Chính sách mở cửa, hội nhập của Việt Nam đang cho thấy những chuyển biến tích cực cho nền kinh tế và được kỳ vọng sẽ thúc đẩy một thị trường năng động, cạnh tranh. Tuy nhiên, một lộ trình hội nhập quá nhanh trước khi thị trường trong nước kịp thích ứng sẽ tạo ra những thách thức đáng kể tới khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nội, trong đó có các doanh nghiệp dầu khí. Các thách thức đó có thể từ chính các hạn chế nội tại của doanh nghiệp, có thể từ các hạn chế về pháp luật và quản lý nhà nước và một phần từ xu thế bảo hộ thương mại ngày càng cao của các nước. Bài viết này sử dụng các số liệu thống kê và các nghiên cứu đã được công bố, để phân tích cho các thách thức nói trên, đồng thời đưa ra một số ý kiến góp ý để Chính phủ và doanh nghiệp tìm hướng giải quyết.
1. Giới thiệu
Chính sách hội nhập và xu thế toàn cầu hóa đã được thúc đẩy mạnh mẽ trên toàn thế giới trong nửa cuối thế kỷ XX. Trong đó, khu vực châu Á - Thái Bình Dương được đánh giá là khu vực năng động nhất trong chủ trương hội nhập [1, 2]. Chỉ tính riêng các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký, châu Á đang dẫn đầu với 225 FTA có hiệu lực, chiếm 53% tổng số FTA trên toàn cầu [3].
Trong vòng 30 năm từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối ngoại với 187 nước trong tổng số 193 nước thành viên Liên hợp quốc, xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với 15 nước và quan hệ toàn diện với 10 nước trong đó có 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc [4]. Việt Nam cũng đã tham gia ký kết 11 FTAi và đang đàm phán để ký kết 5 FTA khácii để trở thành một trong những nước đang phát triển năng động nhất [5].
Việc tích cực mở cửa hội nhập của Chính phủ đã thúc đẩy sự hội nhập và hợp tác phát triển của nhiều ngành nghề kinh tế, trong đó có lĩnh vực dầu khí. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã có nhiều dự án hợp tác đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và các lĩnh vực khác như các hợp đồng kinh doanh dầu thô và sản phẩm dầu khí ở nước ngoài cũng được thúc đẩy mạnh mẽ. [6]
Bên cạnh đó, hiệp định thương mại ảnh hưởng tích cực tới một số chỉ tiêu hoặc một số ngành nghề nhất định trong khi có tác động tiêu cực tới một số chỉ tiêu kinh tế/ngành nghề khác [5].
Tuy nhiên, nếu năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nội chưa sẵn sàng, năng lực hỗ trợ của các cơ quan nhà nước chưa đủ mạnh, việc doanh nghiệp bị lép vế là nguy cơ hiện hữu. Các doanh nghiệp trong ngành Dầu khí cũng không phải là ngoại lệ.
Bài viết này sẽ phân tích một số thách thức về cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành Dầu khí. Nội dung bài viết, ngoài phần Giới thiệu và Kết luận, gồm có 2 phần chính. Phần 2 của bài viết sẽ phân tích ảnh hưởng của hội nhập tới nền kinh tế nói chung và với ngành Dầu khí nói riêng. Phần 3 sẽ bình luận về các thách thức đối với các doanh nghiệp Dầu khí trong môi trường hội nhập.
2. Tác động của hội nhập tới nền kinh tế và ngành Dầu khí
2.1. Tác động của hội nhập tới nền kinh tế
Trong phần này, bài viết sẽ tập trung phân tích các hoạt động hội nhập đã có ảnh hưởng lớn nhất tới nền kinh tế và ngành Dầu khí của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay, trong đó có sự kiện gia nhập WTO và việc một số hiệp định thương mại tự do FTA có hiệu lực trong giai đoạn xem xét (Hình 1).
Trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2016, GDP theo giá so sánh của Việt Nam tăng hơn 2 lần từ 1588 nghìn tỷ đồng lên đến 3244 nghìn tỷ đồng (146 triệu USD). Trong cùng giai đoạn đó, GDP bình quân đầu người cũng tăng từ 19,28 triệu đồng/người lên đến 35 triệu đồng/người. Tốc độ tăng trưởng GDP chia làm 3 giai đoạn: trước gia nhập WTO và các hiệp định thương mại tự do (FTA) (2005-2007), khủng hoảng kinh tế (2008-2010) và giai đoạn phục hồi (2011 - nay) (Hình 2). Trong đó ảnh hưởng của hội nhập kinh tế tác động rõ nét nhất trong 2 giai đoạn đầu tiên.
Cụ thể, nỗ lực gia nhập WTO và các FTA của Việt Nam trước năm 2007 đã củng cố niềm tin và kỳ vọng vào môi trường đầu tư cũng như triển vọng phát triển vượt bậc của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP của các năm này lên đến 8%/năm. Tuy nhiên, từ năm 2008 đến năm 2010, với dòng tiền đầu tư đổ vào quá lớn trong khi thị trường nội địa chưa chuẩn bị sẵn sàng để hấp thụ, nền sản xuất không những không tăng mạnh mà còn bị suy giảm. Cộng với việc gia nhập WTO, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lên Việt Nam trở nên nặng nề hơn, tốc độ phát triển GDP của Việt Nam trong các năm tiếp theo đã sụt giảm đáng kể (xuống 5,3%/năm trong năm 2009). [10,11]
Trước thời điểm gia nhập WTO (2007) và các FTA có hiệu lực, cán cân thương mại của Việt Nam luôn ở trong tình trạng nhập siêu. Nhập siêu gia tăng mạnh từ năm 2005 đến năm 2008, khi giá cả các nguyên liệu sản xuất trên thế giới tăng cao (Hình 3).
