Những biến động kinh tế trong hàng hải và dầu mỏ sẽ xảy ra khi nỗi sợ hãi tên lửa hạt nhân Triều Tiên ngày càng lên cao
Theo các chuyên gia tư vấn ngành công nghiệp vận chuyển, các nhà xuất khẩu hàng hóa đang theo dõi sát sao các cuộc thử hạt nhân của Triều Tiên và những phát biểu của Trump để xem, liệu căng thẳng có leo thang thành xung đột, làm gián đoạn dòng chảy hàng hóa vào các nước quanh bán đảo Triều Tiên hay không.
"Mặc dù những sự gián đoạn thương mại khu vực có thể chỉ là xác suất thấp vào lúc này, nhưng cần phải lưu ý về tầm quan trọng của bán đảo Triều Tiên và Bắc Á đối với các thị trường hàng hóa và thương mại”, Christopher Main, chuyên gia phân tích của Citigroup tại London nhận định.
Theo ông Christopher Main, nếu căng thẳng leo thang, vận tải thương mại sẽ phản ứng bằng cách tránh các khu vực hoặc cảng trong khu vực tranh chấp, điều này sẽ dẫn đến chi phí bổ sung sẽ tăng lên”, ông Christopher cho biết.
Ông Christopher Main cho rằng, giá cước vận chuyển trong khu vực có thể tăng 20% - 30% nếu chiến tranh nổ ra và tàu thuyền buộc phải đổi tuyến.
Bên cạnh những trở ngại về vận tải đường biển, nguyên liệu thô là một trong những mặt hàng sẽ bị ảnh hưởng từ những căng thẳng hạt nhân. Ba trong số 5 nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới chia sẻ biên giới hoặc vùng biển với Triều Tiên và đều vận chuyển dầu mỏ qua con đường hàng hải. Tổng cộng, số lượng vận chuyển dầu của ba nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản chiếm khoảng 1/3 tổng số 39,9 triệu thùng dầu được vận chuyển hàng ngày trên khắp thế giới trên các tàu chở dầu khổng lồ.
Thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết, các vùng phía bắc của Trung Quốc gần Triều Tiên chiếm khoảng 47% lượng dầu nhập khẩu của nước này và 63% lượng than anthracit.
"Nhập khẩu năng lượng vào Trung Quốc có thể gặp phải một số bất tiện do lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc và sức ép từ Mỹ, nhưng về tổng thể sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi nguồn cung cấp năng lượng của Trung Quốc bây giờ khá đa dạng và bán đảo Triều Tiên không phải là nguồn cung lớn nhất”, Boqiang, Giám đốc đại học Xiamen University’s China cho biết.
Hàn Quốc và Nhật Bản có thể có hành động tương tự và cả hai quốc gia có dự trữ khẩn cấp cho những tình huống cấp bách. Nhật Bản có thể đẩy nhanh việc vận hành lại các máy phát điện hạt nhân để bù đắp cho bất kỳ sự thiết hụt dầu và khí đốt nhập khẩu nào trong trường hợp có xung đột.
Các thị trường dầu mỏ thế giới sẽ bị “ảnh hưởng nặng nề” trong trường hợp Triều Tiên có những động thái gia tăng các vụ thử hạt nhân và làm ảnh hưởng đến Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Nhưng mặt khác, việc tích trữ và gia tăng chi phí hậu cần cũng có thể dẫn đến giá dầu tăng trong ngắn hạn.
Theo các chuyên gia tư vấn ngành công nghiệp vận chuyển, các nhà xuất khẩu hàng hóa đang theo dõi sát sao các cuộc thử hạt nhân của Triều Tiên và những phát biểu của Trump để xem, liệu căng thẳng có leo thang thành xung đột, làm gián đoạn dòng chảy hàng hóa vào các nước quanh bán đảo Triều Tiên hay không.
Theo ông Christopher Main, nếu căng thẳng leo thang, vận tải thương mại sẽ phản ứng bằng cách tránh các khu vực hoặc cảng trong khu vực tranh chấp, điều này sẽ dẫn đến chi phí bổ sung sẽ tăng lên”, ông Christopher cho biết.
Ông Christopher Main cho rằng, giá cước vận chuyển trong khu vực có thể tăng 20% - 30% nếu chiến tranh nổ ra và tàu thuyền buộc phải đổi tuyến.
Bên cạnh những trở ngại về vận tải đường biển, nguyên liệu thô là một trong những mặt hàng sẽ bị ảnh hưởng từ những căng thẳng hạt nhân. Ba trong số 5 nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới chia sẻ biên giới hoặc vùng biển với Triều Tiên và đều vận chuyển dầu mỏ qua con đường hàng hải. Tổng cộng, số lượng vận chuyển dầu của ba nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản chiếm khoảng 1/3 tổng số 39,9 triệu thùng dầu được vận chuyển hàng ngày trên khắp thế giới trên các tàu chở dầu khổng lồ.
Thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết, các vùng phía bắc của Trung Quốc gần Triều Tiên chiếm khoảng 47% lượng dầu nhập khẩu của nước này và 63% lượng than anthracit.
"Nhập khẩu năng lượng vào Trung Quốc có thể gặp phải một số bất tiện do lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc và sức ép từ Mỹ, nhưng về tổng thể sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi nguồn cung cấp năng lượng của Trung Quốc bây giờ khá đa dạng và bán đảo Triều Tiên không phải là nguồn cung lớn nhất”, Boqiang, Giám đốc đại học Xiamen University’s China cho biết.
Hàn Quốc và Nhật Bản có thể có hành động tương tự và cả hai quốc gia có dự trữ khẩn cấp cho những tình huống cấp bách. Nhật Bản có thể đẩy nhanh việc vận hành lại các máy phát điện hạt nhân để bù đắp cho bất kỳ sự thiết hụt dầu và khí đốt nhập khẩu nào trong trường hợp có xung đột.
Các thị trường dầu mỏ thế giới sẽ bị “ảnh hưởng nặng nề” trong trường hợp Triều Tiên có những động thái gia tăng các vụ thử hạt nhân và làm ảnh hưởng đến Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Nhưng mặt khác, việc tích trữ và gia tăng chi phí hậu cần cũng có thể dẫn đến giá dầu tăng trong ngắn hạn.
Cẩm Anh
enternews.vn
enternews.vn
Relate Threads