Sáng nay 7-1, sau khi thị trường chứng khoán (TTCK) Trung Quốc ngưng giao dịch, giá dầu thô đã giảm xuống mức thấp nhất trong 12 năm qua. Chứng khoán toàn cầu cũng giảm theo trong khi nhà đầu tư đổ xô mua vàng và yen Nhật để tránh rủi ro.
Tính đến 15 giờ 40 ngày 7-1 (giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent giao tháng 2-2016 giảm 5,9% so với hôm qua, xuống còn 32,32 đô la Mỹ/thùng; trong khi giá dầu thô WTI giao tháng 2-2016 giảm 4,2% so với hôm qua, xuống còn 32,53 đô la Mỹ/thùng - mức thấp nhất kể từ tháng 12-2003.
Cùng lúc, giá vàng giao ngay tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 6-11, giao dịch quanh mức 1.100 đô la Mỹ/ounce.
Đồng yen Nhật Bản so với đô la Mỹ cũng tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 24-8, 1 đô la Mỹ đổi được 117,75 yen.
* Viện dầu mỏ Mỹ (API) ngày 7-1 nhận định "sự thờ ơ" của thị trường dầu mỏ thế giới trước tình trạng căng thẳng leo thang giữa Ả-rập Saudi và Iran cho thấy các nhà sản xuất dầu mỏ Mỹ đang đóng vai trò “người thay đổi cuộc chơi” trên thị trường. Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành API, ông Jack Gerard, cho biết Mỹ hiện là nhà sản xuất dầu thô số một thế giới, giữ vai trò chi phối thị trường, điều khó thấy ở thập niên trước.
API ước tính ngành công nghiệp dầu khí Mỹ đóng góp khoảng 1.200 tỉ đô la Mỹ cho nền kinh tế lớn nhất thế giới – xấp xỉ quy mô GDP (tổng sản phẩm quốc nội) của Mexico.
Nghiên cứu của Wood Mackenzie cho thấy ngành công nghiệp dầu mỏ sẽ tạo thêm 1 triệu việc làm tại Mỹ vào năm 2025, nếu các chính sách năng lượng đúng hướng.
Tính đến 15 giờ 40 ngày 7-1 (giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent giao tháng 2-2016 giảm 5,9% so với hôm qua, xuống còn 32,32 đô la Mỹ/thùng; trong khi giá dầu thô WTI giao tháng 2-2016 giảm 4,2% so với hôm qua, xuống còn 32,53 đô la Mỹ/thùng - mức thấp nhất kể từ tháng 12-2003.
Cùng lúc, giá vàng giao ngay tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 6-11, giao dịch quanh mức 1.100 đô la Mỹ/ounce.
* Viện dầu mỏ Mỹ (API) ngày 7-1 nhận định "sự thờ ơ" của thị trường dầu mỏ thế giới trước tình trạng căng thẳng leo thang giữa Ả-rập Saudi và Iran cho thấy các nhà sản xuất dầu mỏ Mỹ đang đóng vai trò “người thay đổi cuộc chơi” trên thị trường. Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành API, ông Jack Gerard, cho biết Mỹ hiện là nhà sản xuất dầu thô số một thế giới, giữ vai trò chi phối thị trường, điều khó thấy ở thập niên trước.
API ước tính ngành công nghiệp dầu khí Mỹ đóng góp khoảng 1.200 tỉ đô la Mỹ cho nền kinh tế lớn nhất thế giới – xấp xỉ quy mô GDP (tổng sản phẩm quốc nội) của Mexico.
Nghiên cứu của Wood Mackenzie cho thấy ngành công nghiệp dầu mỏ sẽ tạo thêm 1 triệu việc làm tại Mỹ vào năm 2025, nếu các chính sách năng lượng đúng hướng.
Theo: Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Relate Threads