Hy Lạp có thể bán 51% cổ phần của Hellenic Petroleum - công ty dầu khí lớn nhất nước này, để đáp ứng điều kiện cứu trợ quốc tế.
Sau khi nhận đợt cứu trợ 86 tỷ euro gần nhất, Athens đã đồng ý khởi động một loạt kế hoạch tư nhân hóa nền kinh tế trong năm nay, bao gồm cả việc bán 35,5% cổ phần ở Hellenic trong trường hợp các chủ nợ chấp nhận điều kiện này.
Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, Athens lại muốn bán tất cả cổ phần của mình tại Hellenic và cộng thêm cả một phần tại Paneuropean Oil và Industrial Holdings với tổng cộng 51%.
Paneuropean Oil là cổ đông lớn nhất của Hellenic với 45,5% cổ phần. Cả Paneropean và Industrial Holdings đều được sở hữu bởi tập đoàn hàng hải Latsis Group.
Đại diện của Paneropean từ chối bình luận về vấn đề này, nhưng khẳng định tất cả đều tùy thuộc vào chính phủ Hy Lạp.
Lần viện trợ này sẽ hết hạn vào tháng Tám, do đó Athens đang phải gấp rút hoàn tất nhiều thương vụ tư nhân hóa các công ty nhà nước để đáp ứng điều kiện.
Từ đầu năm tới nay, Hy Lạp đã thu về được hơn 500 triệu Euro vào ngân sách. Quốc gia Địa Trung Hải này cũng đặt mục tiêu đưa về hơn 2 tỷ euro từ việc bán cổ phần trong năm 2018.
Hellenic Petrolium hiện có giá thị trường là 2,4 tỷ euro. Công ty sở hữu ba nhà máy lọc dầu ở Hy Lạp cùng với một giấy phép thăm dò và khai thác tại Vùng Vịnh gần bán đảo Peloponnese. Hellenic dự kiến sẽ tiến hành khoan và khai thác tại đây vào năm 2019.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã biến 4 quốc gia khu vực đồng tiền chung châu Âu thành “con nợ” bao gồm Ireland, Bồ Đào Nhà, đảo Síp và Hy Lạp.
Kể từ năm 2010, chỉ riêng Hy Lạp đã nhận được ba gói cứu trợ với tổng trị giá lên tới hơn 350 tỷ Euro. Sau hai gói đầu tiên, Athens vẫn không đáp ứng được thời hạn chót trả nợ cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Gói cứu trợ thứ ba trị giá 86 tỷ Euro với thời hạn giải ngân 3 năm đã được thông qua năm 2015 và đã bắt đầu được giải ngân vào cuối năm ngoái.
Để có được những gói cứu trợ nói trên, Hy Lạp phải đáp ứng hàng loạt điều kiện khắt khe của chủ nợ, bao gồm cả việc giảm lương, cắt giảm chi tiêu và tư nhân hóa nền kinh tế.
Trong quá trình đàm phán năm 2012, chính phủ Hy Lạp đã đồng ý giảm lương tối thiểu trong khu vực tư nhân từ 20 đến 22%, cùng với đó là cắt giảm 15.000 nhân viên nhà nước trong năm 2012, cũng như xem xét đến năm 2015 sẽ giảm 150.000 công chức.
Ngân sách từ EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cứu Hy Lạp khỏi vỡ nợ, nhưng đổi lại, những chính sách thắt lưng buộc bụng và cải cách cam kết với các chủ nợ lại đẩy đời sống của người dân nước này ngày càng khó khăn.
Cơ quan thống kê châu Âu cho biết, 22,2% dân số Athens ở mức “cực kỳ nghèo” trong năm 2015, gấp đôi thời điểm cuộc khủng hoảng 2008. Nhiều ngân hàng thực phẩm được lập ra để phân phát cho người dân với thu nhập dưới mức nghèo 360 euro/tháng.
Tính tới đầu năm 2017, con số những người đăng kí được phân phát thực phẩm đã tăng mạnh so với mặt bằng chung các nước top dưới ở châu Âu, khoảng 11.000 hộ gia đình, tương đương 26.000 người đăng ký nhận trợ cấp lương thực, tăng cao so với 2.500 người năm 2012 và 6.000 người năm 2014.
