Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đánh giá cung cầu trên thị trường dầu thô đã gần khớp nhau, dù nguồn cung từ Mỹ đang tăng lên.
Trong báo cáo quý I vừa công bố, IEA khẳng định "thị trường dầu thô đã gần như cân bằng". "Nguồn cung đang thấp dần, trong khi số dầu thô được sản xuất trước khi OPEC và 11 nước phi OPEC quyết định cắt giảm cũng đang được thị trường hấp thụ", báo cáo nhận định. Nguồn cung dầu toàn cầu tháng 4 chỉ còn 96,17 triệu thùng một ngày.
Cuối tháng 11 năm ngoái, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã đồng ý cắt giảm sản xuất thêm 1,2 triệu thùng một ngày, bắt đầu từ ngày 1/1. Hoạt động này sẽ kéo dài 6 tháng.
Sau đó, đến tháng 12/2016, một nhóm nước không thuộc OPEC, do Nga dẫn đầu, cũng đồng ý giảm thêm 558.000 thùng một ngày. Mục tiêu là giảm dư cung toàn cầu. Đây là nguyên nhân chính khiến giá đi xuống gần 3 năm qua. Trong báo cáo, IEA đánh giá các nước đã tuân thủ khá tốt thỏa thuận này.
Tuy nhiên, giá dầu lên trên 50 USD một thùng lại hấp dẫn các công ty Mỹ quay trở lại thị trường. Nguồn cung dầu đá phiến từ nước này có thể đẩy cung dầu phi OPEC lên cao trong năm nay, IEA dự báo.
"Số liệu được theo dõi sát nhất hiện nay, về mặt nguồn cung, là sản xuất dầu thô Mỹ", IEA cho biết. Hồi tháng 2, sản lượng dầu thô Mỹ đã tăng trở lại và được dự báo còn tăng nữa trong năm 2017.
Hôm qua, Nga và Saudi Arabia đã kêu gọi gia hạn chiến dịch giảm sản xuất. Hôm nay, Kuwait cũng tuyên bố "hoàn toàn ủng hộ" việc này kéo dài đến tháng 3/2018. Các nước OPEC sẽ có cuộc họp vào ngày 25/5.
Về mặt nhu cầu, IEA giữ nguyên dự báo tốc độ tăng trưởng tiêu thụ tại 1,3 triệu thùng một ngày. "Tăng trưởng quý I yếu hơn dự kiến, do nhu cầu tại Mỹ đứng yên và nhiều nước khác như Đức, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ đi xuống", báo cáo nhận xét.
Trong báo cáo quý I vừa công bố, IEA khẳng định "thị trường dầu thô đã gần như cân bằng". "Nguồn cung đang thấp dần, trong khi số dầu thô được sản xuất trước khi OPEC và 11 nước phi OPEC quyết định cắt giảm cũng đang được thị trường hấp thụ", báo cáo nhận định. Nguồn cung dầu toàn cầu tháng 4 chỉ còn 96,17 triệu thùng một ngày.
Cuối tháng 11 năm ngoái, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã đồng ý cắt giảm sản xuất thêm 1,2 triệu thùng một ngày, bắt đầu từ ngày 1/1. Hoạt động này sẽ kéo dài 6 tháng.
Sau đó, đến tháng 12/2016, một nhóm nước không thuộc OPEC, do Nga dẫn đầu, cũng đồng ý giảm thêm 558.000 thùng một ngày. Mục tiêu là giảm dư cung toàn cầu. Đây là nguyên nhân chính khiến giá đi xuống gần 3 năm qua. Trong báo cáo, IEA đánh giá các nước đã tuân thủ khá tốt thỏa thuận này.
Tuy nhiên, giá dầu lên trên 50 USD một thùng lại hấp dẫn các công ty Mỹ quay trở lại thị trường. Nguồn cung dầu đá phiến từ nước này có thể đẩy cung dầu phi OPEC lên cao trong năm nay, IEA dự báo.
"Số liệu được theo dõi sát nhất hiện nay, về mặt nguồn cung, là sản xuất dầu thô Mỹ", IEA cho biết. Hồi tháng 2, sản lượng dầu thô Mỹ đã tăng trở lại và được dự báo còn tăng nữa trong năm 2017.
Hôm qua, Nga và Saudi Arabia đã kêu gọi gia hạn chiến dịch giảm sản xuất. Hôm nay, Kuwait cũng tuyên bố "hoàn toàn ủng hộ" việc này kéo dài đến tháng 3/2018. Các nước OPEC sẽ có cuộc họp vào ngày 25/5.
Về mặt nhu cầu, IEA giữ nguyên dự báo tốc độ tăng trưởng tiêu thụ tại 1,3 triệu thùng một ngày. "Tăng trưởng quý I yếu hơn dự kiến, do nhu cầu tại Mỹ đứng yên và nhiều nước khác như Đức, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ đi xuống", báo cáo nhận xét.
Hà Thu (theo AFP) - Vnexpress.net
Relate Threads