Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA cho biết sản lượng dầu đá phiên Mỹ có thể tăng trong 5 năm tới, lấy đi thị phần từ các nhà sản xuất OPEC và đưa Mỹ, một nước nhập khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới gần tới tự cung tự cấp.
Một thỏa thuận bước ngoặt trong năm 2017 giữa OPEC và các đối thủ gồm Nga hạn chế sản lượng nhằm giảm dư cung toàn cầu đã cải thiện triển vọng cho các nhà sản xuất khác, khi giá tăng mạnh trong năm nay, IEA cho biết trong báo cáo hàng năm.
Với nguồn cung của Mỹ ngày càng tăng, OPEC sẽ thấy nhu cầu dầu thô của họ giảm dưới sản lượng hiện nay trong năm 2019 và 2020, cho thấy sự trở lại dư cung nếu sản lượng của OPEC giữ ổn định.
Sản lượng dầu của Mỹ đạt kỷ lục cuối năm ngoái, và được dự kiến tăng 2,7 triệu thùng/ngày lên 12,1 triệu thùng/ngày vào năm 2023, do tăng trưởng từ các mỏ dầu đá phiến nhiều hơn sự sụt giảm trong nguồn cung dầu truyền thống.
Năm ngoái, IEA dự báo sản lượng dầu đá phiến của Mỹ tăng 1,4 triệu thùng/ngày vào năm 2022 với giá dầu tăng lên 60 USD/thùng và tăng tới 3 triệu thùng với giá dầu ở mức 80 USD/thùng.
Khí tự nhiên lỏng sẽ bổ sung 1 triệu thùng/ngày, đưa sản lượng của Mỹ lên 4,7 triệu thùng/ngày vào năm 2023.
Fatih Birol, giám đốc điều hành của IEA cho biết “Mỹ có thể đặt một dấu ấn lên các thị trường dầu mỏ toàn cầu trong 5 năm tới”.
Ông Birol phát biểu tại một cuộc họp báo truyền thông trong hội nghị năng lượng CERAWeek ở Houston cho biết các dự báo sản lượng của Mỹ có thể được điều chỉnh nếu dầu vẫn trên 60 USD/thùng.
Ông cho biết ông dự kiến sản lượng dầu đá phiến tiếp tục tăng lờ đi các chính sách của OPEC, và cho biết OPEC và các nhà sản xuất dầu mỏ khác cần xem xét lại kế hoạch tăng trưởng tương lai của họ khi dầu đá phiến Mỹ tăng trưởng mạnh.
Ông cũng cho biết ông dự kiến công suất xuất khẩu của Mỹ gấp đôi trong 5 năm tới.
Với tổng sản lượng nhiên liệu lỏng của Mỹ có thể đạt gần 17 triệu thùng/ngày vào năm 2023, tăng từ 13,2 thùng trong năm 2017, Mỹ sẽ là nước sản xuất dầu hàng đầu thế giới.
Tăng trưởng sản lượng dầu mỏ từ Mỹ, Brazil, Canada và Na Uy sẽ đáp ứng tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu đến năm 2020, bổ sung rằng đầu tư thêm sẽ là cần thiết để tăng sản lượng sau đó.
Sản lượng của các nước ngoài OPEC có thể tăng 5,2 triệu thùng/ngày vào năm 2023 lên 63,3 triệu thùng/ngày, với riêng Mỹ chiếm gần 60% tăng trưởng nguồn cung toàn cầu.
Sản lượng trong năm 2017 tăng 670.000 thùng/ngày do các nhà khoan dầu bổ sung 200 giàn khoan, vượt tất cả dự đoán.
Sản lượng từ các nhà sản xuất OPEC sẽ tăng ở tốc độ chậm hơn nhiều, bổ sung rằng họ dự kiến sự sụt giảm sản lượng tại Venezuela tăng cường bù cho sự gia tăng tại Iraq. Birol cho biết triển vọng sản lượng của Venezuela có thể cần cắt giảm trong những năm tới.
Kết quả dẫn tới, công suất dầu thô của OPEC sẽ tăng chỉ 750.000 thùng/ngày vào năm 2023. Với sản lượng dầu đá phiến và nguồn cung của các nước ngoài OPEC ngày càng tăng, nhu cầu đối với dầu thô của OPEC cộng với việc hạn chế sản lượng sẽ đạt trung bình 31,8 triệu thùng/ngày trong năm 2019, thấp hơn 1,8 triệu thùng/ngày so với dự báo trung hạn mới nhất của họ.
Số liệu này là thấp hơn nhu cầu 32,3 triệu thùng/ngày dự kiến trong năm 2018 và dưới ước tính mới nhất của IEA là 32,16 triệu thùng/ngày.
Với dự báo 36,3 triệu thùng/ngày, OPEC sẽ cung cấp ít hơn 35% nhu cầu toàn cầu vào năm 2023 so với thị phần trong lịch sử khoảng 40%.
Được thúc đẩy bởi tăng trưởng kinh tế ở châu Á và sự phục hồi trong ngành hóa dầu Mỹ, nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 6,9 triệu thùng/ngày vào năm 2023 lên 104,7 triệu thùng/ngày.
