Việc giá dầu đảo chiều đi lên chưa hẳn đã là một tin xấu đối với người tiêu dùng, ít nhất là ở thời điểm này.
Lần đầu tiên kể từ tháng 7/2015, giá dầu thế giới đã chạy qua mốc 50 USD/thùng trong tuần này, góp phần bổ sung nguồn tiền mặt cho các nhà sản xuất dầu mỏ và nâng đỡ giá cổ phiếu ngành năng lượng.
Các chuyên gia phân tích dự báo rằng giá xăng và giá vé máy bay vẫn ổn định ở mức khá thấp ít nhất là tới hết mùa du lịch Hè năm nay. Hầu hết trong số họ đều cho rằng nền kinh toàn cầu vẫn có thể đứng vững nếu giá năng lượng tăng nhẹ.
Các nhà phân tích nhận định giá dầu sẽ đi lên trong thời gian tới, song đa số đều ước tính rằng mức đỉnh sẽ chỉ dao động trong khoảng 60-65 USD/thùng. Mặc dù hoạt động sản xuất “vàng đen” trên thế giới có xu hướng chậm lại, đặc biệt là tại Mỹ, song nguồn cung dầu hiện vẫn thừa để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ.
Hầu hết các nhà kinh tế cho rằng, xét về dài hạn, việc giá dầu giảm có lợi cho kinh tế Mỹ hơn là giá dầu cao. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen từng cho biết, giá dầu thấp thực tế đã giúp thúc đẩy chi tiêu và các hoạt động kinh tế.
Tuy nhiên, bà Yellen cũng bày tỏ lo ngại rằng giá dầu giảm sâu khiến các nước sản xuất dầu mỏ lớn phải chống chọi với nhiều khó khăn về kinh tế, điều này có thể tác động tiêu cực tới phần còn lại của thế giới.
Hiện tại, việc dầu mỏ đã khôi phục mức giá xấp xỉ 50 USD/thùng có thể sẽ khiến chi tiêu hộ gia đình bị thu hẹp, song sẽ không tác động lớn tới nền kinh tế.
Mặc dù giá xăng tại nhiều địa phương trên nước Mỹ đã tăng trở lại ở mức trên 2 USD/gallon (1 gallon = 3,78 lít), song nó không hạn chế hoạt động du lịch của người dân trong dịp Hè này.
Bộ Năng lượng Mỹ mới đây đã nâng mức dự báo giá xăng trung bình của nước này trong mùa Hè 2016 từ mức 2,04 USD/gallon lên 2,21 USD/gallon, nhưng vẫn thấp hơn 42 xu/gallon so với cùng kỳ năm 2015.
Giá xăng tăng cũng không ngăn cản hứng thú của người dân Mỹ với những chiếc ô tô thể thao đa dụng (SUV) và xe tải, khi có tới 54% số xe mới được bán tại Mỹ trong tháng Tư vừa qua là xe SUV và xe tải. Dù vậy, hầu hết họ đều lựa chọn những chiếc xe tiết kiệm nhiên liệu.
Trong khi đó, đối với các nhà nhập khẩu dầu mỏ, như 19 thành viên của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và Nhật Bản, việc giá dầu tăng cao sẽ gây ra những tác động khá tiêu cực cho nền kinh tế của họ, khi người tiêu dùng phải chi nhiều tiền hơn để sử dụng nhiên liệu và các doanh nghiệp phải gánh chi phí năng lượng cao hơn.
Lần đầu tiên kể từ tháng 7/2015, giá dầu thế giới đã chạy qua mốc 50 USD/thùng trong tuần này, góp phần bổ sung nguồn tiền mặt cho các nhà sản xuất dầu mỏ và nâng đỡ giá cổ phiếu ngành năng lượng.
Các chuyên gia phân tích dự báo rằng giá xăng và giá vé máy bay vẫn ổn định ở mức khá thấp ít nhất là tới hết mùa du lịch Hè năm nay. Hầu hết trong số họ đều cho rằng nền kinh toàn cầu vẫn có thể đứng vững nếu giá năng lượng tăng nhẹ.
Các nhà phân tích nhận định giá dầu sẽ đi lên trong thời gian tới, song đa số đều ước tính rằng mức đỉnh sẽ chỉ dao động trong khoảng 60-65 USD/thùng. Mặc dù hoạt động sản xuất “vàng đen” trên thế giới có xu hướng chậm lại, đặc biệt là tại Mỹ, song nguồn cung dầu hiện vẫn thừa để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ.
Hầu hết các nhà kinh tế cho rằng, xét về dài hạn, việc giá dầu giảm có lợi cho kinh tế Mỹ hơn là giá dầu cao. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen từng cho biết, giá dầu thấp thực tế đã giúp thúc đẩy chi tiêu và các hoạt động kinh tế.
Tuy nhiên, bà Yellen cũng bày tỏ lo ngại rằng giá dầu giảm sâu khiến các nước sản xuất dầu mỏ lớn phải chống chọi với nhiều khó khăn về kinh tế, điều này có thể tác động tiêu cực tới phần còn lại của thế giới.
Mặc dù giá xăng tại nhiều địa phương trên nước Mỹ đã tăng trở lại ở mức trên 2 USD/gallon (1 gallon = 3,78 lít), song nó không hạn chế hoạt động du lịch của người dân trong dịp Hè này.
Bộ Năng lượng Mỹ mới đây đã nâng mức dự báo giá xăng trung bình của nước này trong mùa Hè 2016 từ mức 2,04 USD/gallon lên 2,21 USD/gallon, nhưng vẫn thấp hơn 42 xu/gallon so với cùng kỳ năm 2015.
Giá xăng tăng cũng không ngăn cản hứng thú của người dân Mỹ với những chiếc ô tô thể thao đa dụng (SUV) và xe tải, khi có tới 54% số xe mới được bán tại Mỹ trong tháng Tư vừa qua là xe SUV và xe tải. Dù vậy, hầu hết họ đều lựa chọn những chiếc xe tiết kiệm nhiên liệu.
Trong khi đó, đối với các nhà nhập khẩu dầu mỏ, như 19 thành viên của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và Nhật Bản, việc giá dầu tăng cao sẽ gây ra những tác động khá tiêu cực cho nền kinh tế của họ, khi người tiêu dùng phải chi nhiều tiền hơn để sử dụng nhiên liệu và các doanh nghiệp phải gánh chi phí năng lượng cao hơn.
Theo: Bnews.vn
Relate Threads