Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA cho biết nhu cầu dầu toàn cầu gần vượt nguồn cung sau gần ba năm sản lượng dư thừa, bất chấp tăng trưởng trong tồn kho dầu thô tăng lên.
Cơ quan này cho biết tồn kho dầu thô khắp các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD đã giảm 17,2 triệu thùng trong tháng 3. Trong ba tháng đầu năm nay, tồn kho tăng 38,5 triệu thùng hay 425.000 thùng/ngày sau khi tăng mạnh trong tháng 1.
Tổng thể, tồn kho của OECD giảm 8,1 triệu thùng/ngày trong tháng 2 xuống 3,055 tỷ thùng do nhu cầu vượt nguồn cung khoảng 200.000 thùng/ngày từ tháng 1 tới tháng 3.
Nhưng tồn kho vẫn trên mức trung bình 5 năm là 330 triệu thùng.
IEA cho biết “có một vài khả năng cho sự khác biệt này, ví dụ nhu cầu được phóng đại hay nguồn cung ít hơn ước tính của chúng tôi. Một lời giải thích khác là tồn kho không nhìn thấy được, gồm tồn kho giữ trên biển (hoặc đang quá cảnh hoặc vì các lý do đầu cơ) và ở trên vùng đất tại các nước nằm ngoài OECD”. “Thật vậy, nhìn vào số liệu từ các nguồn khác nhau cho thấy tồn kho đang giảm tại một số nước ngoài OECD (trong quý 1/2017). Tồn kho ngoài OECD được cho là khá tương đương với khối lượng của OECD, nhưng có khá ít số liệu về khu vực đó”.
Các nhà phân tích tại công ty Bernstein Energy cho biết quý tới là rất quan trọng đối với OPEC khi tổ chức các nhà sản xuất chiến đấu để cắt giảm tồn kho toàn cầu trở lại mức trung bình 5 năm của họ. Nhu cầu dầu thô có xu hướng sụt giảm trong quý 1 năm nay, khi các nhà máy lọc dầu đóng cửa để bảo dưỡng. Trong khi tổ chức OPEC cắt giảm nguồn cung, họ đã tăng cường xuất khẩu.
Hầu hết sự sụt giảm tồn kho bên ngoài tổ chức OECD là từ Iran, nơi tồn kho khí ngưng tụ siêu nhẹ được giữ trên biển kể từ khi bị áp dụng các lệnh trừng phạt của phương Tây trong năm 2012.
IEA cho biết tồn kho trên đất liền của Iran giảm xuống 4 triệu thùng trong tháng 3 từ mức 28 triệu thùng, khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ trong đầu năm 2016. Trên toàn cầu dầu thô giữ trên đất liền giảm xuống 58,4 triệu thùng trong tháng 3 từ mức 82,6 triệu thùng vào cuối năm 2016. IEA cho biết có thể khẳng định chắc chắn rằng thị trường đang rất gần với cân bằng và thêm số liệu được công bố thì điều này sẽ trở thành rõ ràng hơn.
IEA đã giảm 40.000 thùng/ngày dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu năm 2017 xuống 1,32 triệu thùng/ngày. Họ đã cảnh báo điều này có thể chứng minh dựa vào tiêu thụ đang chậm lại tại Mỹ và các nền kinh tế châu Á đã phát triển như Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc.
IEA cho biết “số liệu mới cho thấy tăng trưởng tại một số nước gồm Nga, Ấn Độ, vài nước Trung Đông, Hàn Quốc và Mỹ, nơi nhu cầu đã trì trệ trong vài tháng gần đây”.
Về phía nguồn cung, cơ quan này cho biết sản lượng toàn cầu giảm 755.000 thùng/ngày trong tháng 3 xuống 95,98 triệu thùng/ngày do OPEC và các đối tác của họ tham gia thỏa thuận chung cắt giảm sản lượng khoảng 1,8 triệu thùng/ngày trong nửa đầu năm nay.
Theo IEA, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ đã tuân thủ mạnh mẽ 99% việc thực hiện thỏa thuận này. Đối với các nước không thuộc OPEC, gồm Nga và Oman đã nâng mức độ tuân thủ của họ với thỏa thuận lên 64% từ mức 38% trong tháng 2.
Giá dầu đã tăng gấp đôi lên khoảng 56 USD/thùng từ mức thấp 13 năm gần 27 USD/thùng hồi tháng 1/2016. Đối với năm 2017, IEA dự kiến nguồn cung của các nước ngoài OPEC tăng 485.000 thùng, dẫn đầu là tăng trưởng sản lượng của Mỹ. Thật vậy mặc dù thị trường dầu mỏ sẽ hạn chế trong năm nay, tổng thể sản lượng của các nước ngoài OPEC, không chỉ tại Mỹ sẽ sớm tăng trở lại.
