Một nhà máy xơ sợi được đầu tư với tổng vốn hơn 7.000 tỷ đồng từng được kỳ vọng lớn đã phải “đắp chiếu” từ năm 2015. Bao giờ dự án này vận hành trở lại vẫn là câu hỏi chưa dễ có lời hồi đáp đúng hẹn.
Tại Nhà máy xơ sợi Đình Vũ, Hải Phòng, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa tổ chức Hội thảo với chủ đề “Đánh giá công nghệ, sản phẩm và định hướng phương án khởi động lại Nhà máy xơ sợi Đình Vũ”.
Tham gia Hội thảo có đại diện PVN cùng đại diện Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), Viện trưởng Viện Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Bông sợi Việt Nam… cùng một số doanh nghiệp sợi đến từ Vĩnh Phúc, Nam Định…
Hội thảo được PVN tổ chức nhằm thông tin đến khách hàng và đối tác về xu hướng công nghệ, khả năng sản xuất sản phẩm của nhà máy và khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường xơ sợi tổng hợp của Việt Nam.
Nhu cầu về xơ sợi tổng hợp của các doanh nghiệp Việt Nam vào khoảng 500 nghìn tấn/năm. Nhiều lĩnh vực đang sử dụng xơ sợi polyester như trong may mặc sản xuất quần áo, chăn ga gối đệm, vải bọc bàn ghế, rèm cửa; sử dụng trong công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, vải lau, túi khí ô tô, sợi mành, thảm, băng tải, vải địa kỹ thuật; sử dụng trong y tế như bông băng, quần áo mổ sử dụng một lần, bỉm, tã lót…Đặc biệt, việc sử dụng xơ, sợi polyester trên thế giới và Việt Nam đều có xu hướng và sử dụng ngày càng nhiều.
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam Trương Văn Cẩm nhấn mạnh, việc cần thiết là tiếp tục kiến nghị Bộ Công Thương, Chính phủ cần giữ thuế suất thuế nhập khẩu 2% với mặt hàng xơ sợi nhập khẩu.
Đồng thời, để Nhà máy xơ sợi Đình Vũ hoạt động tốt, ổn định, PVN cần chú trọng hơn nữa vấn đề nhân lực, đặc biệt là việc chuyển giao, làm chủ công nghệ sản xuất xơ sợi tiên tiến. Chỉ có như vậy mới đảm bảo cho việc vận hành nhà máy được ổn định, lâu dài và hiệu quả.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên HĐQT Công ty CP Vinatex Nam Định cho hay, trước đây doanh nghiệp chỉ sử dụng 2 loại xơ nhập khẩu của Thái Lan và Đài Loan.
Khi xơ sợi PVTex được sản xuất, đơn vị đã cùng phối hợp sử dụng thử, tiến tới sản xuất sợi đạt chất lượng cao xuất khẩu ra thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản.
Để vận hành trở lại Nhà máy xơ sợi Đình Vũ, cần tới nguồn vốn lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng.
Ông Hùng lưu ý, PVTex phải đặc biệt chú ý ổn định chất lượng theo yêu cầu của khách hàng để từ đó khách hàng có thể xác định sản xuất sợi có chất lượng vào các thị trường trọng điểm.
Giám đốc Công ty Tam Liên, ông Nguyễn Huy Hoàng cho rằng, PVTex cần hoàn thiện nốt phần nhuộm là hoàn toàn làm chủ công nghệ sản xuất.
Trên thực tế, việc khởi động lại Nhà máy xơ sợi Đình Vũ không phải là điều dễ dàng.
Tại cuộc họp do Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh chủ trì với đai diện của các Tập đoàn, doanh nghiệp về các giải pháp triển khai, xử lý các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả cùa ngành công thương hôm 22/9/2017 đã khẳng định, tình trạng hiện tại của dự án PVTex là hết sức khó khăn và nhà máy vẫn chưa khởi động lại.
Ngày 24/4/2017, PVTex đã bị Tòa án Nhân dân quận Hải An, TP Hải Phòng xử và ra phán quyết thua kiện trong vụ tranh chấp với KCN Đình Vũ về việc PVTex chưa chi trả tiền điện, nước, hạ tầng cơ sở.
Khi bản án có hiệu lực, PVTex sẽ phải trả các khoản nợ gốc và lãi lên tới 72,9 tỷ đồng và án phí 180 triệu đồng.
Tuy nhiên, PVTex không có khả năng thu xếp nguồn trả nợ nên dẫn đến chậm thanh toán đối với các nghĩa vụ theo phán quyết của Tòa án, do vậy PVTex sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án, phong tỏa tài khoản, tạm thu giữ tài sản, tạm dừng chuyển nhượng quyền sở hữu.
Vốn cho khởi động lại Nhà máy cũng là vấn đề lớn khi Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nêu rõ, kinh phí khởi động lại Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ, do các cổ đông của các doanh nghiệp này xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật".
Nhà máy xơ sợi Đình Vũ là một trong những điển hình về đầu tư không hiệu quả. Với tổng vốn đầu tư lên tới 325 triệu USD (hơn 7.000 tỷ đồng), Nhà máy xơ sợi Đình Vũ dự định dùng nguyên liệu từ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất để chế biến thành xơ sợi, giúp ngành dệt may trong nước tự chủ một phần nguyên liệu.
