Theo số liệu của Trung Quốc ngày 21-6, Nga hiện là nhà cung cấp dầu thô lớn nhất cho Trung Quốc. Tuy nhiên, xét về tổng thể, quan hệ dầu khí giữa Nga và Trung Quốc mới chỉ dừng lại ở mức kẻ bán và người mua chứ chưa có được sự hợp tác đáng kể nào.
Tổng cục Hải quan Trung Quốc hôm 21-6 cho biết, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Nga trong tháng 5-2016 đạt 5,245 triệu tấn tăng 33,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tháng thứ 3 liên tiếp Nga vượt Arập Xê út trở thành nước cung cấp dầu thô lớn nhất cho thị trường tiêu thụ dầu thô lớn thứ 2 thế giới. Trong 5 tháng đầu năm 2016, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Nga tăng 41,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,06 triệu thùng/ngày, trong khi nhập khẩu từ Arập Xê út bình quân 1,05 triệu thùng/ngày.
Việc Nga liên tiếp trở thành nhà cung cấp dầu số 1 cho Trung Quốc được lý giải bằng 3 lý. Thứ nhất, nhu cầu dầu thô của Trung Quốc tiếp tục gia tăng, nước này dự định đến năm 2020 có thể xây dựng kho dự trữ có khả năng cung ứng tương đương nhu cầu dầu thô 100 ngày (hiện chỉ đạt 26 ngày). Đồng thời việc áp dụng cơ chế quản trị giá xăng dầu mới (khi giá dầu rơi xuống 40 USD/thùng thì Trung Quốc sẽ ngừng các hoạt động khai thác dầu thô nội địa nhưng duy trì cơ chế giá sản phẩm xăng dầu cao hơn thị trường quốc tế để bù lỗ) sẽ khuyến khích việc tăng cường nhập khẩu dầu thô thay vì nguồn cung trong nước cho các nhà máy lọc dầu trong bối cảnh giá dầu thấp hiện nay.
Thứ hai, tuyến vận chuyển dầu từ Nga sang Trung Quốc có tính an toàn cao bởi tuyến đường ống này nằm hoàn toàn trên đất liền nối liền giữa hai nước mà không phải trung chuyển qua nước thứ ba. Điều này giúp Trung Quốc giảm lượng dầu thô nhập khẩu từ Trung Đông vốn đang trong bối cảnh bất ổn chính trị.
Cuối cùng, do bị EU cấm vận và tình trạng kinh tế yếu kém của châu Âu, sản lượng xuất khẩu của Nga sang châu Âu ngày càng giảm. Do đó xuất khẩu sang Trung Quốc là một giải pháp cần thiết để duy trì nguồn thu ngân sách từ dầu mỏ (vốn chiếm hơn 70% ngân sách của Nga).
Là hai nước tiêu thụ và xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới nhưng những dự án hợp tác giữa Nga và Trung Quốc rất ít. Trong 2 năm qua, Nga đã trở nên quyết tâm hơn trong việc khuyến khích các nguồn vốn của Trung Quốc đầu tư vào lĩnh vực khai thác của Nga. Tháng 9-2014, Tổng thống Nga Putin đã thông báo Nga luôn sẵn sàng chuyển cổ phần cho các công ty Trung Quốc tại những khu vực dầu mỏ và khí đốt chiến lược. Mới đây hôm 20-6-2016, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận cho biết, Nga đang tìm khách mua 19,5% cổ phần tập đoàn dầu lửa quốc doanh khổng lồ Rosneft, và mong muốn của Moskva là đạt một thỏa thuận bán lại tài sản này cho Trung Quốc và Ấn Độ. Cũng theo nguồn tin, giới chức Nga kỳ vọng sẽ thu về ít nhất 700 tỷ Rúp, tương đương 11 tỷ USD, từ vụ bán cổ phần nói trên, và đây sẽ là một kỷ lục về tư nhân hóa doanh nghiệp ở nước này.
Bán cổ phần trong Rosneft, tập đoàn có sản lượng dầu thô lớn hơn cả hãng Exxon Mobil của Mỹ, sẽ giúp Nga có thêm tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách, đồng thời củng cố sức mạnh địa chính trị vào thời điểm mà các cuộc xung đột ở Ukraina và Syria đẩy quan hệ giữa Moskva với Mỹ và châu Âu xuống mức thấp nhất kể từ thời chiến tranh lạnh. Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều đã thể hiện sự quan tâm tới vụ bán cổ phần này của Rosneft, nhưng chưa quyết định có mua hay không.
