Nhằm đảm bảo an toàn vận hành cho hệ thống thiết bị sau hơn 1 năm đưa vào hoạt động, Tổng công ty Khí Việt Nam với các đơn vị trực thuộc và thành viên liên quan là Công ty Vận chuyển Khí Đông Nam bộ (KĐN), Công ty Dịch vụ Khí (DVK), Công ty CP Phân phối Khí Thấp áp Việt Nam (KTA) đã lần đầu tiên thực hiện công tác bảo dưỡng sửa chữa (BDSC) lớn Hệ thống khí Hàm Rồng - Thái Bình (HRTB). Trong thời gian dừng khí từ 7h00 đến 19h00 ngày 2/09/2016, toàn bộ hệ thống cung cấp khí Hàm Rồng - Thái Bình bao gồm giàn TBDP-A, Trung tâm Phân phối Khí Tiền Hải, Trạm Phân phối Khí thấp áp đã dừng hoạt động để phục vụ công tác bảo dưỡng sửa chữa.
Vào năm 2015, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Tổng công ty Khí Việt Nam lần đầu tiên khai thác và vận chuyển khí thiên nhiên từ ngoài khơi bể Sông Hồng vào bờ với Chuỗi dự án bao gồm dự án trung nguồn “Hệ thống thu gom khí và phân phối khí mỏ Hàm Rồng và mỏ Thái Bình, lô 102&106, giai đoạn 1” và dự án hạ nguồn “Hệ thống phân phối khí thấp áp cho KCN Tiền Hải – Thái Bình” (gọi chung là Hệ thống Khí Hàm Rồng- Thái Bình) bao gồm: Phần trung nguồn với hệ thống tiếp nhận khí trên giàn Thái Bình, hệ thống đường ống dẫn khí từ giàn khí Thái Bình (Lô 102) về Trung tâm phân phối khí Tiền Hải (nằm trong KCN Tiền Hải - xã Đông Cơ - huyện Tiền Hải) với tổng chiều dài khoảng 24 km đi qua địa phận 3 xã Đông Cơ, Đông Minh và xã Nam Thịnh – huyện Tiền Hải – tỉnh Thái Bình; khí thiên nhiên được chuyển qua phần hạ nguồn gồm hệ thống phân phối khí thấp áp cho khu công nghiệp Tiền Hải và Hệ thống nén khí cao áp (CNG) để vận chuyển bằng xe chuyên dụng đến các hộ công nghiệp xa khu công nghiệp Tiền Hải – Thái Bình.
Công trình là một dấu mốc quan trọng trong việc hình thành cơ sở hạ tầng của ngành công nghiệp khí tại khu vực phía Bắc, đáp ứng mục tiêu của “Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025”. Trong giai đoạn 1, Hệ thống Khí Hàm Rồng – Thái Bình tiếp nhận và phân phối đến các hộ tiêu thụ qua kênh phân phối khí thấp áp, CNG với sản lượng khí ước tính khoảng trên 560.000 m3 khí/ngày đêm (khoảng trên 200 triệu m3 khí/năm). Áp suất làm việc của hệ thống khí từ 35-45 Kg/cm2.
Trong 12 giờ dừng khí, KĐN, DVK đã phối hợp thực hiện 21 đầu việc bao gồm 12 đầu việc bảo dưỡng ngăn ngừa, 8 đầu việc đột xuất, 1 đầu việc xử lý các tồn đọng của dự án; điều đáng ghi nhận trong 8 đầu việc đột xuất là những sáng kiến cải tiến nhằm nâng cao tính an toàn của hệ thống.
Trong điều kiện lần đầu tiên thực hiện dừng khí, thời gian thực hiện công việc rất ngắn, hệ thống thiết bị mới tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo PV GAS, sự phối hợp chặt chẽ của KĐN, DVK, KTA và đối tác POCSB, công tác bảo dưỡng sửa đã hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con người, môi trường và thiết bị.
Đối với tập thể KĐN, việc thực hiện thành công công tác bảo dưỡng sửa chữa lớn tại HRTB đã tạo động lực, niềm tin để chuẩn bị thực hiện công tác BDSC lớn tại Trung tâm phân phối khí Phú Mỹ, Trung tâm Phân phối Khí Nhơn Trạch như kế hoạch đề ra trong tháng 9/2016.
Trong 12 giờ dừng khí, KĐN, DVK đã phối hợp thực hiện 21 đầu việc bao gồm 12 đầu việc bảo dưỡng ngăn ngừa, 8 đầu việc đột xuất, 1 đầu việc xử lý các tồn đọng của dự án; điều đáng ghi nhận trong 8 đầu việc đột xuất là những sáng kiến cải tiến nhằm nâng cao tính an toàn của hệ thống.
Trong điều kiện lần đầu tiên thực hiện dừng khí, thời gian thực hiện công việc rất ngắn, hệ thống thiết bị mới tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo PV GAS, sự phối hợp chặt chẽ của KĐN, DVK, KTA và đối tác POCSB, công tác bảo dưỡng sửa đã hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con người, môi trường và thiết bị.
Đối với tập thể KĐN, việc thực hiện thành công công tác bảo dưỡng sửa chữa lớn tại HRTB đã tạo động lực, niềm tin để chuẩn bị thực hiện công tác BDSC lớn tại Trung tâm phân phối khí Phú Mỹ, Trung tâm Phân phối Khí Nhơn Trạch như kế hoạch đề ra trong tháng 9/2016.
Trần Khánh Hoàng (KĐN) - PV GAS
Relate Threads