Hiện tại, nhiều nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng không khỏi lo ngại về những yếu tố đã khiến giá dầu tăng đến 55% so với mức đáy thiết lập năm 2017.
Việc giá dầu tăng ấn tượng lên mức 60-70USD/thùng lẽ ra sẽ tăng doanh thu cho chính phủ nhiều nước đang sản xuất dầu ở châu Á ví như Indonesia, Malaysia, Australia và Việt Nam.
Thế nhưng nếu tính chung trong toàn khu vực, châu Á là một khu vực nhập khẩu ròng các sản phẩm năng lượng. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nhu cầu sử dụng năng lượng cao, giá dầu tăng cao sẽ khiến giá các sản phẩm nhập khẩu năng lượng tăng mạnh, vì vậy, áp lực lạm phát lên cao.
Và bất ổn nhiều khả năng cũng sẽ lên cao. Giá dầu tăng cao lên mức cao nhất trong ba năm cũng không khỏi khiến người ta hoài nghi về thỏa thuận giảm sản lượng mà OPEC đã ký với một số nước sản xuất dầu lớn ngoài OPEC để giúp cân bằng cung cầu dầu trên thị trường lao động.
Sẽ có thể có không ít thành viên rút khỏi thỏa thuận trước khi thời hạn của thỏa thuận giảm sản lượng dầu kết thúc. OPEC đồng thời cũng đang lo ngại lĩnh vực dầu đá phiến tại Mỹ có thể sẽ hồi phục trong năm 2018 nếu giá dầu thế giới duy trì ở mức hiện tại. Năm 2017, OPEC cũng đã từng lo ngại như vậy nhưng cuối cùng kịch bản đó đã không xảy ra.
Hiện tại, nhiều nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng không khỏi lo ngại về những yếu tố đã khiến giá dầu tăng đến 55% so với mức đáy thiết lập năm 2017. Những yếu tố có thể kể đến bao gồm căng thẳng địa chính trị tại khu vực Trung Đông, hoạt động đầu cơ của giới đầu tư. Một nhóm nhỏ nhà đầu tư có thể hưởng lợi thế nhưng phần lớn các bên khác sẽ phải chịu thiệt khi ngân sách tiêu tốn vào các sản phẩm năng lượng tăng cao.
Người ta giờ có thể lạc quan về khả năng cung cầu dầu toàn cầu đã cân bằng. Dự trữ dầu dư thừa đã giảm không ngừng kể từ nửa sau năm 2017 nhờ OPEC và một số nước sản xuất dầu lớn ngoài OPEC giảm sản lượng 1,72 triệu thùng/ngày. Cùng lúc đó, tăng trưởng kinh tế toàn cầu và tiêu thụ dầu tăng lên.
Tăng trưởng tiêu thụ các sản phẩm dầu năm 2017 tăng trung bình 1,6 triệu thùng dầu/ngày do kinh tế toàn cầu tăng trưởng ổn định trở lại. Sang đến năm 2018, tăng trưởng tiêu thụ dầu dự kiến sẽ thêm 1,3 triệu thùng/ngày, theo tính toán của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA).
Người ta đang kỳ vọng rằng yếu tố OPEC và một số nước ngoài OPEC duy trì giảm sản lượng cũng như nhu cầu tăng lên sẽ giúp bù lại cho tác động từ khả năng Mỹ tăng cường sản xuất dầu.
Không ít ngân hàng đầu tư đã nâng mạnh dự báo về giá dầu trong năm 2018. Hiện tại phần đông các chuyên gia dự báo giá dầu Brent trong năm 2018 sẽ trung bình ở mức 60 đến 65USD/thùng, cao hơn gần 10USD so với mức của năm 2017.
Nhiều người không khỏi đặt ra câu hỏi: Có hay không việc giá dầu sẽ có thể lên vượt mức 70USD/thùng? Trong năm ngoái, có quá nhiều sự kiện địa chính trị đã xảy ra và tác động khiến giá dầu tăng. Điều gì sẽ xảy ra trong năm nay, khó có ai đoán trước được.
Khắp châu Á, người tiêu dùng đang cảm thấy rõ ràng hơn những ảnh hưởng từ giá dầu cao. Chính phủ Trung Quốc và Ấn Độ đã ngừng trợ cấp xăng dầu, đồng thời tăng thuế năng lượng để bù đắp cho ngân sách của chính phủ.
Chính phủ Ấn Độ, đối diện với làn sóng chỉ trích từ công chúng về việc giá dầu giá cao gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của họ, đã buộc phải giảm thuế xăng dầu vào tháng 10/2017, tuy nhiên sau đó giá dầu lại tăng cao hơn nữa. Ở hiện tại, giá dầu nhập khẩu tăng cao đang khiến chính phủ nhiều nước châu Á phải chịu thâm hụt tài khóa lớn hơn.
Tại Philippines, chính phủ Philippines không có chính sách trợ giá năng lượng, thuế đánh vào mặt hàng xăng dầu được điều chỉnh tăng 61%. Người tiêu dùng Philippines đang rất khó khăn với giá năng lượng cao.