Tuy nhiên, từ sau năm 2008, với việc mở rộng thương mại với các nước trong WTO và các đối tác trong các FTA, tình trạng nhập siêu giảm dần và Việt Nam trở thành nước xuất siêu vào năm 2012 (lần đầu tiên trong 20 năm) với giá trị xuất siêu khoảng 5,5 triệu USD [10,11]. Ngược lại, giai đoạn 2014 - 2016, thặng dư thương mại giảm dần, do giá dầu và giá các loại mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam giảm, trong khi nhu cầu tiêu dùng hàng nhập khẩu của Việt Nam tăng mạnh. (Xem Hình 3)
Tổng vốn đầu tư của Việt Nam tăng gấp 10 lần từ 151 nghìn tỷ đồng lên đến 1485 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn 2005 - 2016. So với năm 2007, thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, tổng vốn đầu tư của Việt Nam tăng 31,74%, trong đó vốn đầu tư từ nước ngoài tăng 97,24% (Hình 4).
Hội nhập đã tạo ra nhiều nguồn lực và động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng tích cực hơn. Nghiên cứu của Tô Minh Thư [7] khẳng định hội nhập vào ASEAN đã góp phần tăng doanh thu xuất khẩu gạo và tăng sản lượng của các ngành chế tạo. Nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng và Misuzo Ezaki [8] chứng minh hội nhập đã cải thiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế và công nghiệp hóa.
Tuy nhiên, hội nhập còn có cả những tác động không mong muốn. Nghiên cứu mới nhất của Nguyễn Thành Luân và Phạm Thị Thu Hà [5] đã mô phỏng tác động của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình dương (TPP) lên nền kinh tế của Việt Nam nếu hiệp định này đi vào hiệu lực. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, với lộ trình cắt giảm thuế quan của TPP đối với các sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp, người tiêu dùng là người được hưởng lợi nhất với các sản phẩm giá rẻ hơn trong khi cơ hội việc làm tăng lên và thu nhập bình quân tăng cao. Tuy nhiên, đối với Chính phủ, cắt giảm thuế quan theo TPP sẽ khiến thu nhập của Chính phủ giảm nhiều hơn phần tăng lên từ nguồn thu thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân, làm cho tình trạng nợ công nghiêm trọng hơn. Vì vậy doanh nghiệp có thể tăng doanh thu và lợi nhuận sau khi Việt Nam tham gia TPP từ việc nhu cầu tiêu dùng người dân tăng do thu nhập tăng và có nguồn nguyên liệu đầu vào giá rẻ hơn. Tuy nhiên, về mặt tiêu cực, nhu cầu nhập khẩu của người tiêu dùng sẽ tăng cao hơn nhu cầu tiêu dùng nội địa và cao hơn xuất khẩu. Như vậy, cán cân thương mại của Việt Nam sẽ mất căng bằng theo hướng nhập siêu (thực tế Việt Nam đang ở trong giai đoạn này, (xem Hình 2) giai đoạn 2014 - 2016) và doanh nghiệp Việt Nam nếu không đủ năng lực cạnh tranh sẽ bị lép vế.
2.2. Tác động của hội nhập tới ngành Dầu khí
Cùng với xu thế hội nhập của Việt Nam, Petrovietnam đã có nhiều dự án hợp tác đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, có thể kể đến các dự án đã và đang triển khai ở Algeria, Campuchia, Malaysia, Myanmar, Liên bang Nga, Peru, Venezuela… Hợp tác quốc tế của Petrovietnam trong các lĩnh vực khác như các hợp đồng kinh doanh dầu thô và sản phẩm dầu khí cũng được thúc đẩy mạnh mẽ. Ngoài ra, Petrovietnam hiện đã tham gia vào nhiều tổ chức năng lượng mang tầm quốc tế với vai trò là thành viên tích cựciii tham gia vào dự án đường ống dẫn khí xuyên các nước ASEAN. Đồng thời, Petrovietnam đã tăng cường mở rộng hợp tác với các đối tác thuộc khu vực châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ La tinh bằng việc ký kết các Bản ghi nhớ (MOU) với các công ty dầu khí quốc gia của các nước như Angola, Mozambique, Sudan, Oman, UAE, Kuwait, Nicaragua, Bolivia, Ecuador… [6]
Trong các điều khoản cam kết của WTO và một số FTA, dầu khí là lĩnh vực không nằm trong phạm vi điều chỉnh, do đó tác động của các hiệp định lên lĩnh vực dầu khí là không đáng kể. Tuy nhiên, trong nhiều FTA thế hệ mới, các điều khoản cam kết của Việt Nam trực tiếp ảnh hưởng tới ngành Dầu khí. Đặc biệt là các điều khoản ảnh hưởng tới sự cạnh tranh của các sản phẩm lọc dầu thông qua việc cắt giảm thuế suất nhập khẩu (Bảng 1).
Theo đó, thuế nhập khẩu của các sản phẩm lọc dầu như: xăng, DO, LPG, Jet A1 từ các nước ASEAN, Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ giảm đáng kể.
Số liệu trong Hình 4 cho thấy, chỉ tính riêng trong năm 2016, khi hiệp định ATIGA và hiệp định Việt Nam - Hàn Quốc có hiệu lực, các đầu mối nhập khẩu xăng dầu đã chuyển hướng nhập khẩu sang các nước ký kết FTA. Từ năm 2015 đến năm 2016, nhập khẩu từ Malaysia, Singapore và Hàn Quốc tăng từ gần 3,9 triệu tấn lên đến gần 9,4 triệu tấn (về tỷ trọng, tăng từ 46% lên đến 88% tổng lượng nhập khẩu). Hơn nữa, nhu cầu tiêu thụ đối với sản phẩm xăng dầu sản xuất trong nước trong năm 2016 so với năm 2015 không tăng, thậm chí còn giảm. (Xem Hình 5)
Trong khi thuế nhập khẩu giảm, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vẫn phải thực hiện chính sách thu điều tiết theo Quyết định số 952/QĐ-TTG, khiến cho giá bán sản phẩm của Nhà máy cao hơn giá sản phẩm nhập khẩu, năng lực cạnh tranh của công ty giảm, tồn kho tăng cao và lợi nhuận sau thuế giảm từ 6 ngàn tỷ năm 2015 xuống hơn 2 ngàn tỷ năm 2016.
