Các nhà phân tích đang bị chia rẽ về những kết quả sẽ đạt được tại cuộc họp Doha có thể sẽ giúp đẩy giá dầu lên, nhưng cũng có thể lại một lần nữa đẩy giá dầu xuống thấp.
Các nước sản xuất dầu lớn trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ nhóm họp vào ngày mai (17/4) tại Doha (Qatar) để thảo luận về khả năng “đóng băng” sản lượng nhằm hỗ trợ giá dầu bị lao dốc do tình trạng dư cung, song Iran khẳng định không tán thành ý kiến trên chừng nào nước này chưa đạt được mức sản lượng như hồi trước khi bị áp lệnh trừng phạt.
Nhiều chuyên gia loại bỏ khả năng sẽ có một tác động lớn đến thị trường dầu mỏ, hiện vẫn đang trong tình trạng bấp bênh, bất chấp Nga, Saudi Arabia, Venezuela và Qatar hồi tháng Hai vừa qua đã đạt được một thỏa thuận về "đóng băng" sản lượng ở các mức như của tháng Một.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng đã đưa ra dự báo một thỏa thuận tại Doha sẽ có tác động hạn chế đến nguồn cung.
Trước cuộc họp này tại Doha, OPEC cũng đã hạ dự báo về sức tăng nhu cầu tiêu thụ dầu thế giới trong năm nay và dự báo sẽ còn tiếp tục giảm hơn nữa.
Dầu thô mất khoảng 60% giá trị kể từ giữa năm 2014 trong bối cảnh nguồn dư cung lớn mà nguyên nhân được cho là do hoạt động sản xuất dầu mỏ phi truyền thống tăng cao, trong đó có dầu khí đá phiến của Mỹ, và do OPEC từ chối cắt giảm sản lượng hồi tháng 11/2014.
Các nước sản xuất dầu đã bị thiệt hại hàng trăm tỷ USD, dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách lớn và phải buộc áp dụng các biện pháp khắc khổ, nhất là các nước vùng Vịnh.
Trên lý thuyết, một thỏa thuận tại Doha có thể sẽ giúp giảm dư cung, đẩy giá dầu đi lên và giải quyết những khó khăn về tài chính cho các nước sản xuất.
Ông Fawad Razaqzada, chuyên gia phân tích thuộc City Index tuyên bố mọi người đều muốn đạt được thỏa thuận "đóng băng" sản lượng ở các mức như hồi tháng Một, điều đó sẽ giúp giá dầu tăng thêm chút ít trong ngắn hạn. T
uy nhiên, vẫn còn có rất nhiều trở ngại. Sản xuất 10,1 triệu thùng/ngày hồi tháng Ba vừa qua, Saudi Arabia nhấn mạnh rằng nước này sẽ "đóng băng" sản lượng nếu Iran cũng hành động tương tự. Iran thì đang tìm cách để sản lượng của nước này có thể quay trở lại mốc 4 triệu thùng/ngày như trước khi bị cấm vận.
Bộ Dầu mỏ Iran cho biết Tehran sẽ không tham gia kế hoạch “đóng băng” sản lượng để ổn định giá dầu chừng nào nước này chưa đạt được mức sản lượng như trước khi bị cấm vận.
Ông Fahad al-Turki, chuyên gia kinh tế thuộc Jadwa Investment, tuyên bố chúng ta không thấy Saudi Arabia "đóng băng" sản lượng và chấp nhận các nước khác tăng sản lượng.
Trái lại, theo ông Turki, một thỏa thuận tại Doha sẽ có thể lấy lại niềm tin từ các nước sản xuất và mở ra cơ hội giảm sản lượng trong tương lai.
Trong khi đó, theo ông Jean-François Seznec, chuyên gia dầu khí và là giáo sư tại Đại học Tổng hợp Georgetown, Iran sẽ không phải là vấn đề chính tại cuộc họp tại Doha, vì bằng mọi cách, nước này cũng sẽ chỉ tăng sản lượng thêm 300.000 thùng/ngày trong năm nay.
Chuyên gia phân tích Abhishek Deshpande của Natixis nhấn mạnh cuộc họp tại Doha sẽ quyết định mức độ tái cân bằng thị trường và giá dầu sẽ tăng lên bao nhiêu.
Trong khi đó, ông Christopher Dembik, đến từ Saxo Bank, cho rằng dù kết quả của cuộc họp này có thế nào đi nữa, giá dầu cũng sẽ không thể sớm tăng trở lại để mà có thể cân bằng tài chính công của đa số các nước sản xuất.
Ông Dembik cũng đưa ra cảnh báo giá dầu có thể lại rơi xuống mức 30 USD/thùng hoặc 33 USD/thùng do không đạt được thỏa thuận.
Theo báo cáo tháng 4/2016 của OPEC, trong tháng Ba, giá dầu trên thế giới đã tăng hơn 20% từ mức thấp kỷ lục trong 12 năm qua được ghi nhận hồi giữa năm 2014.
Giá dầu tăng lên là do thị trường kỳ vọng cuộc họp giữa các nước sản xuất dầu chủ chốt của thế giới dự kiến diễn ra ngày 17/4 tới tại Doha sẽ đi đến thỏa thuận “đóng băng” sản lượng dầu mỏ. Việc “ông lớn” Saudi Arabia vẫn duy trì sản lượng trong tháng Ba ở mức 10,22 triệu thùng dầu/ngày cũng cho thấy Riyadh rất nghiêm túc về đề xuất trên.
