Giới đầu tư tỏ ra rất lạc quan về tương lai của hệ thống ngân hàng Mỹ trước thực trạng giá dầu giảm do khoản vay của các công ty năng lượng chỉ chiếm khoảng 3-4% tổng dư nợ của các ngân hàng lớn.
Báo cáo lợi nhuận quý I/2016 của các ngân hàng lớn trong nước Mỹ đã phản ánh tác động của tình trạng giá dầu lao dốc đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng, mà trong đó các tổ chức tài chính phải tăng khoản tiền dự trữ dành cho những khoản nợ xấu trong lĩnh vực năng lượng và nhiều lĩnh vực có liên quan khác.
Tuy nhiên, tính đàn hồi của các nhà băng cũng đã được cải thiện đáng kể sau khi trải qua rất nhiều bài kiểm tra bắt buộc kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Thậm chí, cổ phiếu của hai “ông lớn” trong lĩnh vực ngân hàng là JPMorgan Chase và Citigroup còn tăng giá sau khi họ công bố báo cáo cho thấy thu nhập trong quý I/2016, mặc dù có giảm, song vẫn khả quan hơn mong đợi.
Erik Oja, một nhà phân tích ngân hàng thuộc S&P Capital IQ, cho hay chuyển động của giá dầu chính là bài kiểm tra lớn nhất đối với chất lượng các khoản vay tín dụng sau năm 2008. Chuyên gia này khẳng định thị trường không có tâm lý sợ hãi và những gì đang diễn ra vẫn chưa thể so sánh với quả “bong bóng” vay thế chấp được ghi nhận trước khi bùng nổ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Giám đốc Tài chính John Gerspach đến từ Citigroup nhận định ngân hàng này không nhận thấy dấu hiệu cho thấy những bất ổn trên thị trường năng lượng đang lây lan sang nền kinh tế rộng lớn hơn. Mặc dù vậy, Citi vẫn quyết định tăng quỹ dự trữ thêm 233 triệu USD do lo ngại về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực năng lượng.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng ngoài việc tăng cường kiểm soát khoản vay của các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp dầu mỏ, hệ thống ngân hàng cũng cần tính đến vấn đề tín dụng ở nhiều khía cạnh khác của nền kinh tế khi giá dầu xuống thấp.
Mặc dù những tác động của giá dầu lao dốc không tệ như mức ước tính trước đó song các chuyên gia phân tích vẫn cảnh báo các ngân hàng sẽ phải chấp nhận mức thu nhập yếu hơn trong một môi trường lãi suất thấp.
Bên cạnh đó, những bất ổn xung quanh tình hình kinh tế toàn cầu và các thị trường tài chính thế giới cũng là nguyên nhân khiến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng không được như mong đợi.
Chuyên gia phân tích Erik Oja dự báo trong trường hợp khả quan nhất, lợi nhuận của các ngân hàng sẽ “ đi ngang” trong năm 2016 và tăng vào năm 2017, nếu Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất.
Báo cáo lợi nhuận quý I/2016 của các ngân hàng lớn trong nước Mỹ đã phản ánh tác động của tình trạng giá dầu lao dốc đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng, mà trong đó các tổ chức tài chính phải tăng khoản tiền dự trữ dành cho những khoản nợ xấu trong lĩnh vực năng lượng và nhiều lĩnh vực có liên quan khác.
Erik Oja, một nhà phân tích ngân hàng thuộc S&P Capital IQ, cho hay chuyển động của giá dầu chính là bài kiểm tra lớn nhất đối với chất lượng các khoản vay tín dụng sau năm 2008. Chuyên gia này khẳng định thị trường không có tâm lý sợ hãi và những gì đang diễn ra vẫn chưa thể so sánh với quả “bong bóng” vay thế chấp được ghi nhận trước khi bùng nổ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Giám đốc Tài chính John Gerspach đến từ Citigroup nhận định ngân hàng này không nhận thấy dấu hiệu cho thấy những bất ổn trên thị trường năng lượng đang lây lan sang nền kinh tế rộng lớn hơn. Mặc dù vậy, Citi vẫn quyết định tăng quỹ dự trữ thêm 233 triệu USD do lo ngại về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực năng lượng.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng ngoài việc tăng cường kiểm soát khoản vay của các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp dầu mỏ, hệ thống ngân hàng cũng cần tính đến vấn đề tín dụng ở nhiều khía cạnh khác của nền kinh tế khi giá dầu xuống thấp.
Mặc dù những tác động của giá dầu lao dốc không tệ như mức ước tính trước đó song các chuyên gia phân tích vẫn cảnh báo các ngân hàng sẽ phải chấp nhận mức thu nhập yếu hơn trong một môi trường lãi suất thấp.
Bên cạnh đó, những bất ổn xung quanh tình hình kinh tế toàn cầu và các thị trường tài chính thế giới cũng là nguyên nhân khiến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng không được như mong đợi.
Chuyên gia phân tích Erik Oja dự báo trong trường hợp khả quan nhất, lợi nhuận của các ngân hàng sẽ “ đi ngang” trong năm 2016 và tăng vào năm 2017, nếu Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất.
Phương Nga - Bnews.vn (Theo AFP)
Relate Threads