Giá dầu trên thị trường thế giới tiếp tục tăng cao, chạm ngưỡng 50 USD/thùng được xem là tín hiệu tốt đối với nền kinh tế của Nga.
Giá dầu lên sát 50 USD/thùng
Từ đầu năm 2016 đến nay, giá dầu trên thị trường thế giới ước tính đã tăng được 30%.
Trong phiên giao dịch hôm 25/5, giá dầu thế giới tăng lên mức đỉnh mới của năm 2016 sau khi Bộ Năng lượng Mỹ công bố dự trữ dầu thô của Mỹ giảm trong tuần trước.
Trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7/2016 tăng 94 cent tương đương 1,9% lên 49,56 USD/thùng, mức đóng cửa cao nhất từ tháng 10/2015.
Thị trường London, giá dầu Brent cùng kỳ hạn tăng 1,13 USD/thùng tức 2,3% lên 49,74 USD/thùng - mức cao nhất tính từ đầu tháng 11/2015.
Thực tế, những tuần gần đây, nhà đầu tư trên thị trường thế giới đặc biệt quan tâm đến thông tin về dự trữ dầu thô của Mỹ. Mỹ là một trong những nước sản xuất dầu nhiều nhất thế giới, việc dự trữ giảm cho thấy một tín hiệu quan trọng cho việc cung cầu trên thị trường trở nên cân bằng hơn.
Trước đó, Cơ quan Thông tin Năng lượng thuộc Bộ Năng lượng Mỹ (EIA) đã công bố dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 4,2 triệu thùng trong tuần qua. Sản lượng dầu của Mỹ đã giảm 11 tuần liên tiếp xuống trung bình 8,8 triệu thùng dầu/ngày từ mức đỉnh 9,7 triệu thùng dầu/ngày vào tháng 4/2015.
“Sản lượng dầu của Mỹ đang trong xu thế giảm trong khi nhu cầu tăng sẽ sớm đẩy giá dầu lên trên mức 50 USD/thùng”, chuyên gia phân tích tại Price Futures Group, ông Phil Flynn, nhận định.
Hãng tư vấn Wood Mackenzine trong báo cáo ra hồi tháng trước cho rằng 50 công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới cần giá dầu bình quân ở 53 USD/thùng để ngăn chảy máu dòng tiền. Đối với các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ, giá dầu có thể cần phải tăng lên khoảng 55 USD/thùng trước khi các công ty tái khởi động hoạt động khai thác.
Cơ hội nào cho Nga?
Giá dầu thế giới chạm ngưỡng 50 USD/thùng được xem là một tín hiệu vui và cơ hội lớn cho nền kinh tế Nga.
Thứ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Nga Alexei Vedev từng dự đoán rằng kinh tế nước này sẽ phải chịu một cú sốc thứ 2 nếu giá dầu giữ ở mức 40 USD/thùng và Nga phải mất 5 năm để kinh tế quay trở lại tình trạng trước khủng hoảng.
Những nhà sản xuất dầu mỏ như Nga dựa nhiều vào nguồn thu từ xuất khẩu năng lượng đã bị ảnh hưởng nặng nề với việc giá dầu lao dốc từ mức 115 USD/thùng vào tháng 6/2014 xuống còn 40 USD/thùng trong tháng 3/2016.
Việc giá dầu lên sát 50 USD/thùng đang mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành xuất khẩu năng lượng của Nga đồng thời từng bước tháo gỡ những khó khăn của nền kinh tế trong nước.
Theo Bộ Kinh tế Nga, kế hoạch hồi sinh nền kinh tế đất nước sẽ cần tới khoảng 880 tỷ rúp (11,7 tỷ USD). Một phần khoản tiền trên đã được đưa vào trong ngân sách 2016 của Nga, song chính phủ Nga vẫn cần tìm kiếm các nguồn tài chính bổ sung.
Khoảng 185 tỷ rub sẽ lấy từ quỹ chống khủng hoảng và hiện Nga vẫn còn một khoản tiền để lại từ ngân sách năm 2015, nhưng chừng đó không đủ đáp ứng kế hoạch trên.
Vì thế, Nga đã lên kế hoạch chuyển mình để ứng phó với tình cảnh ảm đạm của thị trường dầu mỏ thế giới.
Hồi tháng 1/2016, phát biểu tại Diễn đàn quốc tế Gaidar thường niên lần thứ 7 với chủ đề “Nga và thế giới: Hướng tới tương lai”, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã kêu gọi chuẩn bị cho “tình huống xấu nhất” giống như ở các nước khác và nếu giá dầu tiếp tục giảm cần điều chỉnh ngân sách.
Thậm chí, Phó Thủ tướng Igor Shuvalov cũng đã chỉ thị cho các bộ trưởng chuẩn bị cho các “kịch bản căng thẳng” khác nhau, theo đó giá dầu Urals ở các mức 25USD, 35USD và 45USD/thùng.
Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov cho biết, bộ của ông sẽ trình đề xuất để điều chỉnh ngân sách năm 2016 vì nếu không như vậy, Nga sẽ lặp lại cuộc khủng hoảng năm 1998.
Giá dầu lên sát 50 USD/thùng
Từ đầu năm 2016 đến nay, giá dầu trên thị trường thế giới ước tính đã tăng được 30%.
Trong phiên giao dịch hôm 25/5, giá dầu thế giới tăng lên mức đỉnh mới của năm 2016 sau khi Bộ Năng lượng Mỹ công bố dự trữ dầu thô của Mỹ giảm trong tuần trước.
Trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7/2016 tăng 94 cent tương đương 1,9% lên 49,56 USD/thùng, mức đóng cửa cao nhất từ tháng 10/2015.
Thị trường London, giá dầu Brent cùng kỳ hạn tăng 1,13 USD/thùng tức 2,3% lên 49,74 USD/thùng - mức cao nhất tính từ đầu tháng 11/2015.
Trước đó, Cơ quan Thông tin Năng lượng thuộc Bộ Năng lượng Mỹ (EIA) đã công bố dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 4,2 triệu thùng trong tuần qua. Sản lượng dầu của Mỹ đã giảm 11 tuần liên tiếp xuống trung bình 8,8 triệu thùng dầu/ngày từ mức đỉnh 9,7 triệu thùng dầu/ngày vào tháng 4/2015.
“Sản lượng dầu của Mỹ đang trong xu thế giảm trong khi nhu cầu tăng sẽ sớm đẩy giá dầu lên trên mức 50 USD/thùng”, chuyên gia phân tích tại Price Futures Group, ông Phil Flynn, nhận định.
Hãng tư vấn Wood Mackenzine trong báo cáo ra hồi tháng trước cho rằng 50 công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới cần giá dầu bình quân ở 53 USD/thùng để ngăn chảy máu dòng tiền. Đối với các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ, giá dầu có thể cần phải tăng lên khoảng 55 USD/thùng trước khi các công ty tái khởi động hoạt động khai thác.
Cơ hội nào cho Nga?
Giá dầu thế giới chạm ngưỡng 50 USD/thùng được xem là một tín hiệu vui và cơ hội lớn cho nền kinh tế Nga.
Thứ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Nga Alexei Vedev từng dự đoán rằng kinh tế nước này sẽ phải chịu một cú sốc thứ 2 nếu giá dầu giữ ở mức 40 USD/thùng và Nga phải mất 5 năm để kinh tế quay trở lại tình trạng trước khủng hoảng.
Những nhà sản xuất dầu mỏ như Nga dựa nhiều vào nguồn thu từ xuất khẩu năng lượng đã bị ảnh hưởng nặng nề với việc giá dầu lao dốc từ mức 115 USD/thùng vào tháng 6/2014 xuống còn 40 USD/thùng trong tháng 3/2016.
Việc giá dầu lên sát 50 USD/thùng đang mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành xuất khẩu năng lượng của Nga đồng thời từng bước tháo gỡ những khó khăn của nền kinh tế trong nước.
Theo Bộ Kinh tế Nga, kế hoạch hồi sinh nền kinh tế đất nước sẽ cần tới khoảng 880 tỷ rúp (11,7 tỷ USD). Một phần khoản tiền trên đã được đưa vào trong ngân sách 2016 của Nga, song chính phủ Nga vẫn cần tìm kiếm các nguồn tài chính bổ sung.
Khoảng 185 tỷ rub sẽ lấy từ quỹ chống khủng hoảng và hiện Nga vẫn còn một khoản tiền để lại từ ngân sách năm 2015, nhưng chừng đó không đủ đáp ứng kế hoạch trên.
Vì thế, Nga đã lên kế hoạch chuyển mình để ứng phó với tình cảnh ảm đạm của thị trường dầu mỏ thế giới.
Hồi tháng 1/2016, phát biểu tại Diễn đàn quốc tế Gaidar thường niên lần thứ 7 với chủ đề “Nga và thế giới: Hướng tới tương lai”, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã kêu gọi chuẩn bị cho “tình huống xấu nhất” giống như ở các nước khác và nếu giá dầu tiếp tục giảm cần điều chỉnh ngân sách.
Thậm chí, Phó Thủ tướng Igor Shuvalov cũng đã chỉ thị cho các bộ trưởng chuẩn bị cho các “kịch bản căng thẳng” khác nhau, theo đó giá dầu Urals ở các mức 25USD, 35USD và 45USD/thùng.
Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov cho biết, bộ của ông sẽ trình đề xuất để điều chỉnh ngân sách năm 2016 vì nếu không như vậy, Nga sẽ lặp lại cuộc khủng hoảng năm 1998.
Huy Hoàng - Báo Đất Việt (Tổng hợp)
Relate Threads