Không chỉ riêng các nước châu Á, ngay cả những nước vùng Trung Đông cũng đang phải thay đổi thói quen dùng năng lượng xả láng của mình. Giá xăng dầu nội địa tại Saudi Arabia đã tăng từ đầu năm và sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tới.
Việc giá dầu tăng ấn tượng lên mức 60-70USD/thùng lẽ ra sẽ tăng doanh thu cho chính phủ nhiều nước đang sản xuất dầu ở châu Á ví như Indonesia, Malaysia, Australia và Việt Nam.
Thế nhưng nếu tính chung trong toàn khu vực, châu Á là một khu vực nhập khẩu ròng các sản phẩm năng lượng. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nhu cầu sử dụng năng lượng cao, giá dầu tăng cao sẽ khiến giá các sản phẩm nhập khẩu năng lượng tăng mạnh, vì vậy, áp lực lạm phát lên cao.
Và bất ổn nhiều khả năng cũng sẽ lên cao. Giá dầu tăng cao lên mức cao nhất trong ba năm cũng không khỏi khiến người ta hoài nghi về thỏa thuận giảm sản lượng mà OPEC đã ký với một số nước sản xuất dầu lớn ngoài OPEC để giúp cân bằng cung cầu dầu trên thị trường lao động.
Sẽ có thể có không ít thành viên rút khỏi thỏa thuận trước khi thời hạn của thỏa thuận giảm sản lượng dầu kết thúc. OPEC đồng thời cũng đang lo ngại lĩnh vực dầu đá phiến tại Mỹ có thể sẽ hồi phục trong năm 2018 nếu giá dầu thế giới duy trì ở mức hiện tại. Năm 2017, OPEC cũng đã từng lo ngại như vậy nhưng cuối cùng kịch bản đó đã không xảy ra.
Người ta giờ có thể lạc quan về khả năng cung cầu dầu toàn cầu đã cân bằng. Dự trữ dầu dư thừa đã giảm không ngừng kể từ nửa sau năm 2017 nhờ OPEC và một số nước sản xuất dầu lớn ngoài OPEC giảm sản lượng 1,72 triệu thùng/ngày. Cùng lúc đó, tăng trưởng kinh tế toàn cầu và tiêu thụ dầu tăng lên.
Tăng trưởng tiêu thụ các sản phẩm dầu năm 2017 tăng trung bình 1,6 triệu thùng dầu/ngày do kinh tế toàn cầu tăng trưởng ổn định trở lại. Sang đến năm 2018, tăng trưởng tiêu thụ dầu dự kiến sẽ thêm 1,3 triệu thùng/ngày, theo tính toán của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA).
Người ta đang kỳ vọng rằng yếu tố OPEC và một số nước ngoài OPEC duy trì giảm sản lượng cũng như nhu cầu tăng lên sẽ giúp bù lại cho tác động từ khả năng Mỹ tăng cường sản xuất dầu.
Không ít ngân hàng đầu tư đã nâng mạnh dự báo về giá dầu trong năm 2018. Hiện tại phần đông các chuyên gia dự báo giá dầu Brent trong năm 2018 sẽ trung bình ở mức 60 đến 65USD/thùng, cao hơn gần 10USD so với mức của năm 2017.
Nhiều người không khỏi đặt ra câu hỏi: Có hay không việc giá dầu sẽ có thể lên vượt mức 70USD/thùng? Trong năm ngoái, có quá nhiều sự kiện địa chính trị đã xảy ra và tác động khiến giá dầu tăng. Điều gì sẽ xảy ra trong năm nay, khó có ai đoán trước được.
Khắp châu Á, người tiêu dùng đang cảm thấy rõ ràng hơn những ảnh hưởng từ giá dầu cao. Chính phủ Trung Quốc và Ấn Độ đã ngừng trợ cấp xăng dầu, đồng thời tăng thuế năng lượng để bù đắp cho ngân sách của chính phủ.
Chính phủ Ấn Độ, đối diện với làn sóng chỉ trích từ công chúng về việc giá dầu giá cao gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của họ, đã buộc phải giảm thuế xăng dầu vào tháng 10/2017, tuy nhiên sau đó giá dầu lại tăng cao hơn nữa. Ở hiện tại, giá dầu nhập khẩu tăng cao đang khiến chính phủ nhiều nước châu Á phải chịu thâm hụt tài khóa lớn hơn.
Tại Philippines, chính phủ Philippines không có chính sách trợ giá năng lượng, thuế đánh vào mặt hàng xăng dầu được điều chỉnh tăng 61%. Người tiêu dùng Philippines đang rất khó khăn với giá năng lượng cao.
Không chỉ riêng các nước châu Á, ngay cả những nước vùng Trung Đông cũng đang phải thay đổi thói quen dùng năng lượng xả láng của mình. Giá xăng dầu nội địa tại Saudi Arabia đã tăng từ đầu năm và sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tới.
TRUNG MẾN
Bizlive.vn
Bizlive.vn
Relate Threads