Tổng thống Nga Vladimir Putin sắp thực hiện giấc mơ 10 năm của nước này: dầu thô Nga được định giá ở Nga.
Theo Bloomberg, sàn giao dịch hàng hóa lớn nhất Nga với chủ tịch là ông Igor Sechin, đồng minh của Tổng thống Putin, hiện cố gắng thu hút các hãng kinh doanh dầu quốc tế tham gia thị trường tương lai mới nổi của họ.
Mục đích của việc này là tăng doanh thu từ dầu thô Urals nhờ ngắt cơ chế thiết lập giá với giá dầu Brent, chuẩn giá dầu được sử dụng nhiều nhất thế giới. Ngoài ra, động thái này cũng là để ngưng niêm yết giá dầu bằng đô la Mỹ.
“Mục đích là tạo ra một hệ thống, nơi dầu thô Nga được định giá và giao dịch công bằng, thẳng thắn”, ông Alexei Rybnikov, chủ tịch Sàn Giao dịch Hàng hóa St. Petersburg, hay còn gọi là Spimex, nói qua điện thoại.
Nga xuất khẩu khoảng một nửa dầu thô họ sản xuất, và từ lâu đã phàn nàn về mức giảm giá của loại dầu có chất lượng thấp hơn là Urals khi so sánh với mức giảm giá của dầu thô Brent Biển Bắc, loại vốn được đánh giá bởi hãng Platts. Nga đang đối mặt với viễn cảnh thâm hụt ngân sách tồi tệ nhất từ năm 2010 và cần triệt để từng USD doanh thu dầu khí.
Có thị trường kỳ hạn riêng sẽ cải thiện khả năng định giá dầu của Nga, cũng như giúp các doanh nghiệp nước này tạo thêm thu nhập từ giao dịch thương mại, ông Rybnikov nói.
Tuy vậy, nhà phân tích Richard Mallinson thuộc hãng Energy Aspects cho hay: “Thực tế là Điện Kremlin luôn có khả năng tham gia sâu vào ngành công nghiệp dầu mỏ Nga. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng đề xuất trên có thể được lập ra để cố gắng đẩy giá lên cao hơn, và điều đó không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc định giá hiệu quả”.
Nhà phân tích thị trường dầu mỏ Ehsan Ul-Haq thuộc hãng KBC Energy Economics cho rằng mức điều chỉnh khối lượng xuất khẩu dầu thô của Nga cũng có thể có động cơ chính trị. Ngoài ra, biến động đồng rúp Nga cũng khiến nhiều doanh nghiệp e ngại.
Để thu hút các nhà đầu tư, Ngân hàng Trung ương Nga đang rục rịch sửa đổi luật nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận các loại hàng hóa được giao dịch của nước này. Ngân hàng sẽ hỗ trợ Spimex trong việc bắt đầu định giá dầu xuất khẩu. Các hãng năng lượng Nga lớn như Rosneft, Lukoil và Gazprom ủng hộ thị trường tương lai mới và có thể trở thành những cái tên làm nên thị trường.
Kế hoạch của Moscow gợi nhắc nỗ lực cung cấp dầu thô xuất khẩu tương lai Nga của Sàn Giao dịch Hàng hóa New York hồi cuối năm 2006. Công ty Nymex, hãng hiện thuộc CME Group, đã ngưng hợp đồng trên sáu năm sau đó.
Moscow không đơn độc trong nỗ lực thay đổi việc định giá dầu thế giới. Trung Quốc, cùng với Mỹ là một trong hai nước nhập khẩu dầu lớn nhất, đã có hai thập kỷ thực hiện điều tương tự. Iran và Venezuela, hai trong số các thành viên thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã giao dịch dầu thô sử dụng đồng tiền khác thay cho USD.
Mục đích của việc này là tăng doanh thu từ dầu thô Urals nhờ ngắt cơ chế thiết lập giá với giá dầu Brent, chuẩn giá dầu được sử dụng nhiều nhất thế giới. Ngoài ra, động thái này cũng là để ngưng niêm yết giá dầu bằng đô la Mỹ.
“Mục đích là tạo ra một hệ thống, nơi dầu thô Nga được định giá và giao dịch công bằng, thẳng thắn”, ông Alexei Rybnikov, chủ tịch Sàn Giao dịch Hàng hóa St. Petersburg, hay còn gọi là Spimex, nói qua điện thoại.
Nga xuất khẩu khoảng một nửa dầu thô họ sản xuất, và từ lâu đã phàn nàn về mức giảm giá của loại dầu có chất lượng thấp hơn là Urals khi so sánh với mức giảm giá của dầu thô Brent Biển Bắc, loại vốn được đánh giá bởi hãng Platts. Nga đang đối mặt với viễn cảnh thâm hụt ngân sách tồi tệ nhất từ năm 2010 và cần triệt để từng USD doanh thu dầu khí.
Có thị trường kỳ hạn riêng sẽ cải thiện khả năng định giá dầu của Nga, cũng như giúp các doanh nghiệp nước này tạo thêm thu nhập từ giao dịch thương mại, ông Rybnikov nói.
Tuy vậy, nhà phân tích Richard Mallinson thuộc hãng Energy Aspects cho hay: “Thực tế là Điện Kremlin luôn có khả năng tham gia sâu vào ngành công nghiệp dầu mỏ Nga. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng đề xuất trên có thể được lập ra để cố gắng đẩy giá lên cao hơn, và điều đó không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc định giá hiệu quả”.
Nhà phân tích thị trường dầu mỏ Ehsan Ul-Haq thuộc hãng KBC Energy Economics cho rằng mức điều chỉnh khối lượng xuất khẩu dầu thô của Nga cũng có thể có động cơ chính trị. Ngoài ra, biến động đồng rúp Nga cũng khiến nhiều doanh nghiệp e ngại.
Để thu hút các nhà đầu tư, Ngân hàng Trung ương Nga đang rục rịch sửa đổi luật nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận các loại hàng hóa được giao dịch của nước này. Ngân hàng sẽ hỗ trợ Spimex trong việc bắt đầu định giá dầu xuất khẩu. Các hãng năng lượng Nga lớn như Rosneft, Lukoil và Gazprom ủng hộ thị trường tương lai mới và có thể trở thành những cái tên làm nên thị trường.
Kế hoạch của Moscow gợi nhắc nỗ lực cung cấp dầu thô xuất khẩu tương lai Nga của Sàn Giao dịch Hàng hóa New York hồi cuối năm 2006. Công ty Nymex, hãng hiện thuộc CME Group, đã ngưng hợp đồng trên sáu năm sau đó.
Moscow không đơn độc trong nỗ lực thay đổi việc định giá dầu thế giới. Trung Quốc, cùng với Mỹ là một trong hai nước nhập khẩu dầu lớn nhất, đã có hai thập kỷ thực hiện điều tương tự. Iran và Venezuela, hai trong số các thành viên thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã giao dịch dầu thô sử dụng đồng tiền khác thay cho USD.
Thu Thảo - Báo Thanh Niên
Relate Threads