Hiệp ước Vienna khó có thể thay đổi chiến lược dầu thô cho thị trường châu Á

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Thỏa thuận giữa các nước trong và ngoài OPEC để gia hạn cắt giảm sản xuất dường như không dẫn đến sự sụt giảm nguồn cung dầu thô đến Châu Á từ các nhà cung cấp chính của khu vực này, những người sẽ đảm bảo rằng sẽ duy trì thị trường trọng điểm nguồn cung cấp tốt trnog nỗ lực cố gắng duy trì thị phần và giới hạn viễn cảnh khu vực này đang bị tràn ngập các lô hàng kinh doanh lệch giá.

5443cb3040dd9f2c85f18c529d992480.jpg

Những người tham gia thị trường và các chuyên gia cho rằng động thái của OPEC và 11 nhà sản xuất không thuộc OPEC sẽ gia hạn sản xuất cắt giảm thêm 9 tháng - một động thái tiếp tục duy trì mức cắt giảm dầu thô gần 1,8 triệu thùng/ngày đến tháng 3 năm 2018 - sẽ không đủ sức để giảm bớt chiến lược nguồn cung của các nhà xuất khẩu chính và ngăn chặn họ đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của người mua Châu Á truyền thống của họ.

Ông Takayuki Nogami, kinh tế trưởng tại Japan Oil, Gas and Metals National Corp (Jogmec), cho biết, một số nhà sản xuất OPEC ở Trung Đông sẽ không có khả năng để cắt giảm nguồn cung đến châu Á - thay vào đó họ có thể thúc đẩy xuất khẩu đáp ứng nhu cầu tieu thụ cao điểm.

Ông nói thêm: "Chúng ta có thể thấy lượng cung tăng lên, thậm chí không cần tăng sản lượng vào mùa hè.”

Nhiều nhà kinh doanh nói rằng đây có thể là thời điểm thử nghiệm để các nhà sản xuất OPEC duy trì sản lượng cắt giảm như đã thỏa thuận, trong khi họ ra sức tranh giành thị phần ở châu Á trong mùa cao điểm sắp đến.

Các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC đã đồng ý ở Vienna hôm thứ Năm tuần trước sẽ gia hạn hiệp ước cắt giảm sản lượng hiện tại thêm 9 tháng tính đến cuối tháng 3 năm 2018. Hợp đồng ban đầu kêu gọi OPEC cắt giảm 1,2 triệu thùng/ngày, trong khi 11 nước không thuộc OPEC Cam kết cắt giảm 558.000 thùng/ngày, trong 6 tháng.

"Khối lượng cắt giảm này không lớn lắm. Cho đến nay chúng ta vẫn chưa nhìn thấy bất kỳ ảnh hưởng nào từ việc cắt giảm sản xuất của OPEC trong 6 tháng qua. Thị trường nhìn chung vẫn thừa cung. Vì vậy thậm chí nếu họ gia hạn nó thêm 9 tháng, họ có thể cắt giảm lượng dầu đến các nhà máy lọc dầu của Châu Á trong ít nhất một tháng nhưng sau đó tăng dần khối lượng lên," một nhà kinh doanh dầu mỏ ở Bắc Á nói. "Việc cắt giảm sẽ có thể được điều chỉnh ở những nơi khác, nhưng hầu như tác động rất tối thiểu đến người mua ở châu Á."

Nhà kinh doanh này cho biết thêm rằng nếu các nhà sản xuất Trung Đông bắt đầu cắt giảm nguồn cung cấp cho người mua chủ chốt ở châu Á, họ có thể thua trong cuộc cạnh tranh. "Họ sẽ bắt đầu có ít khách hàng hơn và mất thị phần," nhà kinh doanh này nói thêm.

Khi châu Á bước vào giai đoạn bảo trì nhà máy lọc dầu đỉnh điểm, các nhà buôn đã bác bỏ khả năng bất kỳ ảnh hưởng lớn nào đến việc thu mua dầu thô giao ngaycủa họ, và nói thêm rằng hiệu quả từ hiệp định cắt giảm sản lượng 6 tháng đầu năm nay phần lớn là giới hạn.

Sắp đến mua tiêu thụ mùa hè, mùa đông

Các nhà kinh doanh cho biết họ sẽ theo dõi chặt chẽ về mức độ mà OPEC và các nhà sản xuất không thuộc OPEC tuân thủ cam kết cắt giảm sản xuất của họ trước khi mùa tiêu thụ mùa hè và mùa đông sẽ tới.

"Mùa hè sẽ là chìa khóa," một nguồn tin từ các nhà tinh chế Bắc Á nói. "Nó sẽ là một điểm nhấn – liệu các nhà sản xuất có thể tuân thủ và thực hiện cắt giảm sản xuất của họ."