Bấp chấp sản lượng dầu thô ngoài OPEC tăng mạnh, IEA cảnh báo rằng sự sụt giảm ở các mỏ dầu cũ nghĩa là cần thêm đầu tư toàn cầu sau năm 2020.
Một thỏa thuận bước ngoặt trong năm 2017 giữa OPEC và các đối thủ gồm Nga hạn chế sản lượng nhằm giảm dư cung toàn cầu đã cải thiện triển vọng cho các nhà sản xuất khác, khi giá tăng mạnh trong năm nay, IEA cho biết trong báo cáo hàng năm.
Với nguồn cung của Mỹ ngày càng tăng, OPEC sẽ thấy nhu cầu dầu thô của họ giảm dưới sản lượng hiện nay trong năm 2019 và 2020, cho thấy sự trở lại dư cung nếu sản lượng của OPEC giữ ổn định.
Sản lượng dầu của Mỹ đạt kỷ lục cuối năm ngoái, và được dự kiến tăng 2,7 triệu thùng/ngày lên 12,1 triệu thùng/ngày vào năm 2023, do tăng trưởng từ các mỏ dầu đá phiến nhiều hơn sự sụt giảm trong nguồn cung dầu truyền thống.
Năm ngoái, IEA dự báo sản lượng dầu đá phiến của Mỹ tăng 1,4 triệu thùng/ngày vào năm 2022 với giá dầu tăng lên 60 USD/thùng và tăng tới 3 triệu thùng với giá dầu ở mức 80 USD/thùng.
Khí tự nhiên lỏng sẽ bổ sung 1 triệu thùng/ngày, đưa sản lượng của Mỹ lên 4,7 triệu thùng/ngày vào năm 2023.
Fatih Birol, giám đốc điều hành của IEA cho biết “Mỹ có thể đặt một dấu ấn lên các thị trường dầu mỏ toàn cầu trong 5 năm tới”.
Ông Birol phát biểu tại một cuộc họp báo truyền thông trong hội nghị năng lượng CERAWeek ở Houston cho biết các dự báo sản lượng của Mỹ có thể được điều chỉnh nếu dầu vẫn trên 60 USD/thùng.
Ông cho biết ông dự kiến sản lượng dầu đá phiến tiếp tục tăng lờ đi các chính sách của OPEC, và cho biết OPEC và các nhà sản xuất dầu mỏ khác cần xem xét lại kế hoạch tăng trưởng tương lai của họ khi dầu đá phiến Mỹ tăng trưởng mạnh.
Ông cũng cho biết ông dự kiến công suất xuất khẩu của Mỹ gấp đôi trong 5 năm tới.
Với tổng sản lượng nhiên liệu lỏng của Mỹ có thể đạt gần 17 triệu thùng/ngày vào năm 2023, tăng từ 13,2 thùng trong năm 2017, Mỹ sẽ là nước sản xuất dầu hàng đầu thế giới.
Sản lượng của các nước ngoài OPEC có thể tăng 5,2 triệu thùng/ngày vào năm 2023 lên 63,3 triệu thùng/ngày, với riêng Mỹ chiếm gần 60% tăng trưởng nguồn cung toàn cầu.
Sản lượng trong năm 2017 tăng 670.000 thùng/ngày do các nhà khoan dầu bổ sung 200 giàn khoan, vượt tất cả dự đoán.
Sản lượng từ các nhà sản xuất OPEC sẽ tăng ở tốc độ chậm hơn nhiều, bổ sung rằng họ dự kiến sự sụt giảm sản lượng tại Venezuela tăng cường bù cho sự gia tăng tại Iraq. Birol cho biết triển vọng sản lượng của Venezuela có thể cần cắt giảm trong những năm tới.
Kết quả dẫn tới, công suất dầu thô của OPEC sẽ tăng chỉ 750.000 thùng/ngày vào năm 2023. Với sản lượng dầu đá phiến và nguồn cung của các nước ngoài OPEC ngày càng tăng, nhu cầu đối với dầu thô của OPEC cộng với việc hạn chế sản lượng sẽ đạt trung bình 31,8 triệu thùng/ngày trong năm 2019, thấp hơn 1,8 triệu thùng/ngày so với dự báo trung hạn mới nhất của họ.
Số liệu này là thấp hơn nhu cầu 32,3 triệu thùng/ngày dự kiến trong năm 2018 và dưới ước tính mới nhất của IEA là 32,16 triệu thùng/ngày.
Với dự báo 36,3 triệu thùng/ngày, OPEC sẽ cung cấp ít hơn 35% nhu cầu toàn cầu vào năm 2023 so với thị phần trong lịch sử khoảng 40%.
Được thúc đẩy bởi tăng trưởng kinh tế ở châu Á và sự phục hồi trong ngành hóa dầu Mỹ, nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 6,9 triệu thùng/ngày vào năm 2023 lên 104,7 triệu thùng/ngày.
Bấp chấp sản lượng dầu thô ngoài OPEC tăng mạnh, IEA cảnh báo rằng sự sụt giảm ở các mỏ dầu cũ nghĩa là cần thêm đầu tư toàn cầu sau năm 2020.
Nguồn: VITIC/Reuters
Relate Threads