Đầu năm 2017, cây xăng đầu tiên mang thương hiệu Idemitsu Q8 sẽ bắt đầu hoạt động tại Hà Nội, mở ra sự thay đổi mới trên thị trường xăng dầu.
Trải nghiệm mới
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Nobuyuki Nakamura, Trưởng đại diện Văn phòng Hà Nội của Công ty Idemitsui Kosan (IKC) cho hay, cây xăng đầu tiên của Công ty TNHH Xăng dầu Idemitsui Q8 sẽ được đặt ở khu vực gần sân bay Nội Bài. “Chúng tôi không chỉ mở 1 cây xăng, mà sẽ mở luôn một loạt cây xăng với mục tiêu mang tới cho người tiêu dùng Việt Nam một trải nghiệm mới”, ông Nobuyuki Nakamura nói.
Idemitsui Kosan cùng với Công ty Dầu khí Kuwait (KPI) đều chiếm 35,1% vốn trong Công ty liên doanh Lọc hóa dầu Nghi Sơn có quy mô hơn 9 tỷ USD. Đây cũng là hai cổ đông của Công ty TNHH Xăng dầu Idemitsui Q8 được cấp giấy phép hoạt động hồi tháng 4/2016 trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ xăng dầu.
Theo ông Nobuyuki Nakamura, hiện Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã bước sang giai đoạn cuối của xây dựng với kế hoạch kết thúc trong năm 2016. Sang năm 2017, Nhà máy sẽ bắt đầu chạy thử và tới mùa hè năm 2017 bắt đầu vận hành thương mại.
Với tiến độ này, các trạm xăng được mở trong nửa đầu năm 2017 của Công ty TNHH Xăng dầu Idemitsui Q8 sẽ sử dụng xăng dầu nhập khẩu để bán hàng, tiếp thị sản phẩm để người tiêu dùng quen.
Theo nguồn tin của Báo Đầu tư, Công ty Xăng dầu Idemitsui Q8 sẽ được phép nhập sản phẩm để phục vụ tiếp thị, quảng bá trong thời gian Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn chưa đi vào vận hành, với sản lượng bằng 50% công suất, tức cao điểm nhất sẽ xấp xỉ 5 triệu tấn/năm. Dĩ nhiên, để nhập khẩu được, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện của Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu như có kho bãi, cầu cảng.
“Trong năm 2017-2018, chúng tôi sẽ mở 10 trạm xăng tại khu vực miền Bắc và sau đó sẽ có những kế hoạch lớn hơn”, ông Nobuyuki Nakamura nói và cho biết thêm, tại Nhật Bản, Idemitsui Kosan có gần 4.000 trạm xăng dầu nên rất có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Cạnh tranh gay gắt
Sự có mặt của Công ty TNHH Xăng dầu Idemitsui Q8 trên thị trường xăng dầu Việt Nam với các cổ đông sừng sỏ kinh nghiệm và giàu tiềm lực đến từ Nhật Bản và Kuwait cũng hứa hẹn tạo ra những chuyển động mới trên thị trường bán lẻ xăng dầu, nơi có những doanh nghiệp lâu đời như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) hay gần 20 doanh nghiệp tư nhân khác đang hoạt động.
Đại diện của Idemitsui Kosan cho hay, công ty không sợ cạnh tranh mà muốn hợp tác với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lớn để đưa đến cho người tiêu dùng những kỹ thuật mới nhất, dịch vụ mới và có chất lượng để trải nghiệm.
Theo tính toán của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), tại thời điểm năm 2018, nhu cầu xăng dầu của thị trường nội địa là 17,329 triệu m3. Với công suất đầu vào 10 triệu tấn dầu thô/năm và đầu ra là các sản phẩm khí hoá lỏng LPG; xăng A92, A95, A98; nhiên liệu phản lực; diesel cao cấp và diesel thường, Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn sẽ đạt công suất tối đa vào năm 2018 với sản lượng xăng dầu là 9,625 triệu tấn, m3/năm. Nếu cộng thêm 7,834 triệu tấn, m3 xăng dầu của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất và 0,69 triệu m3 của 4 cơ sở pha chế xăng từ condensate hiện có, nguồn cung xăng dầu nội địa đã có sự dư thừa.
Ông Nobuyuki Nakamura cũng cho biết, mong muốn của Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn là tiêu thụ sản phẩm trong nước, chứ không xuất khẩu ra nước ngoài.
Điều này cũng hứa hẹn cuộc tranh đua để giữ thị trường của các doanh nghiệp xăng dầu hiện nay.
Trong một động thái khác, Chính phủ mới đây đã thay đổi mức thu điều tiết xăng dầu với Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Ông Nguyễn Hoài Giang, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn cho hay, trước đây thuế nhập khẩu xăng là 20%, Công ty được giữ lại 7% với xăng dầu và nộp 13% cho ngân sách. Còn hiện tại, do các Hiệp định thương mại giữa ASEAN-Hàn Quốc nên thuế nhập khẩu xăng từ Hàn Quốc về chỉ còn 10%, gây khó khăn cho BSR trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Để gỡ khó, Chính phủ đã quyết định giảm mức thu điều tiết xuống còn 10% với xăng. Như vậy, mức giá bán xăng dầu của Lọc dầu Dung Quất từ năm 2017 cũng được thả theo thị trường để tạo cơ hội cạnh tranh.