Sau khi nhận đợt cứu trợ 86 tỷ euro gần nhất, Athens đã đồng ý khởi động một loạt kế hoạch tư nhân hóa nền kinh tế trong năm nay, bao gồm cả việc bán 35,5% cổ phần ở Hellenic trong trường hợp các chủ nợ chấp nhận điều kiện này.
Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, Athens lại muốn bán tất cả cổ phần của mình tại Hellenic và cộng thêm cả một phần tại Paneuropean Oil và Industrial Holdings với tổng cộng 51%.
Đại diện của Paneropean từ chối bình luận về vấn đề này, nhưng khẳng định tất cả đều tùy thuộc vào chính phủ Hy Lạp.
Lần viện trợ này sẽ hết hạn vào tháng Tám, do đó Athens đang phải gấp rút hoàn tất nhiều thương vụ tư nhân hóa các công ty nhà nước để đáp ứng điều kiện.
Từ đầu năm tới nay, Hy Lạp đã thu về được hơn 500 triệu Euro vào ngân sách. Quốc gia Địa Trung Hải này cũng đặt mục tiêu đưa về hơn 2 tỷ euro từ việc bán cổ phần trong năm 2018.
Hellenic Petrolium hiện có giá thị trường là 2,4 tỷ euro. Công ty sở hữu ba nhà máy lọc dầu ở Hy Lạp cùng với một giấy phép thăm dò và khai thác tại Vùng Vịnh gần bán đảo Peloponnese. Hellenic dự kiến sẽ tiến hành khoan và khai thác tại đây vào năm 2019.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã biến 4 quốc gia khu vực đồng tiền chung châu Âu thành “con nợ” bao gồm Ireland, Bồ Đào Nhà, đảo Síp và Hy Lạp.
Kể từ năm 2010, chỉ riêng Hy Lạp đã nhận được ba gói cứu trợ với tổng trị giá lên tới hơn 350 tỷ Euro. Sau hai gói đầu tiên, Athens vẫn không đáp ứng được thời hạn chót trả nợ cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Gói cứu trợ thứ ba trị giá 86 tỷ Euro với thời hạn giải ngân 3 năm đã được thông qua năm 2015 và đã bắt đầu được giải ngân vào cuối năm ngoái.
Để có được những gói cứu trợ nói trên, Hy Lạp phải đáp ứng hàng loạt điều kiện khắt khe của chủ nợ, bao gồm cả việc giảm lương, cắt giảm chi tiêu và tư nhân hóa nền kinh tế.
Trong quá trình đàm phán năm 2012, chính phủ Hy Lạp đã đồng ý giảm lương tối thiểu trong khu vực tư nhân từ 20 đến 22%, cùng với đó là cắt giảm 15.000 nhân viên nhà nước trong năm 2012, cũng như xem xét đến năm 2015 sẽ giảm 150.000 công chức.
Ngân sách từ EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cứu Hy Lạp khỏi vỡ nợ, nhưng đổi lại, những chính sách thắt lưng buộc bụng và cải cách cam kết với các chủ nợ lại đẩy đời sống của người dân nước này ngày càng khó khăn.
Cơ quan thống kê châu Âu cho biết, 22,2% dân số Athens ở mức “cực kỳ nghèo” trong năm 2015, gấp đôi thời điểm cuộc khủng hoảng 2008. Nhiều ngân hàng thực phẩm được lập ra để phân phát cho người dân với thu nhập dưới mức nghèo 360 euro/tháng.
Tính tới đầu năm 2017, con số những người đăng kí được phân phát thực phẩm đã tăng mạnh so với mặt bằng chung các nước top dưới ở châu Âu, khoảng 11.000 hộ gia đình, tương đương 26.000 người đăng ký nhận trợ cấp lương thực, tăng cao so với 2.500 người năm 2012 và 6.000 người năm 2014.
Theo Reuters
nhadautu.vn
nhadautu.vn
Relate Threads