tăng khoảng 20% so với năm 2014.
CTCP Kết cấu kim loại và lắp máy Dầu khí (PXS) cũng cho biết, do Công ty tập trung vào các dự án xây lắp, cơ khí trên bờ nên ít chịu tác động hơn so với các doanh nghiệp hoạt động ở khu vực thượng nguồn khi giá dầu giảm. Lãnh đạo PXS cho biết, các dự án của PXS vẫn đang được triển khai đúng tiến độ. Một số dự án sẽ ghi nhận một phần doanh thu ngay trong năm 2015 như Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2… Nhiều khả năng, Công ty sẽ vượt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2015 khoảng 10%, tương đương đạt gần 150 tỷ đồng lợi nhuận.
Giá dầu tiếp tục được dự báo sẽ có những biến động khó lường trong năm 2016. Nếu giá dầu thô tiếp tục giảm hoặc duy trì mức thấp trong thời gian dài sẽ tác động đến hiệu quả kinh doanh của nhiều DN ngành dầu khí trong thời gian tới, nên sẽ không lấy làm lạ khi hầu hết các DN trong ngành đều đang lên kế hoạch kinh doanh thấp hơn nhiều so với năm 2015.
Giá dầu thô tiếp tục xuống sâu, theo các chuyên gia phân tích, xuất phát từ việc các nước thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) không tìm được tiếng nói chung trong nỗ lực cắt giảm sản lượng và lượng dầu tồn kho theo công bố của Cơ quan Năng lượng Mỹ (EIA) giảm không đáng kể. Đà lao dốc của giá dầu thô thế giới đã ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành.
Là một trong nhiều doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ sự biến động của giá dầu, Tổng CTCP Dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí (PVC) dự kiến doanh thu thuần năm 2015 giảm khoảng 20% so với năm 2014. Từ đầu năm 2015 đến nay, số lượng giếng khoan PVC phục vụ đã giảm từ 120 giếng xuống còn 60 giếng, ảnh hưởng mạnh đến mảng cung cấp dung dịch khoan cho các công ty dầu khí.
Trong báo cáo phân tích cổ phiếu PVC, CTCK Bảo Việt (BVSC) dự báo, doanh thu năm 2015 của PVC ước đạt khoảng 3.400 tỷ đồng, hoàn thành hơn 90% kế hoạch; trong đó, giá dầu là một trong các yếu tố quan trọng tác động đến kết quả kinh doanh của PVC.
Tổng CTCP Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam - PTSC (PVS) cũng là đơn vị chịu tác động tiêu cực khi 3 mảng kinh doanh đóng góp 43% doanh thu và 50% lợi nhuận gộp của PVS đang phải chịu trận từ diễn biến xấu của giá dầu thế giới, gồm mảng cho thuê tàu chuyên dụng; mảng vận hành lắp đặt, đấu nối các công trình dầu khí biển (O&M); mảng khảo sát địa chấn, địa chất và sửa chữa công trình ngầm bằng ROV.
Tuy vậy, do các hợp đồng cung ứng của PTSC hầu hết đều là hợp đồng dài hạn, nên trong ngắn hạn, sự tác động là có, nhưng không lớn, bằng chứng là doanh thu và lợi nhuận của PVS trong năm 2015 vẫn duy trì ở mức tăng trưởng cao.
Chưa có con số doanh thu và lợi nhuận cụ thể của năm nay, nhưng theo lãnh đạo PVS, chắc chắn, doanh nghiệp sẽ vượt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận. Tuy vậy, như lãnh đạo PVS chia sẻ, giá dầu nếu tiếp tục duy trì ở mức thấp sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty trong năm 2016. PVS đang xây dựng kế hoạch kinh doanh với hầu hết các chỉ tiêu đều giảm so với năm 2015.
Giá dầu giảm đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của toàn ngành dầu khí. Không nằm ngoài dự báo, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã từng đưa ra các kịch bản tương ứng với các phương án giá dầu ở mức giảm xuống từ 50 USD/thùng và mức thấp nhất 30 USD/thùng. Theo tính toán của PVN, trong trường hợp giá dầu xuống đến 35 USD/thùng, doanh thu của PVN trong năm 2015 sẽ giảm còn 325,4 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất giảm còn 26,2 nghìn tỷ đồng
Tất nhiên, trong ngành dầu khí, vẫn có một số doanh nghiệp trong ngành được hưởng lợi từ giá nhiên liệu giảm, như doanh nghiệp có hoạt động trong lĩnh vực vận tải. Ông Đỗ Việt Anh, Chủ tịch HĐQT Tổng CTCP Vận tải Dầu khí Việt Nam – PVTran (PVT) cho biết, việc giá dầu giảm giúp Tổng công ty giảm chi phí đầu vào, vì vậy, lợi nhuận 2015 đạt tương đối cao. Dự kiến, lợi nhuận hợp nhất năm 2015 của PVT đạt trên 500 tỷ đồng, tăng khoảng 20% so với năm 2014.
CTCP Kết cấu kim loại và lắp máy Dầu khí (PXS) cũng cho biết, do Công ty tập trung vào các dự án xây lắp, cơ khí trên bờ nên ít chịu tác động hơn so với các doanh nghiệp hoạt động ở khu vực thượng nguồn khi giá dầu giảm. Lãnh đạo PXS cho biết, các dự án của PXS vẫn đang được triển khai đúng tiến độ. Một số dự án sẽ ghi nhận một phần doanh thu ngay trong năm 2015 như Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2… Nhiều khả năng, Công ty sẽ vượt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2015 khoảng 10%, tương đương đạt gần 150 tỷ đồng lợi nhuận.
Giá dầu tiếp tục được dự báo sẽ có những biến động khó lường trong năm 2016. Nếu giá dầu thô tiếp tục giảm hoặc duy trì mức thấp trong thời gian dài sẽ tác động đến hiệu quả kinh doanh của nhiều DN ngành dầu khí trong thời gian tới, nên sẽ không lấy làm lạ khi hầu hết các DN trong ngành đều đang lên kế hoạch kinh doanh thấp hơn nhiều so với năm 2015.
Theo: Tin nhanh chứng khoán
Relate Threads