Ngay cả khi giá dầu thô đang ở đỉnh cao, việc đầu tư, khai thác các mỏ dầu khí cận biên, có trữ lượng nhỏ, sản lượng thấp, hiệu quả không cao, vốn đã không hấp dẫn các công ty dầu khí quốc tế. Bởi họ luôn đặt tỷ suất lợi nhuận làm ưu tiên lựa chọn, trong khi còn nhiều cơ hội đầu tư ở các nước. Việc tham gia phát triển khai thác các mỏ nhỏ thường chỉ nhằm vớt vát, bù đắp chi phí đã bỏ ra trong giai đoạn tìm kiếm thăm dò. Nên khi giá dầu chỉ còn phân nửa, thậm chí phá kỷ lục giá thấp, càng sản xuất càng lỗ, thì đối tượng đầu tiên để xem xét dừng khai thác, đóng mỏ chính là các mỏ sản lượng thấp, chi phí cao. Sông Đốc là một trong những thí dụ.
Vượt khó bằng nội lực
Mỏ Sông Đốc ở khu vực nước sâu, xa bờ, trữ lượng còn không nhiều, hàm lượng nước xâm nhập từ 50% đến 90%, việc tổ chức khai thác, thu gom khá phức tạp, chi phí cao. Rất nhiều trăn trở, suy tư của những người đứng mũi chịu sào ở ngành dầu khí và Tổng Công ty thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) trong việc ra quyết định về bước đi tiếp theo ở mỏ Sông Đốc. Theo cơ chế truyền thống, chắc chắn phải dừng khai thác và triển khai việc thu dọn mỏ, vì đã tìm mọi phương cách cắt giảm các dịch vụ phụ trợ, đàm phán với các nhà cung cấp giảm giá dịch vụ thiết yếu, để hạ giá thành khai thác.
Tuy nhiên, với các chi phí của hoạt động khai thác dầu khí thì nhà sản xuất vẫn lỗ nặng. Nhưng vẫn còn đó hàng triệu thùng dầu, trị giá hàng triệu USD, không thể bỏ phí. Hơn nữa, chi phí cho công tác thu dọn mỏ cũng tốn vài chục triệu USD. Sau khi cân nhắc kỹ, lãnh đạo PVEP đã mạnh dạn đề xuất với Chính phủ, Bộ Công thương, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, phương án tạo cơ chế điều hành phi lợi nhuận mỏ Sông Đốc, để khai thác tận thu mỏ. Điểm cốt lõi, phương thức này sẽ giúp Nhà nước thu về được khoảng 10 triệu USD doanh thu dầu thô tại mỏ này và người lao động có công ăn việc làm. Đây là cơ chế có tính đặc thù, chỉ dành riêng cho mỏ Sông Đốc, nơi hoàn toàn do người Việt Nam tự điều hành.
Mỏ Sông Đốc - lô 46/13 nằm trong Bể Malay - Thổ Chu cách mũi Cà Mau khoảng 205 km về phía tây nam và cách mỏ Bunga Kekwa - Ma-lai-xi-a đang khai thác dầu khí khoảng 30 km về phía tây bắc. Mỏ được đưa vào khai thác từ ngày 24-11-2008 và được vận hành bởi Công ty Điều hành chung Trường Sơn (TS JOC). Với sự tham gia của các bên nhà thầu gồm PVEP 40%, Talisman Vietnam 30% và Petronas Carigali Overseas 30%. Sau 5 năm vận hành và khai thác không mang lại hiệu quả kinh tế như mong muốn, TS JOC đã dừng dự án và bàn giao lại mỏ Sông Đốc cho Chính phủ Việt Nam từ 24-11-2013.
Thay vì phải triển khai công tác thu dọn mỏ ngay, PVEP đã được Chính phủ, Bộ Công thương và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tin tưởng giao nhiệm vụ tiếp quản và vận hành mỏ Sông Đốc, nhằm tận thu tối đa nguồn tài nguyên, đồng thời mang về nguồn thu cho ngân sách và bảo đảm kế hoạch sản lượng khai thác của ngành dầu khí.
