Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) cho biết, nhu cầu dầu mỏ của các nước Đông Nam Á sẽ tiếp tục tăng lên ít nhất đến năm 2040 khi các quốc gia mới nổi vẫn phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch để phục vụ tăng trưởng kinh tế cũng như nhu cầu đi lại của người dân.
IEA dự đoán dầu vẫn là nguồn nhiên liệu chính, tiếp tục đáp ứng khoảng 90% nhu cầu liên quan đến giao thông ở Đông Nam Á. Ảnh: Soha
Lượng dầu được sử dụng trong khu vực sẽ tăng lên khoảng 6,6 triệu thùng/ngày vào năm 2040 từ mức 4,7 triệu thùng/ngày hiện nay, với số lượng phương tiện vận tải đường bộ tăng 2/3 lên khoảng 62 triệu chiếc, cơ quan này cho biết trong một báo cáo đưa ra tại tuần lễ năng lượng quốc tế diễn ra ở Singapore.
Những nỗ lực toàn cầu nhằm thay thế các phương tiện chạy bằng động cơ đốt trong bởi các loại xe động cơ điện để chống lại quá trình biến đổi khí hậu đã làm dấy lên mối lo ngại trong ngành dầu mỏ về sự sụt giảm nhu cầu dầu mỏ toàn cầu có thể đạt đỉnh điểm trong 10-20 năm tới.
Nhưng IEA dự đoán dầu vẫn là nguồn nhiên liệu chính, tiếp tục đáp ứng khoảng 90% nhu cầu liên quan đến giao thông ở Đông Nam Á.
"Năm 2040, có khoảng 4 triệu chiếc xe điện trong tổng số 62 triệu xe, nhưng điện chỉ chiếm 1% nhu cầu nhiên liệu vận chuyển", IEA cho biết.
Dầu, cùng với than đá, sẽ dẫn tới sự phát triển của ngành năng lượng và vận tải ở Đông Nam Á do nhu cầu năng lượng của khu vực dự kiến sẽ tăng lên gần 60% vào năm 2040.
Công suất phát điện lắp đặt ở khu vực Đông Nam Á sẽ tăng lên hơn 565 gigawatts (GW) vào năm 2040, từ 240 GW hiện nay, với than và năng lượng tái tạo chiếm gần 70% công suất mới.
Theo đó, Đông Nam Á sẽ trở thành động lực chính cho nhu cầu năng lượng toàn cầu khi nền kinh tế khu vực tăng gấp ba lần và tổng dân số tăng lên 1/5 lần, IEA cho biết. Nhưng khu vực cũng đang nhập khẩu năng lượng nhiều hơn khi sản lượng dầu sản xuất giảm, làm tăng mối quan ngại về an ninh năng lượng.
Theo IEA, Đông Nam Á sẽ phải cắt giảm hơn 300 tỷ USD vào năm 2040 cho nhập khẩu năng lượng ròng, tương đương khoảng 4% tổng sản phẩm quốc nội của khu vực này.
Lượng nhập khẩu 6,9 triệu thùng/ngày trong năm 2040 sẽ tốn của các chính phủ Đông Nam Á 280 tỷ USD chi phí hàng năm vào năm 2040.
IEA dự đoán dầu vẫn là nguồn nhiên liệu chính, tiếp tục đáp ứng khoảng 90% nhu cầu liên quan đến giao thông ở Đông Nam Á. Ảnh: Soha
Những nỗ lực toàn cầu nhằm thay thế các phương tiện chạy bằng động cơ đốt trong bởi các loại xe động cơ điện để chống lại quá trình biến đổi khí hậu đã làm dấy lên mối lo ngại trong ngành dầu mỏ về sự sụt giảm nhu cầu dầu mỏ toàn cầu có thể đạt đỉnh điểm trong 10-20 năm tới.
Nhưng IEA dự đoán dầu vẫn là nguồn nhiên liệu chính, tiếp tục đáp ứng khoảng 90% nhu cầu liên quan đến giao thông ở Đông Nam Á.
"Năm 2040, có khoảng 4 triệu chiếc xe điện trong tổng số 62 triệu xe, nhưng điện chỉ chiếm 1% nhu cầu nhiên liệu vận chuyển", IEA cho biết.
Dầu, cùng với than đá, sẽ dẫn tới sự phát triển của ngành năng lượng và vận tải ở Đông Nam Á do nhu cầu năng lượng của khu vực dự kiến sẽ tăng lên gần 60% vào năm 2040.
Công suất phát điện lắp đặt ở khu vực Đông Nam Á sẽ tăng lên hơn 565 gigawatts (GW) vào năm 2040, từ 240 GW hiện nay, với than và năng lượng tái tạo chiếm gần 70% công suất mới.
Theo đó, Đông Nam Á sẽ trở thành động lực chính cho nhu cầu năng lượng toàn cầu khi nền kinh tế khu vực tăng gấp ba lần và tổng dân số tăng lên 1/5 lần, IEA cho biết. Nhưng khu vực cũng đang nhập khẩu năng lượng nhiều hơn khi sản lượng dầu sản xuất giảm, làm tăng mối quan ngại về an ninh năng lượng.
Theo IEA, Đông Nam Á sẽ phải cắt giảm hơn 300 tỷ USD vào năm 2040 cho nhập khẩu năng lượng ròng, tương đương khoảng 4% tổng sản phẩm quốc nội của khu vực này.
Lượng nhập khẩu 6,9 triệu thùng/ngày trong năm 2040 sẽ tốn của các chính phủ Đông Nam Á 280 tỷ USD chi phí hàng năm vào năm 2040.
Theo Reuters -theleader.vn
Relate Threads