Với Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, để thu hút đầu tư, Nhà nước đã cam kết PVN sẽ bao tiêu sản phẩm đầu ra cho Nhà máy và cam kết sẽ áp dụng mức giá bao tiêu bao gồm mức giá nhập khẩu sản phẩm tương đương cộng với thuế suất 3 - 5 - 7% cho một số sản phẩm của Nhà máy. Tuy nhiên, khi thuế nhập khẩu đang tiến về 0% theo lộ trình của các FTA, Chính phủ và PVN sẽ phải chịu lỗ phần cộng vào nói trên.
Bên cạnh các cơ hội, các ví dụ trên, cho thấy việc mở cửa sẽ tạo ra khá nhiều thách thức cho ngành Dầu khí.
3. Các thách thức đối với ngành Dầu khí
Các thách thức này, có thể được chia ra thành 3 nhóm. Thứ nhất, thách thức do những tồn tại trong năng lực của doanh nghiệp. Thứ hai, thách thức do những quy định thiếu tương thích hoặc thậm chí là mâu thuẫn giữa các quy định của luật hiện hành của Việt Nam và các điều khoản của các FTA. Thứ ba, thách thức đến từ các chính sách bảo hộ thương mại của các nước đối tác.
3.1. Vấn đề năng lực nội tại
Với các hạn chế về mặt công nghệ sản xuất, các sản phẩm lọc hóa dầu của hai nhà máy không có chất lượng tốt như các sản phẩm nhập khẩu. Ngay trên chính thị trường nội địa, sản phẩm của BSR và NSRP đã khó có thể cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu về chất lượng, chưa kể đến khả năng cạnh tranh về giá do chi phí sản xuất còn khá cao.
Hơn nữa, tiêu chuẩn khí thải của các sản phẩm của BSR và NSRP chưa theo kịp lộ trình khí thải của Chính phủ Việt Nam (theo Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg ngày 01/9/2011). Mặc dù Chính phủ đã chấp thuận cho phép BSR và NSRP có thời gian cải tiến công nghệ đáp ứng tiêu chuẩn khí thải, nhưng Petrolimex khẳng định sẽ ưu tiêu nhập khẩu các sản phẩm chất lượng. Đối với việc xuất khẩu, với tiêu chuẩn khí thải hiện tại, sản phẩm của BSR và NSRP chỉ có thể đáp ứng yêu cầu của một số rất ít thị trường Indonesia, Lào... Tuy nhiên, với lộ trình khí thải hiện tại được mô tả trong Hình 6, nếu không có sự nâng cấp, các sản phẩm của BSR và NSRP không thể cạnh tranh, thậm chí không thể thâm nhập trong khu vực.
Đối với các sản phẩm khác của ngành Dầu khí như Polypropylene hay sản phẩm phân bón, chất lượng sản phẩm đủ sức thỏa mãn các thị trường khó tính trong khu vực. Tuy nhiên, vấn đề là giá cả kém cạnh tranh ngay cả trên thị trường nội địa. (Xem Hình 6)
3.2. Vấn đề về các quy định trong luật hiện hành
Thách thức thứ hai của các doanh nghiệp dầu khí là các điều khoản thiếu tương thích trong các văn bản luật của Việt Nam. Mặc dù quy định về lộ trình khí thải của Việt Nam là phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, tuy nhiên vấn đề là thời điểm áp dụng. Chi phí đầu tư một nhà máy lọc dầu như Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (BSR) là 3 tỷ USD và của Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn là gần 10 tỷ USD và việc thay đổi các đặc tính kỹ thuật là không thể thực hiện trong ngày một ngày hai do các giới hạn về nguồn kinh phí đầu tư. Như vậy, việc đưa ra lộ trình khí thải cao hơn khả năng của nhà máy lọc dầu đã tạo một sức ép đối với năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa.
Quyết định số 952/QĐ-TTG ngày 26/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu điều tiết đối với các sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất chỉ có lợi trong thời điểm thuế nhập khẩu chưa bị cắt giảm. Tuy nhiên, khi các FTA đi vào hiệu lực, thuế nhập khẩu giảm, Quyết định này trở thành bất lợi cho BSR khi giá bán cao hơn so với hàng nhập khẩu, doanh nghiệp thua lỗ. Hay như chính sách hỗ trợ cho các nhà đầu tư của Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn. Chính sách này là cần thiết để thu hút đầu tư, giúp tăng năng lực lọc hóa dầu cho Việt Nam. Tuy nhiên, khi đàm phán các FTA, phía Việt Nam chưa lường trước được rủi ro của PVN khi phải bao tiêu sản phẩm cho Nhà máy và Chính phủ phải bù giá cho NSRP khi thuế nhập khẩu giảm thấp hơn mức ưu đãi cam kết .
Để bảo đảm vấn đề an ninh năng lượng và hạn chế sự thâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài, Chính phủ quy định các doanh nghiệp nước ngoài chỉ được kinh doanh phân phối khi có đầu tư vào các nhà máy lọc dầu (Nghị định số 83/2014/NĐ-CP). Tuy nhiên, theo cam kết trong các Hiệp định thương mại và Luật Chứng khoán Việt Nam lại cho phép các doanh nghiệp nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp trong nước. Vì vậy, hiện nay hãng kinh doanh xăng dầu của Nhật Bản JX Nippon Oil & Energy đã mua được 8% của Petrolimex. Mặc dù điều này là có lợi cho hoạt động kinh doanh phân phối xăng dầu, tuy nhiên nó cũng cho thấy những bất cập trong các điều khoản luật của Việt Nam.
3.3. Vấn đề về cơ chế bảo hộ thương mại của các nước đối tác
Vấn đề thứ ba bài viết này muốn đề cập đó là các hoạt động bảo hộ thương mại của các nước đối tác. Các hoạt động bảo hộ thương mại có thể phân tách thành hai nhóm: Thứ nhất là hình thức bán phá giá của các nước sang thị trường Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường; thứ hai là hình thức bảo hộ thị trường nội địa.