Ông Nogami nói thêm rằng tuân thủ cắt giảm sản xuất của một số nhà sản xuất ở Trung Đông có thể được kiểm nghiệm từ đầu tháng 6 vì họ có thể cố gắng đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá cho các chương trình bốc dỡ hàng cho tháng 8. Nếu không thì việc tuân thủ có thể bị cắt giảm nghiêm trọng từ khoảng tháng 10 cho lượng hàng vào tháng 11, khi nhu cầu mùa đông bắt đầu.

Bất kỳ sự gia tăng sản lượng dầu nào của các nhà sản xuất Trung Đông thuộc OPEC trong những tháng tới có thể ảnh hưởng đến sự chênh lệch đang thụ hẹp lại hiện nay giữa chuẩn Dubai và Brent trong nửa cuối năm nay, và đẩy nó mở rộng ra trở lại, Nogami nói.

Thêm vào đó, chênh lệch của Dubai/WTI cũng có thể được thu hẹp bởi sự gia tăng xuất khẩu dầu thô của Mỹ tới Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, có thể hỗ trợ cho giá WTI.

Sản lượng dầu của OPEC trong tháng 4 đạt mức trung bình 31,85 triệu thùng/ngày, tương đương tháng 3, theo ước tính của Platts. Nhóm này vẫn cho thấy sự tuân thủ cao với hiệp ước cắt giảm sản xuất của mình do nguồn cung tăng của Angola và Nigeria bù trừ cho sự suy giảm của Libya và Iraq.

Động lực đa dạng hóa

Sau hiệp ước cắt giảm sản lượng của các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC, các nhà máy lọc dầu ở Châu Á đã bắt đầu đa dạng hóa các kho dự trữ dầu của họ, sau sự thu hẹp lại mức chênh lệch giữa chuẩn dầu thô của Dubai so với WTI và Brent.

The Brent/Dubai Exchange of Futures for Swaps, một chỉ số quan trọng của mức chênh lệch tăng của Brent ICE so với chuẩn Dubai tiền mặt, đã thu hẹp mạnh mẽ trong năm nay như cắt giảm của OPEC đã thắt chặt nguồn cung dầu chua trung bình, chua nặng của Trung Đông, qua đó nâng cao giá trị của nó đối với dầu thô ngọt nhẹ ở Bắc Âu.

"Về khu vực, thị trường này đã định giá trong sự thu hẹp EFS trong một thời gian và phù hợp với kịch bản này," một thương nhân kinh doanh dầu ngọt châu Á cho biết. "Câu hỏi lớn hơn chính là loại dầu nào sẽ phải đối mặt với áp lực nhiều hơn những loại dầu khác. Nhiều khả năng là dầu thô nhẹ sẽ chịu nhiều áp lực nhất."

EFS tháng thứ hai đã đạt mức trung bình 86 cent/thùng trong quý II so với mức 1,49 USD/thùng trong quý I. Mức này giảm từ mức trung bình 2,31 USD/thùng vào quý IV năm ngoái và thấp hơn đáng kể so với mức trung bình 3,10 USD/thùng trong QI và 3,54 USD/thùng trong quý II.

"Người mua châu Á đã đa dạng hóa thời điểm thu mua dầu thô. Trước đó, họ để chỉ tập trung vào việc thu mua dầu thô Trung Đông vào giữa tháng đến cuối tháng [đối với hai tháng tới]. Nhưng bây giờ khi họ được chào mời các lô hàng chênh lệch giá, thường là các lô hàng CFR tốt về mặt kinh tế với giá cả rẻ hơn so với các loại dầu thô ở khu vực Trung Đông. Họ sẽ cân nhắc lấy các lô hàng đó và điều chỉnh nhu cầu đối với hàng hóa Trung Đông," nhà kinh doanh dầu mỏ Bắc Á nói.

Một nhà kinh doanh châu Á cho biết: "Chúng tôi cũng sẽ theo dõi chênh lệch của WTI/Brent, vì chúng tôi có thể thấy nhiều dầu thô của Mỹ đang đi vào khu vực Viễn Đông."

Sự chênh lệch giữa dầu thô front-month Dubai swap tiếp tục cho thấy mức chênh lệch tăng so với WTI swap same-month hầu như cả năm nay, với mức chênh lệch trung bình là 1,37 USD/thùng cho đến nay trong quý II và 0,51USD/thùng trong quý I so với mức chênh lệch giảm trung bình 1,62 USD/thùng trong quý IV năm ngoái.

Dầu WTI suy yếu hơn so với dầu thô Dubai thường làm giá dầu Bắc, Trung và Nam Mỹ định giá theo WTI cạnh tranh hơn.

Nguồn: xangdau.net
 

Việc làm nổi bật

Top