Hai dự báo quan trọng nhất về thị trường dầu mỏ thế giới từ OPEC và IEA cho thấy những viễn cảnh tương phản năm 2018.
Theo ước tính của OPEC, việc cắt giảm sản lượng cùng các nước đồng minh sẽ loại bỏ tình trạng dư thừa dầu - nguyên nhân làm giảm giá dầu trong hơn ba năm qua. Tuy nhiên theo quan điểm của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), lượng thặng dư thực tế sẽ không thay đổi.
OPEC và Nga đã cùng nhau loại bỏ gần hai phần ba số dư dầu toàn cầu trong năm nay thông qua thỏa thuận cắt giảm nguồn cung nhằm làm cân bằng lại từ sự bùng nổ dầu đá phiến của Mỹ.
Tuy vậy, liên minh này cũng chính là vấn đề cốt lõi trong các tranh luận về dự báo giá dầu thế giới năm 2018. Liệu OPEC và Nga có thể tiếp tục lập lại trật tự trên thị trường dầu mỏ trước đối thủ Mỹ hay không?
Sau hàng thập kỷ cạnh tranh và hoài nghi lẫn nhau, năm ngoái OPEC và Nga đã bắt tay giảm nguồn cung dầu và mới đây cả hai bên đều chấp thuận kéo dài thỏa thuận này đến cuối năm 2018.
Cả IEA và OPEC đều đồng tình rằng việc cắt giảm sản lượng khai thác của liên minh này đang mang lại kết quả. Theo số liệu của hai tổ chức này, lượng dự trữ dầu dư thừa tại các nước phát triển đã giảm từ mức 291 triệu thùng vào tháng 11 năm ngoái xuống chỉ còn 111 triệu thùng tính đến tháng 10 vừa qua.
Sự khác biệt ở đây là những dự báo cho những gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Trong khi OPEC cho rằng trạng thái cân bằng trên thị trường dầu mỏ sẽ đạt được vào cuối năm sau thì IEA lại cho biết lượng hàng tồn kho sẽ vẫn ổn định do mức tăng cung mới sẽ vượt quá nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ.
Mặc dù hai cả OPEC và IEA đều dự báo nhu cầu dầu thô xuất từ các nước OPEC sẽ vào khoảng 32,3 triệu thùng mỗi ngày giai đoạn nửa đầu năm 2018, họ lại có những cái nhìn khác nhau về giai đoạn sau. Trong khi OPEC dự kiến mức khai thác sẽ phải chạm 34 triệu thùng một ngày thì con số này của IEA lại chỉ là 32,7 triệu thùng.
OPEC dự đoán nguồn cung từ các đối thủ của mình sẽ tăng thêm khoảng 1 triệu thùng mỗi ngày vào năm tới thì IEA lại cho rằng con số này sẽ phải lên mức 1,6 triệu thùng. Sự khách biệt này có nguyên nhân từ mâu thuẫn quan điểm về nguồn cung dầu đá phiến của Mỹ.
Theo chuyên gia Tamas Varga, nhà phân tích của PVM Oil Associates Ltd. tại London, sự không chắc chắn về sản lượng dầu mỏ đá phiến vào năm tới đã dẫn đến các quan điểm rất khác nhau về bức tranh cơ bản năm 2018.
Có những dấu hiệu cho thấy sự bùng nổ dầu đá phiến của Hoa Kỳ đang chậm lại khi các nhà khai thác có thể đã đạt đến giới hạn trong việc cắt giảm chi phí và tăng năng suất. Các nhà đầu tư cuối cùng cũng cho rằng lợi nhuận là mục tiêu chứ không phải sự tăng trưởng khai thác.
Tuy nhiên các nhà phân tích, từ Citigroup cho đến Goldman Sachs Group và Commerzbank cho biết OPEC tiếp tục đánh giá thấp tầm quan trọng của cuộc cách mạng đá phiến.