Nhận bàn giao vận hành mỏ, PVEP đã khẩn trương triển khai xây dựng mô hình điều hành quản lý mới, thiết lập các quy trình, quy chế vận hành khai thác khoa học, phù hợp, trong đó phân công Ban Phát triển Khai thác là hạt nhân, phối hợp các ban chuyên môn điều hành công tác vận hành khai thác mỏ. Về con người, Ban lãnh đạo PVEP đã đặt trọn niềm tin vào đội ngũ kỹ sư, mạnh dạn sử dụng “nội lực”, đưa anh em vào “thử lửa”, để dần thay thế toàn bộ chuyên gia nước ngoài bằng cán bộ điều hành, kỹ sư người Việt Nam. PVEP cũng rà soát lại nhu cầu về vật tư, thiết bị để tiết giảm chi phí mua sắm không cần thiết, cắt giảm các chi phí gián tiếp, đồng thời tích cực đàm phán với các nhà thầu dịch vụ cung cấp tàu FPSO, tàu dịch vụ. Thành công trong đàm phán đã giảm giá các dịch vụ, không mất chi phí thuê tàu FPSO, thay thế tàu dịch vụ hỗ trợ bằng tàu công suất nhỏ hơn với giá thành thấp...
Bên cạnh đó, việc phát động phong trào đóng góp sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã mang lại nhiều giải pháp hợp lý hóa sản xuất; góp phần nâng cao hiệu suất làm việc của hệ thống thiết bị khai thác, giảm giá thành khai thác và tăng hiệu quả kinh tế cho mỏ. Trong đó, nổi bật là hai sáng kiến “Nâng cấp chương trình điều khiển máy nén khí gas Lift” và “Thay thế ống flexible điều khiển thủy lực cao áp tới các van an toàn trên đầu giếng bằng loại ống thép turbin 1/2 inch” với giá trị làm lợi trực tiếp cho dự án 250 nghìn USD. Với việc tiến hành đồng bộ các biện pháp trên đã giúp PVEP giảm chi phí vận hành mỏ tới 15% và chi phí G&A (quản lý, hành chính) tới 50% so với TS JOC.
Sau hơn hai năm từ thời điểm chuyển giao, mỏ Sông Đốc luôn được PVEP vận hành tuyệt đối an toàn với hiệu suất của hệ thống thiết bị khai thác đạt mức trung bình 99,9%, là một kỳ tích trong ngành công nghiệp khai thác dầu khí ngoài khơi. Công tác quản lý mỏ cũng đã được PVEP thực hiện và giám sát chặt chẽ nhằm hạn chế sự suy giảm sản lượng.
Kết quả, PVEP thu thêm hơn 2 triệu thùng dầu, bảo đảm việc làm cho 50 chuyên gia, kỹ sư người Việt Nam, đem về cho đất nước hơn 100 triệu USD. Hơn thế, thành công của PVEP trong việc tự vận hành mỏ Sông Đốc còn góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, giữ gìn chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Hiệu quả từ giải pháp linh hoạt
Là người dành trọn tâm huyết và trực tiếp đóng góp nhiều ý tưởng, sáng kiến trong công tác chỉ đạo việc tổ chức tự lực điều hành mỏ Sông Đốc, Tổng Giám đốc PVEP, Tiến sĩ Ngô Hữu Hải cho biết, trước tình trạng giá dầu trên thị trường thế giới giảm sâu, thậm chí xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 14 năm trở lại đây, vào ngày 20-1-2016 khi giá dầu chỉ còn 26,55 USD/thùng, PVEP đã tìm mọi cách xoay trở để duy trì và ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ứng phó các diễn biến phức tạp của thị trường, bên cạnh những giải pháp triệt để “thắt lưng, buộc bụng”, PVEP đã xây dựng các kịch bản doanh thu, hiệu quả kinh tế của mỗi dự án khai thác nói chung và tại mỏ Sông Đốc nói riêng, tương ứng từng mức giá dầu trung bình từ 10 đến 55 USD, để chủ động điều hành hoạt động và tối ưu hóa tình hình tài chính.