Thứ nhất, hình thức bảo hộ thương mại bán phá giá tại thị trường Việt Nam. Theo nghiên cứu của Trung tâm WTO - VCCI, hiện tượng hàng hóa nước ngoài bán sang Việt Nam với giá thậm chí còn rẻ hơn giá bán tại thị trường nước họ diễn ra khá phổ biến trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau [12]. Trong đó, có tới gần 70% doanh nghiệp khảo sát cho rằng hàng hóa nước ngoài có thể bán với giá rất thấp vào Việt Nam là do các biện pháp bất hợp pháp, trong đó có nguyên nhân là chính phủ nước ngoài trợ cấp dưới các hình thức khác nhau (28,57% doanh nghiệp nêu nguyên nhân này), hoặc do phía nước ngoài cố tình bán giá rẻ (phá giá) để chiếm lĩnh thị trường Việt Nam giai đoạn đầu (40% doanh nghiệp nêu nguyên nhân này).
Các nguyên nhân “lành mạnh” khác giúp hàng hóa nước ngoài có thể bán giá thấp tại thị trường Việt Nam là không nhiều. Ví dụ, chi phí sản xuất thấp nên giá thành thấp (31,43%), do thuế nhập khẩu vào Việt Nam thấp hoặc đã được loại bỏ thuế (20%) hoặc do các nguyên nhân khác (25,71%). Theo báo cáo của Trung tâm WTO-VCCI, có tới 37,21% số doanh nghiệp cho rằng, hàng hóa nhập khẩu bán với giá quá thấp khiến họ hầu như không thể cạnh tranh được.
Với những số liệu đã phân tích ở Hình 5 của bài viết này có thể thấy được các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu rất “nhạy” với việc lựa chọn các nguồn cung có nguồn giá rẻ hơn. Trong khi đó, cân đối cung cầu xăng dầu của nhiều nước trong giai đoạn đến năm 2035 cho thấy, tình trạng dư cung sẽ xảy ra ở rất nhiều nước trên thế giới (Hình 7). Do đó, nguy cơ các nước này sẽ sử dụng biện pháp bảo hộ thương mại “bán phá giá”.
Trước thực tế, các sản phẩm của Trung Quốc hoặc các sản phẩm trôi nổi luôn có giá thấp hơn các sản phẩm chất lượng sản xuất trong nước, Chính phủ và ngành Dầu khí cần phải có những đối sách thích hợp để đề phòng. Trong đó, nếu có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh về giá hoặc có hiện tượng sản phẩm nhập khẩu ồ ạt gây hậu quả nghiêm trọng cho các doanh nghiệp dầu khí trong nước, ngành Dầu khí có thể khởi kiện tự vệ thương mại [12]. (Xem Hình 7)
- Phạm Thị Thu Hà (Viện Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội),
- Nguyễn Thành Luân - Nguyễn Thị Hậu (Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Dầu khí, Viện Dầu khí Việt Nam)
1. Giới thiệu
Chính sách hội nhập và xu thế toàn cầu hóa đã được thúc đẩy mạnh mẽ trên toàn thế giới trong nửa cuối thế kỷ XX. Trong đó, khu vực châu Á - Thái Bình Dương được đánh giá là khu vực năng động nhất trong chủ trương hội nhập [1, 2]. Chỉ tính riêng các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký, châu Á đang dẫn đầu với 225 FTA có hiệu lực, chiếm 53% tổng số FTA trên toàn cầu [3].
Trong vòng 30 năm từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối ngoại với 187 nước trong tổng số 193 nước thành viên Liên hợp quốc, xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với 15 nước và quan hệ toàn diện với 10 nước trong đó có 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc [4]. Việt Nam cũng đã tham gia ký kết 11 FTAi và đang đàm phán để ký kết 5 FTA khácii để trở thành một trong những nước đang phát triển năng động nhất [5].
Việc tích cực mở cửa hội nhập của Chính phủ đã thúc đẩy sự hội nhập và hợp tác phát triển của nhiều ngành nghề kinh tế, trong đó có lĩnh vực dầu khí. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã có nhiều dự án hợp tác đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và các lĩnh vực khác như các hợp đồng kinh doanh dầu thô và sản phẩm dầu khí ở nước ngoài cũng được thúc đẩy mạnh mẽ. [6]
Bên cạnh đó, hiệp định thương mại ảnh hưởng tích cực tới một số chỉ tiêu hoặc một số ngành nghề nhất định trong khi có tác động tiêu cực tới một số chỉ tiêu kinh tế/ngành nghề khác [5].
Tuy nhiên, nếu năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nội chưa sẵn sàng, năng lực hỗ trợ của các cơ quan nhà nước chưa đủ mạnh, việc doanh nghiệp bị lép vế là nguy cơ hiện hữu. Các doanh nghiệp trong ngành Dầu khí cũng không phải là ngoại lệ.
Bài viết này sẽ phân tích một số thách thức về cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành Dầu khí. Nội dung bài viết, ngoài phần Giới thiệu và Kết luận, gồm có 2 phần chính. Phần 2 của bài viết sẽ phân tích ảnh hưởng của hội nhập tới nền kinh tế nói chung và với ngành Dầu khí nói riêng. Phần 3 sẽ bình luận về các thách thức đối với các doanh nghiệp Dầu khí trong môi trường hội nhập.
2. Tác động của hội nhập tới nền kinh tế và ngành Dầu khí
2.1. Tác động của hội nhập tới nền kinh tế
Trong phần này, bài viết sẽ tập trung phân tích các hoạt động hội nhập đã có ảnh hưởng lớn nhất tới nền kinh tế và ngành Dầu khí của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay, trong đó có sự kiện gia nhập WTO và việc một số hiệp định thương mại tự do FTA có hiệu lực trong giai đoạn xem xét (Hình 1).
Trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2016, GDP theo giá so sánh của Việt Nam tăng hơn 2 lần từ 1588 nghìn tỷ đồng lên đến 3244 nghìn tỷ đồng (146 triệu USD). Trong cùng giai đoạn đó, GDP bình quân đầu người cũng tăng từ 19,28 triệu đồng/người lên đến 35 triệu đồng/người. Tốc độ tăng trưởng GDP chia làm 3 giai đoạn: trước gia nhập WTO và các hiệp định thương mại tự do (FTA) (2005-2007), khủng hoảng kinh tế (2008-2010) và giai đoạn phục hồi (2011 - nay) (Hình 2). Trong đó ảnh hưởng của hội nhập kinh tế tác động rõ nét nhất trong 2 giai đoạn đầu tiên.