Tuy nhiên, cho đến nay, hầu hết các thỏa thuận liên quan đến việc Trung Quốc đầu tư vào lĩnh vực khai thác dầu khí tại Nga mới chỉ là những thỏa thuận khung. Năm 2013, Rosneft đã đề nghị chuyển cho Tập đoàn CNPC của Trung Quốc cổ phần công ty Taas-Yuryakh Neftegazodobycha vốn đang điều hành mỏ khí đốt Srednebotuobinskoye ở Đông Siberia. Tháng 11-2014, Rosneft và CNPC đã ký thỏa thuận khung về việc bán 10% cổ phần mỏ dầu Vankor ở tỉnh Krasnoyarsk do Rosneft sở hữu. Tháng 9-2015, Rosneft và Tập đoàn hóa dầu Trung Quốc Sinopec cũng đã ký một thỏa thuận về việc hợp tác thăm dò hai mỏ dầu Russkoye và Yurubcheno-Tokhomskoye ở Đông Siberia (theo đó Sinopec sẽ nắm giữ tới 49% cổ phần tại mỗi mỏ này) và dầu khai thác từ mỏ này sẽ được xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường ống ESPO. Mặc dù các thỏa thuận này rất hứa hẹn nhưng việc hoàn tất đang bi trì hoãn, một phần là do vị thế của Rosneft đang bị suy yếu do cấm vận tài chính của phương Tây đang tạo cơ hội cho các công ty Trung Quốc có thể gây thêm sức ép trong hợp tác dự án dầu mỏ.
Trong khi đó, hợp tác khai thác khí đốt với tập đoàn Gazprom còn khó khăn hơn khi tập đoàn này đề nghị rằng các công ty Trung Quốc có thể tham gia các dự án khai thác tại Nga chỉ khi Gazprom nhận được các cơ hội hoạt động tương tự ở Trung Quốc, một điều mà Trung Quốc chưa thể chấp nhận trong điều kiện hiện nay.
Liên quan tới lĩnh vực khí đốt, cho đến nay Nga mới chỉ xuất khẩu một lượng nhỏ khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang Trung Quốc. Nguyên nhân là do lượng khí đốt khai thác của Trung Quốc đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu Trung Quốc. Ngoài ra, các dự án bên trong khuôn khổ hợp tác khí đốt Nga - Trung đang bị phải đối mặt với khó khăn liên quan đến tài chính. Dự án đường ống khí đốt “Sức mạnh Siberia” nối Nga với Trung Quốc là một trong những dự án trọng điểm trong hợp tác khí đốt nhưng lại đang bị trì hoãn. Cho đến nay, Nga và Trung Quốc mới chỉ ký hàng loạt các thỏa thuận khung liên quan đến dự án. Đầu năm 2015, Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom đã khởi công xây dựng tuyến đường ống khí đốt này. Tuy nhiên, tập đoàn này cũng đã liên tục thay đổi kế hoạch liên quan đến thời hạn hoàn thành và vận hành đường ống. Theo các chuyên gia, sự trì hoãn của Nga bắt nguồn từ việc Tập đoàn Gazprom đang gặp khó khăn về tài chính.
Tuy nhiên, dự báo hợp tác khai thác dầu khí Nga - Trung có tiềm năng phát triển rất lớn do ngành khai thác dầu khí của Nga đang rất thiếu vốn, trong khi Trung Quốc có nguồn dự trữ ngoại tệ lớn rất muốn mở rộng đầu tư năng lượng ra nước ngoài.
Ngày 25-6, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thăm chính thức Trung Quốc. Dự kiến trong chuyến thăm này, ông Putin sẽ chứng kiến lễ ký kết với Trung Quốc khoảng 30 văn kiện hợp tác kinh tế thương mại song phương.
Tổng cục Hải quan Trung Quốc hôm 21-6 cho biết, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Nga trong tháng 5-2016 đạt 5,245 triệu tấn tăng 33,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tháng thứ 3 liên tiếp Nga vượt Arập Xê út trở thành nước cung cấp dầu thô lớn nhất cho thị trường tiêu thụ dầu thô lớn thứ 2 thế giới. Trong 5 tháng đầu năm 2016, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Nga tăng 41,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,06 triệu thùng/ngày, trong khi nhập khẩu từ Arập Xê út bình quân 1,05 triệu thùng/ngày.
Thứ hai, tuyến vận chuyển dầu từ Nga sang Trung Quốc có tính an toàn cao bởi tuyến đường ống này nằm hoàn toàn trên đất liền nối liền giữa hai nước mà không phải trung chuyển qua nước thứ ba. Điều này giúp Trung Quốc giảm lượng dầu thô nhập khẩu từ Trung Đông vốn đang trong bối cảnh bất ổn chính trị.
Cuối cùng, do bị EU cấm vận và tình trạng kinh tế yếu kém của châu Âu, sản lượng xuất khẩu của Nga sang châu Âu ngày càng giảm. Do đó xuất khẩu sang Trung Quốc là một giải pháp cần thiết để duy trì nguồn thu ngân sách từ dầu mỏ (vốn chiếm hơn 70% ngân sách của Nga).