Trải nghiệm mới
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Nobuyuki Nakamura, Trưởng đại diện Văn phòng Hà Nội của Công ty Idemitsui Kosan (IKC) cho hay, cây xăng đầu tiên của Công ty TNHH Xăng dầu Idemitsui Q8 sẽ được đặt ở khu vực gần sân bay Nội Bài. “Chúng tôi không chỉ mở 1 cây xăng, mà sẽ mở luôn một loạt cây xăng với mục tiêu mang tới cho người tiêu dùng Việt Nam một trải nghiệm mới”, ông Nobuyuki Nakamura nói.
Idemitsui Kosan cùng với Công ty Dầu khí Kuwait (KPI) đều chiếm 35,1% vốn trong Công ty liên doanh Lọc hóa dầu Nghi Sơn có quy mô hơn 9 tỷ USD. Đây cũng là hai cổ đông của Công ty TNHH Xăng dầu Idemitsui Q8 được cấp giấy phép hoạt động hồi tháng 4/2016 trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ xăng dầu.
Theo ông Nobuyuki Nakamura, hiện Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã bước sang giai đoạn cuối của xây dựng với kế hoạch kết thúc trong năm 2016. Sang năm 2017, Nhà máy sẽ bắt đầu chạy thử và tới mùa hè năm 2017 bắt đầu vận hành thương mại.
Theo nguồn tin của Báo Đầu tư, Công ty Xăng dầu Idemitsui Q8 sẽ được phép nhập sản phẩm để phục vụ tiếp thị, quảng bá trong thời gian Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn chưa đi vào vận hành, với sản lượng bằng 50% công suất, tức cao điểm nhất sẽ xấp xỉ 5 triệu tấn/năm. Dĩ nhiên, để nhập khẩu được, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện của Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu như có kho bãi, cầu cảng.
“Trong năm 2017-2018, chúng tôi sẽ mở 10 trạm xăng tại khu vực miền Bắc và sau đó sẽ có những kế hoạch lớn hơn”, ông Nobuyuki Nakamura nói và cho biết thêm, tại Nhật Bản, Idemitsui Kosan có gần 4.000 trạm xăng dầu nên rất có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Cạnh tranh gay gắt
Sự có mặt của Công ty TNHH Xăng dầu Idemitsui Q8 trên thị trường xăng dầu Việt Nam với các cổ đông sừng sỏ kinh nghiệm và giàu tiềm lực đến từ Nhật Bản và Kuwait cũng hứa hẹn tạo ra những chuyển động mới trên thị trường bán lẻ xăng dầu, nơi có những doanh nghiệp lâu đời như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) hay gần 20 doanh nghiệp tư nhân khác đang hoạt động.
Đại diện của Idemitsui Kosan cho hay, công ty không sợ cạnh tranh mà muốn hợp tác với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lớn để đưa đến cho người tiêu dùng những kỹ thuật mới nhất, dịch vụ mới và có chất lượng để trải nghiệm.
Theo tính toán của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), tại thời điểm năm 2018, nhu cầu xăng dầu của thị trường nội địa là 17,329 triệu m3. Với công suất đầu vào 10 triệu tấn dầu thô/năm và đầu ra là các sản phẩm khí hoá lỏng LPG; xăng A92, A95, A98; nhiên liệu phản lực; diesel cao cấp và diesel thường, Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn sẽ đạt công suất tối đa vào năm 2018 với sản lượng xăng dầu là 9,625 triệu tấn, m3/năm. Nếu cộng thêm 7,834 triệu tấn, m3 xăng dầu của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất và 0,69 triệu m3 của 4 cơ sở pha chế xăng từ condensate hiện có, nguồn cung xăng dầu nội địa đã có sự dư thừa.
Ông Nobuyuki Nakamura cũng cho biết, mong muốn của Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn là tiêu thụ sản phẩm trong nước, chứ không xuất khẩu ra nước ngoài.
Điều này cũng hứa hẹn cuộc tranh đua để giữ thị trường của các doanh nghiệp xăng dầu hiện nay.
Trong một động thái khác, Chính phủ mới đây đã thay đổi mức thu điều tiết xăng dầu với Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Ông Nguyễn Hoài Giang, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn cho hay, trước đây thuế nhập khẩu xăng là 20%, Công ty được giữ lại 7% với xăng dầu và nộp 13% cho ngân sách. Còn hiện tại, do các Hiệp định thương mại giữa ASEAN-Hàn Quốc nên thuế nhập khẩu xăng từ Hàn Quốc về chỉ còn 10%, gây khó khăn cho BSR trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Để gỡ khó, Chính phủ đã quyết định giảm mức thu điều tiết xuống còn 10% với xăng. Như vậy, mức giá bán xăng dầu của Lọc dầu Dung Quất từ năm 2017 cũng được thả theo thị trường để tạo cơ hội cạnh tranh.
Thanh Hương - Báo Đầu tư
Relate Threads