Cụ thể, nỗ lực gia nhập WTO và các FTA của Việt Nam trước năm 2007 đã củng cố niềm tin và kỳ vọng vào môi trường đầu tư cũng như triển vọng phát triển vượt bậc của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP của các năm này lên đến 8%/năm. Tuy nhiên, từ năm 2008 đến năm 2010, với dòng tiền đầu tư đổ vào quá lớn trong khi thị trường nội địa chưa chuẩn bị sẵn sàng để hấp thụ, nền sản xuất không những không tăng mạnh mà còn bị suy giảm. Cộng với việc gia nhập WTO, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lên Việt Nam trở nên nặng nề hơn, tốc độ phát triển GDP của Việt Nam trong các năm tiếp theo đã sụt giảm đáng kể (xuống 5,3%/năm trong năm 2009). [10,11]
Trước thời điểm gia nhập WTO (2007) và các FTA có hiệu lực, cán cân thương mại của Việt Nam luôn ở trong tình trạng nhập siêu. Nhập siêu gia tăng mạnh từ năm 2005 đến năm 2008, khi giá cả các nguyên liệu sản xuất trên thế giới tăng cao (Hình 3).
Tuy nhiên, từ sau năm 2008, với việc mở rộng thương mại với các nước trong WTO và các đối tác trong các FTA, tình trạng nhập siêu giảm dần và Việt Nam trở thành nước xuất siêu vào năm 2012 (lần đầu tiên trong 20 năm) với giá trị xuất siêu khoảng 5,5 triệu USD [10,11]. Ngược lại, giai đoạn 2014 - 2016, thặng dư thương mại giảm dần, do giá dầu và giá các loại mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam giảm, trong khi nhu cầu tiêu dùng hàng nhập khẩu của Việt Nam tăng mạnh. (Xem Hình 3)
Tổng vốn đầu tư của Việt Nam tăng gấp 10 lần từ 151 nghìn tỷ đồng lên đến 1485 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn 2005 - 2016. So với năm 2007, thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, tổng vốn đầu tư của Việt Nam tăng 31,74%, trong đó vốn đầu tư từ nước ngoài tăng 97,24% (Hình 4).
Hội nhập đã tạo ra nhiều nguồn lực và động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng tích cực hơn. Nghiên cứu của Tô Minh Thư [7] khẳng định hội nhập vào ASEAN đã góp phần tăng doanh thu xuất khẩu gạo và tăng sản lượng của các ngành chế tạo. Nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng và Misuzo Ezaki [8] chứng minh hội nhập đã cải thiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế và công nghiệp hóa.
Tuy nhiên, hội nhập còn có cả những tác động không mong muốn. Nghiên cứu mới nhất của Nguyễn Thành Luân và Phạm Thị Thu Hà [5] đã mô phỏng tác động của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình dương (TPP) lên nền kinh tế của Việt Nam nếu hiệp định này đi vào hiệu lực. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, với lộ trình cắt giảm thuế quan của TPP đối với các sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp, người tiêu dùng là người được hưởng lợi nhất với các sản phẩm giá rẻ hơn trong khi cơ hội việc làm tăng lên và thu nhập bình quân tăng cao. Tuy nhiên, đối với Chính phủ, cắt giảm thuế quan theo TPP sẽ khiến thu nhập của Chính phủ giảm nhiều hơn phần tăng lên từ nguồn thu thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân, làm cho tình trạng nợ công nghiêm trọng hơn. Vì vậy doanh nghiệp có thể tăng doanh thu và lợi nhuận sau khi Việt Nam tham gia TPP từ việc nhu cầu tiêu dùng người dân tăng do thu nhập tăng và có nguồn nguyên liệu đầu vào giá rẻ hơn. Tuy nhiên, về mặt tiêu cực, nhu cầu nhập khẩu của người tiêu dùng sẽ tăng cao hơn nhu cầu tiêu dùng nội địa và cao hơn xuất khẩu. Như vậy, cán cân thương mại của Việt Nam sẽ mất căng bằng theo hướng nhập siêu (thực tế Việt Nam đang ở trong giai đoạn này, (xem Hình 2) giai đoạn 2014 - 2016) và doanh nghiệp Việt Nam nếu không đủ năng lực cạnh tranh sẽ bị lép vế.
2.2. Tác động của hội nhập tới ngành Dầu khí
Cùng với xu thế hội nhập của Việt Nam, Petrovietnam đã có nhiều dự án hợp tác đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, có thể kể đến các dự án đã và đang triển khai ở Algeria, Campuchia, Malaysia, Myanmar, Liên bang Nga, Peru, Venezuela… Hợp tác quốc tế của Petrovietnam trong các lĩnh vực khác như các hợp đồng kinh doanh dầu thô và sản phẩm dầu khí cũng được thúc đẩy mạnh mẽ. Ngoài ra, Petrovietnam hiện đã tham gia vào nhiều tổ chức năng lượng mang tầm quốc tế với vai trò là thành viên tích cựciii tham gia vào dự án đường ống dẫn khí xuyên các nước ASEAN. Đồng thời, Petrovietnam đã tăng cường mở rộng hợp tác với các đối tác thuộc khu vực châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ La tinh bằng việc ký kết các Bản ghi nhớ (MOU) với các công ty dầu khí quốc gia của các nước như Angola, Mozambique, Sudan, Oman, UAE, Kuwait, Nicaragua, Bolivia, Ecuador… [6]
Trong các điều khoản cam kết của WTO và một số FTA, dầu khí là lĩnh vực không nằm trong phạm vi điều chỉnh, do đó tác động của các hiệp định lên lĩnh vực dầu khí là không đáng kể. Tuy nhiên, trong nhiều FTA thế hệ mới, các điều khoản cam kết của Việt Nam trực tiếp ảnh hưởng tới ngành Dầu khí. Đặc biệt là các điều khoản ảnh hưởng tới sự cạnh tranh của các sản phẩm lọc dầu thông qua việc cắt giảm thuế suất nhập khẩu (Bảng 1).
Theo đó, thuế nhập khẩu của các sản phẩm lọc dầu như: xăng, DO, LPG, Jet A1 từ các nước ASEAN, Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ giảm đáng kể.