Tuy nhiên ở mỏ Sông Đốc, với đặc thù sản lượng khai thác nhỏ trong khi vẫn cần những phương tiện, trang bị, dịch vụ cơ bản cho hoạt động khai thác ở vị trí xa bờ, giá thành sản phẩm bị đội lên là điều dễ hiểu. Việc vận dụng các sáng kiến, sáng chế tiếp tục được đẩy mạnh, đã tạo những dấu mốc ấn tượng khi giảm được hơn 10 USD chi phí sản xuất trên mỗi thùng dầu. Nhưng cộng với chi phí khấu hao, chi phí quản lý, các loại thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp... thì giá thành dầu thô khai thác từ mỏ vẫn ở trên mức 50 USD/thùng, khiến bài toán hiệu quả trong hoạt động khai thác ở mỏ Sông Đốc trở nên hết sức khó khăn.
Giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, tại buổi làm việc với đội ngũ lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam ngày 22-4-2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí lãnh đạo tham gia đoàn công tác đã lắng nghe và cùng trao đổi, tìm hiểu thực trạng, những khó khăn, vướng mắc của Tập đoàn và các đơn vị thành viên. Khẳng định phương châm của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2020 là kiến tạo, hỗ trợ phát triển cho các doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Tổ công tác do Thứ trưởng Bộ Công thương làm Tổ trưởng, cùng đại diện Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, rà soát các vấn đề liên quan và đề xuất các giải pháp khả thi. Đối với vấn đề của mỏ Sông Đốc, giữa việc cho dừng sản xuất, đóng mỏ hay không, Chính phủ đã chủ trương giao PVEP khai thác tận thu dầu khí, đóng góp thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước, bằng cơ chế đặc biệt - điều hành phi lợi nhuận theo đề xuất.
Thực tế tại nhiều nước sản xuất dầu cũng đã phải giảm, giãn thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp cho các công ty dầu. Điển hình như chính quyền bang Texas, Mỹ, cũng đã lần đầu tiên miễn thuế tài nguyên cho các mỏ dầu sản lượng nhỏ và nhiều nước sản xuất dầu cũng đang xem xét áp dụng các chính sách miễn, giảm thuế cho hoạt động khai thác dầu khí trong giai đoạn giá dầu thấp. Ở nước ta, việc miễn, ưu đãi thuế cho một số ngành nghề tại những thời điểm nhất định là một trong những chính sách được áp dụng khá phổ biến khi Nhà nước chủ trương hỗ trợ các ngành nghề, doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Sự hỗ trợ kịp thời của Chính phủ đã cho thấy sự vào cuộc quyết liệt, có giải pháp kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp phát triển của Chính phủ nhiệm kỳ mới. Quyết định đó dựa trên những đề xuất tâm huyết, sáng tạo từ cơ sở, sự tham mưu chuẩn xác, đầy trách nhiệm của các cơ quan quản lý. Tất cả đều vì cái chung, vì lợi ích của đất nước, của nhân dân.
Vượt khó bằng nội lực
Mỏ Sông Đốc ở khu vực nước sâu, xa bờ, trữ lượng còn không nhiều, hàm lượng nước xâm nhập từ 50% đến 90%, việc tổ chức khai thác, thu gom khá phức tạp, chi phí cao. Rất nhiều trăn trở, suy tư của những người đứng mũi chịu sào ở ngành dầu khí và Tổng Công ty thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) trong việc ra quyết định về bước đi tiếp theo ở mỏ Sông Đốc. Theo cơ chế truyền thống, chắc chắn phải dừng khai thác và triển khai việc thu dọn mỏ, vì đã tìm mọi phương cách cắt giảm các dịch vụ phụ trợ, đàm phán với các nhà cung cấp giảm giá dịch vụ thiết yếu, để hạ giá thành khai thác.