Tổng thể, tồn kho của OECD giảm 8,1 triệu thùng/ngày trong tháng 2 xuống 3,055 tỷ thùng do nhu cầu vượt nguồn cung khoảng 200.000 thùng/ngày từ tháng 1 tới tháng 3.
Nhưng tồn kho vẫn trên mức trung bình 5 năm là 330 triệu thùng.
IEA cho biết “có một vài khả năng cho sự khác biệt này, ví dụ nhu cầu được phóng đại hay nguồn cung ít hơn ước tính của chúng tôi. Một lời giải thích khác là tồn kho không nhìn thấy được, gồm tồn kho giữ trên biển (hoặc đang quá cảnh hoặc vì các lý do đầu cơ) và ở trên vùng đất tại các nước nằm ngoài OECD”. “Thật vậy, nhìn vào số liệu từ các nguồn khác nhau cho thấy tồn kho đang giảm tại một số nước ngoài OECD (trong quý 1/2017). Tồn kho ngoài OECD được cho là khá tương đương với khối lượng của OECD, nhưng có khá ít số liệu về khu vực đó”.
Các nhà phân tích tại công ty Bernstein Energy cho biết quý tới là rất quan trọng đối với OPEC khi tổ chức các nhà sản xuất chiến đấu để cắt giảm tồn kho toàn cầu trở lại mức trung bình 5 năm của họ. Nhu cầu dầu thô có xu hướng sụt giảm trong quý 1 năm nay, khi các nhà máy lọc dầu đóng cửa để bảo dưỡng. Trong khi tổ chức OPEC cắt giảm nguồn cung, họ đã tăng cường xuất khẩu.
Hầu hết sự sụt giảm tồn kho bên ngoài tổ chức OECD là từ Iran, nơi tồn kho khí ngưng tụ siêu nhẹ được giữ trên biển kể từ khi bị áp dụng các lệnh trừng phạt của phương Tây trong năm 2012.
IEA cho biết tồn kho trên đất liền của Iran giảm xuống 4 triệu thùng trong tháng 3 từ mức 28 triệu thùng, khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ trong đầu năm 2016. Trên toàn cầu dầu thô giữ trên đất liền giảm xuống 58,4 triệu thùng trong tháng 3 từ mức 82,6 triệu thùng vào cuối năm 2016. IEA cho biết có thể khẳng định chắc chắn rằng thị trường đang rất gần với cân bằng và thêm số liệu được công bố thì điều này sẽ trở thành rõ ràng hơn.
IEA đã giảm 40.000 thùng/ngày dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu năm 2017 xuống 1,32 triệu thùng/ngày. Họ đã cảnh báo điều này có thể chứng minh dựa vào tiêu thụ đang chậm lại tại Mỹ và các nền kinh tế châu Á đã phát triển như Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc.
IEA cho biết “số liệu mới cho thấy tăng trưởng tại một số nước gồm Nga, Ấn Độ, vài nước Trung Đông, Hàn Quốc và Mỹ, nơi nhu cầu đã trì trệ trong vài tháng gần đây”.
Về phía nguồn cung, cơ quan này cho biết sản lượng toàn cầu giảm 755.000 thùng/ngày trong tháng 3 xuống 95,98 triệu thùng/ngày do OPEC và các đối tác của họ tham gia thỏa thuận chung cắt giảm sản lượng khoảng 1,8 triệu thùng/ngày trong nửa đầu năm nay.
Theo IEA, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ đã tuân thủ mạnh mẽ 99% việc thực hiện thỏa thuận này. Đối với các nước không thuộc OPEC, gồm Nga và Oman đã nâng mức độ tuân thủ của họ với thỏa thuận lên 64% từ mức 38% trong tháng 2.
Giá dầu đã tăng gấp đôi lên khoảng 56 USD/thùng từ mức thấp 13 năm gần 27 USD/thùng hồi tháng 1/2016. Đối với năm 2017, IEA dự kiến nguồn cung của các nước ngoài OPEC tăng 485.000 thùng, dẫn đầu là tăng trưởng sản lượng của Mỹ. Thật vậy mặc dù thị trường dầu mỏ sẽ hạn chế trong năm nay, tổng thể sản lượng của các nước ngoài OPEC, không chỉ tại Mỹ sẽ sớm tăng trở lại.
Nguồn: VITIC/Reuters
Relate Threads