Các nhà sản xuất Mỹ đang đổ xô đi chốt lời khi dầu thô của Mỹ tiến gần tới 60 USD một thùng, điều này mang lại nguồn tài chính cho các đợt khoan khai thác mới của nhà sản xuất.
Theo ước tính của OPEC, việc cắt giảm sản lượng cùng các nước đồng minh sẽ loại bỏ tình trạng dư thừa dầu - nguyên nhân làm giảm giá dầu trong hơn ba năm qua. Tuy nhiên theo quan điểm của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), lượng thặng dư thực tế sẽ không thay đổi.
OPEC và Nga đã cùng nhau loại bỏ gần hai phần ba số dư dầu toàn cầu trong năm nay thông qua thỏa thuận cắt giảm nguồn cung nhằm làm cân bằng lại từ sự bùng nổ dầu đá phiến của Mỹ.
Tuy vậy, liên minh này cũng chính là vấn đề cốt lõi trong các tranh luận về dự báo giá dầu thế giới năm 2018. Liệu OPEC và Nga có thể tiếp tục lập lại trật tự trên thị trường dầu mỏ trước đối thủ Mỹ hay không?
Sau hàng thập kỷ cạnh tranh và hoài nghi lẫn nhau, năm ngoái OPEC và Nga đã bắt tay giảm nguồn cung dầu và mới đây cả hai bên đều chấp thuận kéo dài thỏa thuận này đến cuối năm 2018.
Cả IEA và OPEC đều đồng tình rằng việc cắt giảm sản lượng khai thác của liên minh này đang mang lại kết quả. Theo số liệu của hai tổ chức này, lượng dự trữ dầu dư thừa tại các nước phát triển đã giảm từ mức 291 triệu thùng vào tháng 11 năm ngoái xuống chỉ còn 111 triệu thùng tính đến tháng 10 vừa qua.
Sự khác biệt ở đây là những dự báo cho những gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Trong khi OPEC cho rằng trạng thái cân bằng trên thị trường dầu mỏ sẽ đạt được vào cuối năm sau thì IEA lại cho biết lượng hàng tồn kho sẽ vẫn ổn định do mức tăng cung mới sẽ vượt quá nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ.
Mặc dù hai cả OPEC và IEA đều dự báo nhu cầu dầu thô xuất từ các nước OPEC sẽ vào khoảng 32,3 triệu thùng mỗi ngày giai đoạn nửa đầu năm 2018, họ lại có những cái nhìn khác nhau về giai đoạn sau. Trong khi OPEC dự kiến mức khai thác sẽ phải chạm 34 triệu thùng một ngày thì con số này của IEA lại chỉ là 32,7 triệu thùng.
Theo chuyên gia Tamas Varga, nhà phân tích của PVM Oil Associates Ltd. tại London, sự không chắc chắn về sản lượng dầu mỏ đá phiến vào năm tới đã dẫn đến các quan điểm rất khác nhau về bức tranh cơ bản năm 2018.
Có những dấu hiệu cho thấy sự bùng nổ dầu đá phiến của Hoa Kỳ đang chậm lại khi các nhà khai thác có thể đã đạt đến giới hạn trong việc cắt giảm chi phí và tăng năng suất. Các nhà đầu tư cuối cùng cũng cho rằng lợi nhuận là mục tiêu chứ không phải sự tăng trưởng khai thác.
Tuy nhiên các nhà phân tích, từ Citigroup cho đến Goldman Sachs Group và Commerzbank cho biết OPEC tiếp tục đánh giá thấp tầm quan trọng của cuộc cách mạng đá phiến.
Các nhà sản xuất Mỹ đang đổ xô đi chốt lời khi dầu thô của Mỹ tiến gần tới 60 USD một thùng, điều này mang lại nguồn tài chính cho các đợt khoan khai thác mới của nhà sản xuất.
Theo Bloomberg
theleader.vn
theleader.vn
Relate Threads