Tuy nhiên, với các chi phí của hoạt động khai thác dầu khí thì nhà sản xuất vẫn lỗ nặng. Nhưng vẫn còn đó hàng triệu thùng dầu, trị giá hàng triệu USD, không thể bỏ phí. Hơn nữa, chi phí cho công tác thu dọn mỏ cũng tốn vài chục triệu USD. Sau khi cân nhắc kỹ, lãnh đạo PVEP đã mạnh dạn đề xuất với Chính phủ, Bộ Công thương, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, phương án tạo cơ chế điều hành phi lợi nhuận mỏ Sông Đốc, để khai thác tận thu mỏ. Điểm cốt lõi, phương thức này sẽ giúp Nhà nước thu về được khoảng 10 triệu USD doanh thu dầu thô tại mỏ này và người lao động có công ăn việc làm. Đây là cơ chế có tính đặc thù, chỉ dành riêng cho mỏ Sông Đốc, nơi hoàn toàn do người Việt Nam tự điều hành.
Mỏ Sông Đốc - lô 46/13 nằm trong Bể Malay - Thổ Chu cách mũi Cà Mau khoảng 205 km về phía tây nam và cách mỏ Bunga Kekwa - Ma-lai-xi-a đang khai thác dầu khí khoảng 30 km về phía tây bắc. Mỏ được đưa vào khai thác từ ngày 24-11-2008 và được vận hành bởi Công ty Điều hành chung Trường Sơn (TS JOC). Với sự tham gia của các bên nhà thầu gồm PVEP 40%, Talisman Vietnam 30% và Petronas Carigali Overseas 30%. Sau 5 năm vận hành và khai thác không mang lại hiệu quả kinh tế như mong muốn, TS JOC đã dừng dự án và bàn giao lại mỏ Sông Đốc cho Chính phủ Việt Nam từ 24-11-2013.
Thay vì phải triển khai công tác thu dọn mỏ ngay, PVEP đã được Chính phủ, Bộ Công thương và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tin tưởng giao nhiệm vụ tiếp quản và vận hành mỏ Sông Đốc, nhằm tận thu tối đa nguồn tài nguyên, đồng thời mang về nguồn thu cho ngân sách và bảo đảm kế hoạch sản lượng khai thác của ngành dầu khí.
Nhận bàn giao vận hành mỏ, PVEP đã khẩn trương triển khai xây dựng mô hình điều hành quản lý mới, thiết lập các quy trình, quy chế vận hành khai thác khoa học, phù hợp, trong đó phân công Ban Phát triển Khai thác là hạt nhân, phối hợp các ban chuyên môn điều hành công tác vận hành khai thác mỏ. Về con người, Ban lãnh đạo PVEP đã đặt trọn niềm tin vào đội ngũ kỹ sư, mạnh dạn sử dụng “nội lực”, đưa anh em vào “thử lửa”, để dần thay thế toàn bộ chuyên gia nước ngoài bằng cán bộ điều hành, kỹ sư người Việt Nam. PVEP cũng rà soát lại nhu cầu về vật tư, thiết bị để tiết giảm chi phí mua sắm không cần thiết, cắt giảm các chi phí gián tiếp, đồng thời tích cực đàm phán với các nhà thầu dịch vụ cung cấp tàu FPSO, tàu dịch vụ. Thành công trong đàm phán đã giảm giá các dịch vụ, không mất chi phí thuê tàu FPSO, thay thế tàu dịch vụ hỗ trợ bằng tàu công suất nhỏ hơn với giá thành thấp...
Sau hơn hai năm từ thời điểm chuyển giao, mỏ Sông Đốc luôn được PVEP vận hành tuyệt đối an toàn với hiệu suất của hệ thống thiết bị khai thác đạt mức trung bình 99,9%, là một kỳ tích trong ngành công nghiệp khai thác dầu khí ngoài khơi. Công tác quản lý mỏ cũng đã được PVEP thực hiện và giám sát chặt chẽ nhằm hạn chế sự suy giảm sản lượng.
