IEA: Chiến tranh thương mại sẽ tác động tiêu cực đến nhu cầu dầu toàn cầu

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) vừa đưa ra cảnh báo quyết định nâng thuế nhập khẩu nhôm và thép của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ dẫn đến nguy cơ chiến tranh thương mại, ảnh hưởng lớn đối với tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới.

Ngày 15/3, IEA công bố báo cáo hàng tháng về thị trường dầu toàn cầu, trong đó, nhận định những dấu hiệu của chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ với quyết định nâng thuế nhập khẩu đối với nhôm và thép vừa qua sẽ tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao lưu thương mại và nhu cầu dầu trên thị trường toàn cầu.

“Thương mại toàn cầu chững lại sẽ gây ra những hậu quả lớn, đặc biệt là nhu cầu nhiên liệu được sử dụng trong lĩnh vực hàng hải và vận tải đường bộ sẽ chịu tác động trực tiếp”, báo cáo của IEA cho biết.

Theo IEA, tăng trưởng thương mại thế giới tăng trưởng từ 2,5% trong năm 2016 lên mức 4,7% vào năm 2017 đã thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu nhiêu liệu toàn cầu trong năm ngoái.

Quỹ Tiền tệ quốc tế dự báo thương mại thế giới sẽ tăng trưởng ở mức 4,6% trong năm nay, vì vậy bất kỳ sự suy thoái nào cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu.

Trong báo cáo mới nhất này, IEA dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng lên trong năm nay, song vẫn không theo kịp tốc độ gia tăng của nguồn cung toàn cầu. Theo IEA, nhu cầu dầu thế giới trong năm 2018 sẽ tăng khoảng 1,5 triệu thùng/ngày, lên 99,3 triệu thùng/ngày, cao hơn mức 97,8 triệu thùng/ngày trong năm 2017,

Tuy nhiên, nguồn cung dầu từ các thành viên ngoài Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) được dự báo sẽ tăng thêm 1,8 triệu thùng/ngày, lên mức 59,9 triệu thùng ngày, chủ yếu do sản lượng dầu thô của Mỹ tăng thêm 1,3 triệu thùng/ngày. Điều này cũng hạn chế nỗ lực cắt giảm sản lượng khai thác của OPEC cùng với các nhà sản xuất dầu chủ chốt khác để hạn chế nguồn cung nhằm đẩy giá dầu đi lên.

oil1.jpg

Nhờ thực hiện thỏa thuận cắt giảm, sản lượng dầu của các thành viên OPEC trong tháng 2/2018 giảm nhẹ 300.000 thùng dầu/ngày, xuống còn 32,1 triệu thùng/ngày.

Trong khi đó, IEA cho biết trong tháng 1/2018, các kho dầu dự trữ thương mại ở các nước công nghiệp thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) tăng lần đầu tiên trong 7 tháng qua, lên mức 2,871 tỷ thùng, cao hơn 53 triệu thùng so với mức trung bình trong 5 năm qua.

Tuy nhiên, IEA cho rằng cũng có một vài chỉ số quan trọng cho thấy thị trường dầu toàn cầu ngày càng tái cân bằng hơn khi nhu cầu và nguồn cung ngày càng thu hẹp khoảng cách.

Theo IEA, nếu sản lượng dầu của OPEC vẫn đứng yên trong năm 2018, nguy cơ thị trường dầu bị thâm hụt nguồn cung có thể xảy ra nếu sản lượng dầu của Venezuela tiếp tục suy giảm mạnh trong năm nay. Sản lượng dầu của nước này đã giảm 50% trong 2 năm qua vì khủng hoảng kinh tế.

Kinh tế Đô thị
 

Việc làm nổi bật

Top