Tất cả các nhà sản xuất dầu, không chỉ là 13 thành viên OPEC mà cả những nước ngoài OPEC như Nga, đều chịu sức ép của việc giá dầu giảm 60% kể từ giữa năm 2014./.
Các nước sản xuất dầu lớn trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ nhóm họp vào ngày mai (17/4) tại Doha (Qatar) để thảo luận về khả năng “đóng băng” sản lượng nhằm hỗ trợ giá dầu bị lao dốc do tình trạng dư cung, song Iran khẳng định không tán thành ý kiến trên chừng nào nước này chưa đạt được mức sản lượng như hồi trước khi bị áp lệnh trừng phạt.
Nhiều chuyên gia loại bỏ khả năng sẽ có một tác động lớn đến thị trường dầu mỏ, hiện vẫn đang trong tình trạng bấp bênh, bất chấp Nga, Saudi Arabia, Venezuela và Qatar hồi tháng Hai vừa qua đã đạt được một thỏa thuận về "đóng băng" sản lượng ở các mức như của tháng Một.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng đã đưa ra dự báo một thỏa thuận tại Doha sẽ có tác động hạn chế đến nguồn cung.
Dầu thô mất khoảng 60% giá trị kể từ giữa năm 2014 trong bối cảnh nguồn dư cung lớn mà nguyên nhân được cho là do hoạt động sản xuất dầu mỏ phi truyền thống tăng cao, trong đó có dầu khí đá phiến của Mỹ, và do OPEC từ chối cắt giảm sản lượng hồi tháng 11/2014.
Các nước sản xuất dầu đã bị thiệt hại hàng trăm tỷ USD, dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách lớn và phải buộc áp dụng các biện pháp khắc khổ, nhất là các nước vùng Vịnh.
Trên lý thuyết, một thỏa thuận tại Doha có thể sẽ giúp giảm dư cung, đẩy giá dầu đi lên và giải quyết những khó khăn về tài chính cho các nước sản xuất.
Ông Fawad Razaqzada, chuyên gia phân tích thuộc City Index tuyên bố mọi người đều muốn đạt được thỏa thuận "đóng băng" sản lượng ở các mức như hồi tháng Một, điều đó sẽ giúp giá dầu tăng thêm chút ít trong ngắn hạn. T
uy nhiên, vẫn còn có rất nhiều trở ngại. Sản xuất 10,1 triệu thùng/ngày hồi tháng Ba vừa qua, Saudi Arabia nhấn mạnh rằng nước này sẽ "đóng băng" sản lượng nếu Iran cũng hành động tương tự. Iran thì đang tìm cách để sản lượng của nước này có thể quay trở lại mốc 4 triệu thùng/ngày như trước khi bị cấm vận.
Bộ Dầu mỏ Iran cho biết Tehran sẽ không tham gia kế hoạch “đóng băng” sản lượng để ổn định giá dầu chừng nào nước này chưa đạt được mức sản lượng như trước khi bị cấm vận.
Ông Fahad al-Turki, chuyên gia kinh tế thuộc Jadwa Investment, tuyên bố chúng ta không thấy Saudi Arabia "đóng băng" sản lượng và chấp nhận các nước khác tăng sản lượng.
Trái lại, theo ông Turki, một thỏa thuận tại Doha sẽ có thể lấy lại niềm tin từ các nước sản xuất và mở ra cơ hội giảm sản lượng trong tương lai.
Trong khi đó, theo ông Jean-François Seznec, chuyên gia dầu khí và là giáo sư tại Đại học Tổng hợp Georgetown, Iran sẽ không phải là vấn đề chính tại cuộc họp tại Doha, vì bằng mọi cách, nước này cũng sẽ chỉ tăng sản lượng thêm 300.000 thùng/ngày trong năm nay.
Chuyên gia phân tích Abhishek Deshpande của Natixis nhấn mạnh cuộc họp tại Doha sẽ quyết định mức độ tái cân bằng thị trường và giá dầu sẽ tăng lên bao nhiêu.
Trong khi đó, ông Christopher Dembik, đến từ Saxo Bank, cho rằng dù kết quả của cuộc họp này có thế nào đi nữa, giá dầu cũng sẽ không thể sớm tăng trở lại để mà có thể cân bằng tài chính công của đa số các nước sản xuất.
Ông Dembik cũng đưa ra cảnh báo giá dầu có thể lại rơi xuống mức 30 USD/thùng hoặc 33 USD/thùng do không đạt được thỏa thuận.
Theo báo cáo tháng 4/2016 của OPEC, trong tháng Ba, giá dầu trên thế giới đã tăng hơn 20% từ mức thấp kỷ lục trong 12 năm qua được ghi nhận hồi giữa năm 2014.
Giá dầu tăng lên là do thị trường kỳ vọng cuộc họp giữa các nước sản xuất dầu chủ chốt của thế giới dự kiến diễn ra ngày 17/4 tới tại Doha sẽ đi đến thỏa thuận “đóng băng” sản lượng dầu mỏ. Việc “ông lớn” Saudi Arabia vẫn duy trì sản lượng trong tháng Ba ở mức 10,22 triệu thùng dầu/ngày cũng cho thấy Riyadh rất nghiêm túc về đề xuất trên.
Tất cả các nhà sản xuất dầu, không chỉ là 13 thành viên OPEC mà cả những nước ngoài OPEC như Nga, đều chịu sức ép của việc giá dầu giảm 60% kể từ giữa năm 2014./.
Thanh Bình (P/v TTXVN tại Alger)
Relate Threads