Là hai nước tiêu thụ và xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới nhưng những dự án hợp tác giữa Nga và Trung Quốc rất ít. Trong 2 năm qua, Nga đã trở nên quyết tâm hơn trong việc khuyến khích các nguồn vốn của Trung Quốc đầu tư vào lĩnh vực khai thác của Nga. Tháng 9-2014, Tổng thống Nga Putin đã thông báo Nga luôn sẵn sàng chuyển cổ phần cho các công ty Trung Quốc tại những khu vực dầu mỏ và khí đốt chiến lược. Mới đây hôm 20-6-2016, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận cho biết, Nga đang tìm khách mua 19,5% cổ phần tập đoàn dầu lửa quốc doanh khổng lồ Rosneft, và mong muốn của Moskva là đạt một thỏa thuận bán lại tài sản này cho Trung Quốc và Ấn Độ. Cũng theo nguồn tin, giới chức Nga kỳ vọng sẽ thu về ít nhất 700 tỷ Rúp, tương đương 11 tỷ USD, từ vụ bán cổ phần nói trên, và đây sẽ là một kỷ lục về tư nhân hóa doanh nghiệp ở nước này.
Bán cổ phần trong Rosneft, tập đoàn có sản lượng dầu thô lớn hơn cả hãng Exxon Mobil của Mỹ, sẽ giúp Nga có thêm tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách, đồng thời củng cố sức mạnh địa chính trị vào thời điểm mà các cuộc xung đột ở Ukraina và Syria đẩy quan hệ giữa Moskva với Mỹ và châu Âu xuống mức thấp nhất kể từ thời chiến tranh lạnh. Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều đã thể hiện sự quan tâm tới vụ bán cổ phần này của Rosneft, nhưng chưa quyết định có mua hay không.
Tuy nhiên, cho đến nay, hầu hết các thỏa thuận liên quan đến việc Trung Quốc đầu tư vào lĩnh vực khai thác dầu khí tại Nga mới chỉ là những thỏa thuận khung. Năm 2013, Rosneft đã đề nghị chuyển cho Tập đoàn CNPC của Trung Quốc cổ phần công ty Taas-Yuryakh Neftegazodobycha vốn đang điều hành mỏ khí đốt Srednebotuobinskoye ở Đông Siberia. Tháng 11-2014, Rosneft và CNPC đã ký thỏa thuận khung về việc bán 10% cổ phần mỏ dầu Vankor ở tỉnh Krasnoyarsk do Rosneft sở hữu. Tháng 9-2015, Rosneft và Tập đoàn hóa dầu Trung Quốc Sinopec cũng đã ký một thỏa thuận về việc hợp tác thăm dò hai mỏ dầu Russkoye và Yurubcheno-Tokhomskoye ở Đông Siberia (theo đó Sinopec sẽ nắm giữ tới 49% cổ phần tại mỗi mỏ này) và dầu khai thác từ mỏ này sẽ được xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường ống ESPO. Mặc dù các thỏa thuận này rất hứa hẹn nhưng việc hoàn tất đang bi trì hoãn, một phần là do vị thế của Rosneft đang bị suy yếu do cấm vận tài chính của phương Tây đang tạo cơ hội cho các công ty Trung Quốc có thể gây thêm sức ép trong hợp tác dự án dầu mỏ.
Trong khi đó, hợp tác khai thác khí đốt với tập đoàn Gazprom còn khó khăn hơn khi tập đoàn này đề nghị rằng các công ty Trung Quốc có thể tham gia các dự án khai thác tại Nga chỉ khi Gazprom nhận được các cơ hội hoạt động tương tự ở Trung Quốc, một điều mà Trung Quốc chưa thể chấp nhận trong điều kiện hiện nay.
Liên quan tới lĩnh vực khí đốt, cho đến nay Nga mới chỉ xuất khẩu một lượng nhỏ khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang Trung Quốc. Nguyên nhân là do lượng khí đốt khai thác của Trung Quốc đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu Trung Quốc. Ngoài ra, các dự án bên trong khuôn khổ hợp tác khí đốt Nga - Trung đang bị phải đối mặt với khó khăn liên quan đến tài chính. Dự án đường ống khí đốt “Sức mạnh Siberia” nối Nga với Trung Quốc là một trong những dự án trọng điểm trong hợp tác khí đốt nhưng lại đang bị trì hoãn. Cho đến nay, Nga và Trung Quốc mới chỉ ký hàng loạt các thỏa thuận khung liên quan đến dự án. Đầu năm 2015, Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom đã khởi công xây dựng tuyến đường ống khí đốt này. Tuy nhiên, tập đoàn này cũng đã liên tục thay đổi kế hoạch liên quan đến thời hạn hoàn thành và vận hành đường ống. Theo các chuyên gia, sự trì hoãn của Nga bắt nguồn từ việc Tập đoàn Gazprom đang gặp khó khăn về tài chính.
Tuy nhiên, dự báo hợp tác khai thác dầu khí Nga - Trung có tiềm năng phát triển rất lớn do ngành khai thác dầu khí của Nga đang rất thiếu vốn, trong khi Trung Quốc có nguồn dự trữ ngoại tệ lớn rất muốn mở rộng đầu tư năng lượng ra nước ngoài.
Ngày 25-6, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thăm chính thức Trung Quốc. Dự kiến trong chuyến thăm này, ông Putin sẽ chứng kiến lễ ký kết với Trung Quốc khoảng 30 văn kiện hợp tác kinh tế thương mại song phương.
S.Phương
Nguồn:Năng lượng Mới
Nguồn:Năng lượng Mới
Relate Threads