Kết quả, PVEP thu thêm hơn 2 triệu thùng dầu, bảo đảm việc làm cho 50 chuyên gia, kỹ sư người Việt Nam, đem về cho đất nước hơn 100 triệu USD. Hơn thế, thành công của PVEP trong việc tự vận hành mỏ Sông Đốc còn góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, giữ gìn chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Hiệu quả từ giải pháp linh hoạt
Là người dành trọn tâm huyết và trực tiếp đóng góp nhiều ý tưởng, sáng kiến trong công tác chỉ đạo việc tổ chức tự lực điều hành mỏ Sông Đốc, Tổng Giám đốc PVEP, Tiến sĩ Ngô Hữu Hải cho biết, trước tình trạng giá dầu trên thị trường thế giới giảm sâu, thậm chí xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 14 năm trở lại đây, vào ngày 20-1-2016 khi giá dầu chỉ còn 26,55 USD/thùng, PVEP đã tìm mọi cách xoay trở để duy trì và ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ứng phó các diễn biến phức tạp của thị trường, bên cạnh những giải pháp triệt để “thắt lưng, buộc bụng”, PVEP đã xây dựng các kịch bản doanh thu, hiệu quả kinh tế của mỗi dự án khai thác nói chung và tại mỏ Sông Đốc nói riêng, tương ứng từng mức giá dầu trung bình từ 10 đến 55 USD, để chủ động điều hành hoạt động và tối ưu hóa tình hình tài chính.
Tuy nhiên ở mỏ Sông Đốc, với đặc thù sản lượng khai thác nhỏ trong khi vẫn cần những phương tiện, trang bị, dịch vụ cơ bản cho hoạt động khai thác ở vị trí xa bờ, giá thành sản phẩm bị đội lên là điều dễ hiểu. Việc vận dụng các sáng kiến, sáng chế tiếp tục được đẩy mạnh, đã tạo những dấu mốc ấn tượng khi giảm được hơn 10 USD chi phí sản xuất trên mỗi thùng dầu. Nhưng cộng với chi phí khấu hao, chi phí quản lý, các loại thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp... thì giá thành dầu thô khai thác từ mỏ vẫn ở trên mức 50 USD/thùng, khiến bài toán hiệu quả trong hoạt động khai thác ở mỏ Sông Đốc trở nên hết sức khó khăn.
Giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, tại buổi làm việc với đội ngũ lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam ngày 22-4-2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí lãnh đạo tham gia đoàn công tác đã lắng nghe và cùng trao đổi, tìm hiểu thực trạng, những khó khăn, vướng mắc của Tập đoàn và các đơn vị thành viên. Khẳng định phương châm của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2020 là kiến tạo, hỗ trợ phát triển cho các doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Tổ công tác do Thứ trưởng Bộ Công thương làm Tổ trưởng, cùng đại diện Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, rà soát các vấn đề liên quan và đề xuất các giải pháp khả thi. Đối với vấn đề của mỏ Sông Đốc, giữa việc cho dừng sản xuất, đóng mỏ hay không, Chính phủ đã chủ trương giao PVEP khai thác tận thu dầu khí, đóng góp thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước, bằng cơ chế đặc biệt - điều hành phi lợi nhuận theo đề xuất.
Thực tế tại nhiều nước sản xuất dầu cũng đã phải giảm, giãn thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp cho các công ty dầu. Điển hình như chính quyền bang Texas, Mỹ, cũng đã lần đầu tiên miễn thuế tài nguyên cho các mỏ dầu sản lượng nhỏ và nhiều nước sản xuất dầu cũng đang xem xét áp dụng các chính sách miễn, giảm thuế cho hoạt động khai thác dầu khí trong giai đoạn giá dầu thấp. Ở nước ta, việc miễn, ưu đãi thuế cho một số ngành nghề tại những thời điểm nhất định là một trong những chính sách được áp dụng khá phổ biến khi Nhà nước chủ trương hỗ trợ các ngành nghề, doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Sự hỗ trợ kịp thời của Chính phủ đã cho thấy sự vào cuộc quyết liệt, có giải pháp kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp phát triển của Chính phủ nhiệm kỳ mới. Quyết định đó dựa trên những đề xuất tâm huyết, sáng tạo từ cơ sở, sự tham mưu chuẩn xác, đầy trách nhiệm của các cơ quan quản lý. Tất cả đều vì cái chung, vì lợi ích của đất nước, của nhân dân.
LÊ VY - Báo Nhân Dân
Relate Threads