Số liệu trong Hình 4 cho thấy, chỉ tính riêng trong năm 2016, khi hiệp định ATIGA và hiệp định Việt Nam - Hàn Quốc có hiệu lực, các đầu mối nhập khẩu xăng dầu đã chuyển hướng nhập khẩu sang các nước ký kết FTA. Từ năm 2015 đến năm 2016, nhập khẩu từ Malaysia, Singapore và Hàn Quốc tăng từ gần 3,9 triệu tấn lên đến gần 9,4 triệu tấn (về tỷ trọng, tăng từ 46% lên đến 88% tổng lượng nhập khẩu). Hơn nữa, nhu cầu tiêu thụ đối với sản phẩm xăng dầu sản xuất trong nước trong năm 2016 so với năm 2015 không tăng, thậm chí còn giảm. (Xem Hình 5)
Trong khi thuế nhập khẩu giảm, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vẫn phải thực hiện chính sách thu điều tiết theo Quyết định số 952/QĐ-TTG, khiến cho giá bán sản phẩm của Nhà máy cao hơn giá sản phẩm nhập khẩu, năng lực cạnh tranh của công ty giảm, tồn kho tăng cao và lợi nhuận sau thuế giảm từ 6 ngàn tỷ năm 2015 xuống hơn 2 ngàn tỷ năm 2016.
Với Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, để thu hút đầu tư, Nhà nước đã cam kết PVN sẽ bao tiêu sản phẩm đầu ra cho Nhà máy và cam kết sẽ áp dụng mức giá bao tiêu bao gồm mức giá nhập khẩu sản phẩm tương đương cộng với thuế suất 3 - 5 - 7% cho một số sản phẩm của Nhà máy. Tuy nhiên, khi thuế nhập khẩu đang tiến về 0% theo lộ trình của các FTA, Chính phủ và PVN sẽ phải chịu lỗ phần cộng vào nói trên.
Bên cạnh các cơ hội, các ví dụ trên, cho thấy việc mở cửa sẽ tạo ra khá nhiều thách thức cho ngành Dầu khí.
3. Các thách thức đối với ngành Dầu khí
Các thách thức này, có thể được chia ra thành 3 nhóm. Thứ nhất, thách thức do những tồn tại trong năng lực của doanh nghiệp. Thứ hai, thách thức do những quy định thiếu tương thích hoặc thậm chí là mâu thuẫn giữa các quy định của luật hiện hành của Việt Nam và các điều khoản của các FTA. Thứ ba, thách thức đến từ các chính sách bảo hộ thương mại của các nước đối tác.
3.1. Vấn đề năng lực nội tại
Với các hạn chế về mặt công nghệ sản xuất, các sản phẩm lọc hóa dầu của hai nhà máy không có chất lượng tốt như các sản phẩm nhập khẩu. Ngay trên chính thị trường nội địa, sản phẩm của BSR và NSRP đã khó có thể cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu về chất lượng, chưa kể đến khả năng cạnh tranh về giá do chi phí sản xuất còn khá cao.
Hơn nữa, tiêu chuẩn khí thải của các sản phẩm của BSR và NSRP chưa theo kịp lộ trình khí thải của Chính phủ Việt Nam (theo Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg ngày 01/9/2011). Mặc dù Chính phủ đã chấp thuận cho phép BSR và NSRP có thời gian cải tiến công nghệ đáp ứng tiêu chuẩn khí thải, nhưng Petrolimex khẳng định sẽ ưu tiêu nhập khẩu các sản phẩm chất lượng. Đối với việc xuất khẩu, với tiêu chuẩn khí thải hiện tại, sản phẩm của BSR và NSRP chỉ có thể đáp ứng yêu cầu của một số rất ít thị trường Indonesia, Lào... Tuy nhiên, với lộ trình khí thải hiện tại được mô tả trong Hình 6, nếu không có sự nâng cấp, các sản phẩm của BSR và NSRP không thể cạnh tranh, thậm chí không thể thâm nhập trong khu vực.
Đối với các sản phẩm khác của ngành Dầu khí như Polypropylene hay sản phẩm phân bón, chất lượng sản phẩm đủ sức thỏa mãn các thị trường khó tính trong khu vực. Tuy nhiên, vấn đề là giá cả kém cạnh tranh ngay cả trên thị trường nội địa. (Xem Hình 6)
3.2. Vấn đề về các quy định trong luật hiện hành
Thách thức thứ hai của các doanh nghiệp dầu khí là các điều khoản thiếu tương thích trong các văn bản luật của Việt Nam. Mặc dù quy định về lộ trình khí thải của Việt Nam là phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, tuy nhiên vấn đề là thời điểm áp dụng. Chi phí đầu tư một nhà máy lọc dầu như Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (BSR) là 3 tỷ USD và của Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn là gần 10 tỷ USD và việc thay đổi các đặc tính kỹ thuật là không thể thực hiện trong ngày một ngày hai do các giới hạn về nguồn kinh phí đầu tư. Như vậy, việc đưa ra lộ trình khí thải cao hơn khả năng của nhà máy lọc dầu đã tạo một sức ép đối với năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa.
Quyết định số 952/QĐ-TTG ngày 26/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu điều tiết đối với các sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất chỉ có lợi trong thời điểm thuế nhập khẩu chưa bị cắt giảm. Tuy nhiên, khi các FTA đi vào hiệu lực, thuế nhập khẩu giảm, Quyết định này trở thành bất lợi cho BSR khi giá bán cao hơn so với hàng nhập khẩu, doanh nghiệp thua lỗ. Hay như chính sách hỗ trợ cho các nhà đầu tư của Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn. Chính sách này là cần thiết để thu hút đầu tư, giúp tăng năng lực lọc hóa dầu cho Việt Nam. Tuy nhiên, khi đàm phán các FTA, phía Việt Nam chưa lường trước được rủi ro của PVN khi phải bao tiêu sản phẩm cho Nhà máy và Chính phủ phải bù giá cho NSRP khi thuế nhập khẩu giảm thấp hơn mức ưu đãi cam kết .