Tính đến nay, dự án đã dừng hoạt động hơn 20 tháng. Do đó, việc khởi động lại thì sẽ mất thêm thời gian để khảo sát, đánh giá lại, chưa kể phần quan trọng nhất là kinh phí khởi động được xác định lên tới hàng trăm tỷ đồng, gồm: thanh toán các khoản nợ, khảo sát, đánh giá thưc trạng nhà máy...
Tại Nhà máy xơ sợi Đình Vũ, Hải Phòng, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa tổ chức Hội thảo với chủ đề “Đánh giá công nghệ, sản phẩm và định hướng phương án khởi động lại Nhà máy xơ sợi Đình Vũ”.
Tham gia Hội thảo có đại diện PVN cùng đại diện Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), Viện trưởng Viện Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Bông sợi Việt Nam… cùng một số doanh nghiệp sợi đến từ Vĩnh Phúc, Nam Định…
Hội thảo được PVN tổ chức nhằm thông tin đến khách hàng và đối tác về xu hướng công nghệ, khả năng sản xuất sản phẩm của nhà máy và khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường xơ sợi tổng hợp của Việt Nam.
Nhu cầu về xơ sợi tổng hợp của các doanh nghiệp Việt Nam vào khoảng 500 nghìn tấn/năm. Nhiều lĩnh vực đang sử dụng xơ sợi polyester như trong may mặc sản xuất quần áo, chăn ga gối đệm, vải bọc bàn ghế, rèm cửa; sử dụng trong công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, vải lau, túi khí ô tô, sợi mành, thảm, băng tải, vải địa kỹ thuật; sử dụng trong y tế như bông băng, quần áo mổ sử dụng một lần, bỉm, tã lót…Đặc biệt, việc sử dụng xơ, sợi polyester trên thế giới và Việt Nam đều có xu hướng và sử dụng ngày càng nhiều.
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam Trương Văn Cẩm nhấn mạnh, việc cần thiết là tiếp tục kiến nghị Bộ Công Thương, Chính phủ cần giữ thuế suất thuế nhập khẩu 2% với mặt hàng xơ sợi nhập khẩu.
Đồng thời, để Nhà máy xơ sợi Đình Vũ hoạt động tốt, ổn định, PVN cần chú trọng hơn nữa vấn đề nhân lực, đặc biệt là việc chuyển giao, làm chủ công nghệ sản xuất xơ sợi tiên tiến. Chỉ có như vậy mới đảm bảo cho việc vận hành nhà máy được ổn định, lâu dài và hiệu quả.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên HĐQT Công ty CP Vinatex Nam Định cho hay, trước đây doanh nghiệp chỉ sử dụng 2 loại xơ nhập khẩu của Thái Lan và Đài Loan.
Khi xơ sợi PVTex được sản xuất, đơn vị đã cùng phối hợp sử dụng thử, tiến tới sản xuất sợi đạt chất lượng cao xuất khẩu ra thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản.
Để vận hành trở lại Nhà máy xơ sợi Đình Vũ, cần tới nguồn vốn lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng.
Giám đốc Công ty Tam Liên, ông Nguyễn Huy Hoàng cho rằng, PVTex cần hoàn thiện nốt phần nhuộm là hoàn toàn làm chủ công nghệ sản xuất.
Trên thực tế, việc khởi động lại Nhà máy xơ sợi Đình Vũ không phải là điều dễ dàng.
Tại cuộc họp do Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh chủ trì với đai diện của các Tập đoàn, doanh nghiệp về các giải pháp triển khai, xử lý các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả cùa ngành công thương hôm 22/9/2017 đã khẳng định, tình trạng hiện tại của dự án PVTex là hết sức khó khăn và nhà máy vẫn chưa khởi động lại.
Ngày 24/4/2017, PVTex đã bị Tòa án Nhân dân quận Hải An, TP Hải Phòng xử và ra phán quyết thua kiện trong vụ tranh chấp với KCN Đình Vũ về việc PVTex chưa chi trả tiền điện, nước, hạ tầng cơ sở.
Khi bản án có hiệu lực, PVTex sẽ phải trả các khoản nợ gốc và lãi lên tới 72,9 tỷ đồng và án phí 180 triệu đồng.
Tuy nhiên, PVTex không có khả năng thu xếp nguồn trả nợ nên dẫn đến chậm thanh toán đối với các nghĩa vụ theo phán quyết của Tòa án, do vậy PVTex sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án, phong tỏa tài khoản, tạm thu giữ tài sản, tạm dừng chuyển nhượng quyền sở hữu.
Vốn cho khởi động lại Nhà máy cũng là vấn đề lớn khi Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nêu rõ, kinh phí khởi động lại Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ, do các cổ đông của các doanh nghiệp này xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật".
Nhà máy xơ sợi Đình Vũ là một trong những điển hình về đầu tư không hiệu quả. Với tổng vốn đầu tư lên tới 325 triệu USD (hơn 7.000 tỷ đồng), Nhà máy xơ sợi Đình Vũ dự định dùng nguyên liệu từ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất để chế biến thành xơ sợi, giúp ngành dệt may trong nước tự chủ một phần nguyên liệu.
Tính đến nay, dự án đã dừng hoạt động hơn 20 tháng. Do đó, việc khởi động lại thì sẽ mất thêm thời gian để khảo sát, đánh giá lại, chưa kể phần quan trọng nhất là kinh phí khởi động được xác định lên tới hàng trăm tỷ đồng, gồm: thanh toán các khoản nợ, khảo sát, đánh giá thưc trạng nhà máy...
Thế Hải
Báo Đầu tư
Báo Đầu tư
Relate Threads