Để bảo đảm vấn đề an ninh năng lượng và hạn chế sự thâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài, Chính phủ quy định các doanh nghiệp nước ngoài chỉ được kinh doanh phân phối khi có đầu tư vào các nhà máy lọc dầu (Nghị định số 83/2014/NĐ-CP). Tuy nhiên, theo cam kết trong các Hiệp định thương mại và Luật Chứng khoán Việt Nam lại cho phép các doanh nghiệp nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp trong nước. Vì vậy, hiện nay hãng kinh doanh xăng dầu của Nhật Bản JX Nippon Oil & Energy đã mua được 8% của Petrolimex. Mặc dù điều này là có lợi cho hoạt động kinh doanh phân phối xăng dầu, tuy nhiên nó cũng cho thấy những bất cập trong các điều khoản luật của Việt Nam.
3.3. Vấn đề về cơ chế bảo hộ thương mại của các nước đối tác
Vấn đề thứ ba bài viết này muốn đề cập đó là các hoạt động bảo hộ thương mại của các nước đối tác. Các hoạt động bảo hộ thương mại có thể phân tách thành hai nhóm: Thứ nhất là hình thức bán phá giá của các nước sang thị trường Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường; thứ hai là hình thức bảo hộ thị trường nội địa.
Thứ nhất, hình thức bảo hộ thương mại bán phá giá tại thị trường Việt Nam. Theo nghiên cứu của Trung tâm WTO - VCCI, hiện tượng hàng hóa nước ngoài bán sang Việt Nam với giá thậm chí còn rẻ hơn giá bán tại thị trường nước họ diễn ra khá phổ biến trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau [12]. Trong đó, có tới gần 70% doanh nghiệp khảo sát cho rằng hàng hóa nước ngoài có thể bán với giá rất thấp vào Việt Nam là do các biện pháp bất hợp pháp, trong đó có nguyên nhân là chính phủ nước ngoài trợ cấp dưới các hình thức khác nhau (28,57% doanh nghiệp nêu nguyên nhân này), hoặc do phía nước ngoài cố tình bán giá rẻ (phá giá) để chiếm lĩnh thị trường Việt Nam giai đoạn đầu (40% doanh nghiệp nêu nguyên nhân này).
Các nguyên nhân “lành mạnh” khác giúp hàng hóa nước ngoài có thể bán giá thấp tại thị trường Việt Nam là không nhiều. Ví dụ, chi phí sản xuất thấp nên giá thành thấp (31,43%), do thuế nhập khẩu vào Việt Nam thấp hoặc đã được loại bỏ thuế (20%) hoặc do các nguyên nhân khác (25,71%). Theo báo cáo của Trung tâm WTO-VCCI, có tới 37,21% số doanh nghiệp cho rằng, hàng hóa nhập khẩu bán với giá quá thấp khiến họ hầu như không thể cạnh tranh được.
Với những số liệu đã phân tích ở Hình 5 của bài viết này có thể thấy được các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu rất “nhạy” với việc lựa chọn các nguồn cung có nguồn giá rẻ hơn. Trong khi đó, cân đối cung cầu xăng dầu của nhiều nước trong giai đoạn đến năm 2035 cho thấy, tình trạng dư cung sẽ xảy ra ở rất nhiều nước trên thế giới (Hình 7). Do đó, nguy cơ các nước này sẽ sử dụng biện pháp bảo hộ thương mại “bán phá giá”.
Trước thực tế, các sản phẩm của Trung Quốc hoặc các sản phẩm trôi nổi luôn có giá thấp hơn các sản phẩm chất lượng sản xuất trong nước, Chính phủ và ngành Dầu khí cần phải có những đối sách thích hợp để đề phòng. Trong đó, nếu có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh về giá hoặc có hiện tượng sản phẩm nhập khẩu ồ ạt gây hậu quả nghiêm trọng cho các doanh nghiệp dầu khí trong nước, ngành Dầu khí có thể khởi kiện tự vệ thương mại [12]. (Xem Hình 7)
Thứ hai, về hình thức bảo hộ thị trường nội địa ngăn chặn doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập. Năm 2017 được đánh giá là năm khởi đầu cho xu thế của làn sóng bảo hộ thương mại. Khởi nguồn là sự kiện nước Anh rút khỏi cộng đồng chung châu Âu (Brexit) và Mỹ rút khỏi hiệp định Hợp tác xuyên Thái Bình dương (TPP) .
Báo cáo về biện pháp thương mại của G20 cho thấy, từ tháng 10/2015 đến tháng 5/2016, các nền kinh tế G20 đã áp dụng 145 biện pháp mới về hạn chế thương mại. Trung bình mỗi tháng áp dụng 21 biện pháp, nhiều hơn so với 17 biện pháp/tháng trong giai đoạn 7 tháng trước đó, trong đó chủ yếu là các biện pháp chống bán phá giá. Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng G20 đã ra tuyên bố chung mà không có một cam kết rõ ràng về thương mại tự do và chống bảo hộ mậu dịch. Đó là động thái đáng lo ngại, bởi vì trong nhiều năm qua, các nền kinh tế thành viên G20 (chiếm 90% GDP toàn cầu) đã cam kết chống lại “mọi hình thức bảo hộ thương mại”. [13]
Các doanh nghiệp Việt Nam đã phải đối mặt với hàng trăm vụ kiện phòng vệ thương mại ở nước ngoài liên quan đến trợ cấp, bán phá giá… và trong đó gần 50 vụ đã dẫn tới các biện pháp phòng vệ thương mại của các nước. Đó là chưa kể đến các hàng rào phi thuế quan (ví dụ công cụ hành chính, tiêu chuẩn chất lượng…) hoặc kể cả các phương pháp bảo hộ không hợp pháp.
Tuy nhiên, việc lưu ý tới chính sách bảo hộ ngày càng cao của các nước trên thế giới là cần thiết, đặc biệt là khi ngành Dầu khí đang hướng đến các thị trường xuất khẩu tiềm năng cho các sản phẩm của mình (xăng dầu, phân bón, LPG…). Đối với thị trường trong nước, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp trong ngành Dầu khí nói riêng cần cẩn trọng trước động thái bảo hộ kinh doanh (bán phá giá, trợ cấp) của các nước. Bởi vì theo thống kê, các nước đối tác FTA có xuất khẩu lớn nhất vào Việt Nam hiện nay cũng chính là các nước có hàng hóa bị kiện phòng vệ thương mại (PVTM) nhiều nhất trên thế giới (Bảng 3).
4. Trao đổi và kết luận
Mở cửa hội nhập là chính sách đúng đắn để kích thích nền kinh tế ngày càng phát triển và cạnh tranh. Tuy nhiên, cần chú ý và có đối sách với những ảnh hưởng tiêu cực của hội nhập và mở cửa.
Với đặc thù của ngành Dầu khí, thách thức về cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành này còn phức tạp hơn và khó có thể giải quyết trong thời gian ngắn.
Đối với nhóm yếu tố tạo ra thách thức thứ nhất, các doanh nghiệp dầu khí cần có vốn, cần có thời gian và phải xây dựng một lộ trình rõ ràng để nâng cấp, cải tiến để tự nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường (nội địa và quốc tế). Đối với nhóm yếu tố thứ hai, doanh nghiệp cần phối hợp với Chính phủ để tìm ra các bất cập trong luật pháp, tránh các điều khoản không tương thích hoặc những cam kết gây bất lợi cho chính Chính phủ và doanh nghiệp. Đối với nhóm yếu tố tạo thách thức thứ ba, cả doanh nghiệp và Chính phủ đều cần có những nghiên cứu sâu về các biện pháp bảo hộ thương mại của các nước đối tác để tránh các thiệt hại trong nước và nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Trong phạm vi của bài viết này, các thách thức đã được chỉ ra và một số ý kiến gợi mở để đề phòng đã được nhắc đến. Tuy nhiên, để có các phương án đối phó phù hợp, cần thiết phải có những nghiên cứu sâu hơn.
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN:
i11 FTA đã ký: (1) Khu vực thương mại tự do ASEAN; (2) Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Australia và New Zealand; (3) Thỏa thuận hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Ấn Độ; (4) Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản; (5) Thỏa thuận hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc; (6) Thỏa thuận hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Hàn Quốc; (7) Hiệp định thương mại tự do Chi Lê - Việt Nam; (8) Thỏa thuận hợp tác kinh tế Nhật Bản - Việt Nam; (9) Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu; (10) Hiệp định thương mại tự do Hàn Quốc - Việt Nam; (11) Thỏa thuận hợp tác xuyên Thái Bình Dương.
ii(1) Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hong Kong, Trung Quốc; (2) Thỏa thuận hợp tác kinh tế toàn diện khu vực; (3) Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hiệp hội thương mại tự do Châu Âu; (4) Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu; (5) Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Israel.
iiiHiệp hội Khí thế giới (IGU), Hội đồng Dầu khí khu vực ASEAN (ASCOPE), Hội đồng Dầu khí Thế giới (WPC)…,
Tài liệu tham khảo:
1. World Trade Organization. Evolution of Regional Trade Agreements in the world, 1948 - 2016 [data]. March 2017.
2. Masahiro Kawai, Ganeshan Wignaraja (2011). Asian FTAs: Trends, prospects and challenges, Journal of Asian Economics, 22(1), 1 - 22
3. Asian Development Bank. FTA by status in Asia [data]. March 2017.
4. VOV (Tháng 1/2017). Vietnam's international integration achievements. Thu thập tại địa chỉ: http://english.vov.vn/politics/vietnams-international-integration-achievements-340594.vov
5. Nguyen Thanh Luan, Pham Thi Thu Ha (2017). Multidimensional impacts of joining Trans-Pacific Partnership: Favorable and adverse effects on Vietnamese economy, Petrovietnam Journal, 6-2017, 58 - 67.
6. Tiến Đạt (2013). Ngành Dầu khí Việt Nam vững bước hội nhập và phát triển. Thu thập tại địa chỉ: http://baoquocte.vn/nganh-dau-khi-viet-nam-vung-buoc-hoi-nhap-va-phat-trien-3664.html
7. To Minh Thu (2009). Regional integration in East Asia and its Impacts on welfare and sectoral output in Vietnam. Vietnam Centre for Economic and Policy Research Working Paper, University of Economics and Business, Vietnam National University Hanoi.
8. Nguyen Tien Dung, Misuo Ezaki (2005). Regional economic integration and its impacts on growth, poverty and income distribution: The case of Vietnam. Review of Urban & Regional Development Studies, 7(3), 197 - 215.
9. Nguyen Chan, Madanmohan Ghosh, John Whalley (1999). Evaluating tax reform in Vietnam using general equilibrium methods. Department of Economics, University of Western Ontario.
10. World Bank, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015). Việt Nam 2035 - Hướng tới thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ,
11. VPI (2016 & 2017). Database của Viện Dầu khí Việt Nam.
12. VCCI (2015). Sử dụng các công cụ Phòng vệ Thương mại trong bối cảnh Việt Nam thực thi các FTAs và Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
13. Tạp chí Tài Chính (Tháng 5/2017). Vấn đề bảo hộ thương mại trên thế giới và kiến nghị đối với Việt Nam. Thu thập tại địa chỉ: http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi...ioi-va-kien-nghi-doi-voi-viet-nam-113847.html
International integration and competitive challenges for PetroVietnam
PHAM THI THU HA
School of Economics and Management,
Hanoi University of Science and Technology
NGUYEN THANH LUAN – NGUYEN THI HAU
Research center of petroleum economics and management
Vietnam Petroleum Institute
School of Economics and Management,
Hanoi University of Science and Technology
NGUYEN THANH LUAN – NGUYEN THI HAU
Research center of petroleum economics and management
Vietnam Petroleum Institute
ABSTRACT:
Vietnams integration policy is showing positive changes for the economy and is expected to promote a dynamic, competitive market. However, if the roadmap for integration is premature for domestic market, it will pose significant challenges to the competitiveness of domestic firms, including oil and gas companies. These challenges may come from the company's own internal constraints, which may stem from regulatory restrictions and the growing trend of trade protectionism. This article uses published statistics and studies to analyze the above challenges and gives some suggestions for the government and businesses to find solutions.
Keywords: Oil and gas enterprises, international integration, competition challenges.
Relate Threads