Thị trường dầu mỏ thế giới sẽ dư thừa lâu hơn dự báo trước đó, và có thể kéo dài tới tận cuối năm 2017 do tốc độ tăng nhu cầu nhiên liệu đang giảm còn nguồn cung thì vẫn giữ nguyên.
Cơ quan Năng lượng Thế giới (IEA) cho biết nguồn cung dầu sẽ dư thừa trong suốt năm 2017, năm thứ tư liên tiếp. Nguyên nhân dẫn đến nhận định này là do tốc độ tăng trưởng của nhu cầu tiêu dùng nhiên liệu đã giảm xuống mức thấp nhất hai năm qua trong quý ba này, phần lớn là do nhu cầu ở Trung Quốc và Ấn Độ giảm, trong khi những báo cáo về sản lượng của các quốc gia Vùng Vịnh là thành viên của OPEC lại đang tăng lên. Mới chỉ tháng trước thôi, IEA vẫn còn đưa ra dự báo thị trường dầu sẽ trở về trạng thái cân bằng trong năm nay.
“Nguồn cung sẽ tiếp tục vượt nguồn cầu ít nhất là trong nửa đầu năm sau,” một đơn vị tư vấn tại Paris cho biết trong bản báo cáo hàng tháng của mình. “Để thị trường trở về cân bằng, dường như chúng ta sẽ phải đợi khá lâu nữa.”
Sau khi báo cáo này được công bố, giá dầu đã giảm. Tại Mỹ, giá dầu giảm 2,7% xuống còn 45.04 USD một thùng.
Cuối tháng này thì OPEC sẽ họp với các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn khác là Nga và Algeria để bàn về các biện pháp ổn định thị trường, tạo ra những đồn đoán rằng các nước xuất khẩu dầu có thể sẽ thống nhất một mức trần sản lượng nhằm đẩy giá lên.
Nhưng khi cuộc họp vẫn chưa diễn ra, IEA lại có đánh giá khá bi quan. “Đây là sự thay đổi trong cách nhìn thị trường của IEA, cơ quan mà cách đây không lâu tin rằng sẽ có sự tái cân bằng trên thị trường ngay trong năm nay,” Harry Tchilinguirian, người đứng đầu bộ phận chiến lược thị trường hàng hóa của BNP Paribas SA tại London, nói.
IAE đã hạ dự báo nhu cầu dầu mỏ thế giới trong năm sau xuống chỉ còn 97,3 triệu thùng một ngày, giảm 200.000 thùng so với dự báo trước đó. Dự báo nhu cầu năm nay cũng giảm đi 100.000 thùng mỗi ngày còn 1,3 triệu thùng, do “mức giảm mạnh ở Ấn Độ và Trung Quốc” trong quý này cộng với tăng trưởng yếu ở các nền kinh tế đã phát triển.
“Những trụ cột của tăng trưởng về nhu cầu – Trung Quốc và Ấn Độ – đang lung lay,” IEA nhận định trong bản báo cáo. “Sự kích thích từ giá nhiên liệu rẻ đang giảm dần tác dụng. Các nhà máy lọc dầu rõ ràng không còn cần thêm nhiều dầu thô nữa.”
Trong khi đó, nguồn cung dầu từ bên ngoài OPEC sẽ khôi phục trở lại trong năm sau, sau khi giảm mạnh vào năm nay, vào khoảng 380.000 thùng mỗi ngày, theo IEA. Nguồn cung này sẽ chủ yếu đến từ Na Uy và Nga, nguồn dầu đá phiến ở Mỹ cũng sẽ hồi phục trong quý hai năm sau.
“OPEC sẽ mắc kẹt,” Olivier Jakob, giám đốc điều hành của công ty tư vấn Petromatrix GmbH tại Zug, Thụy Sỹ, nói. “Nguồn cung ngoài OPEC đã có thể tự điều chỉnh tốt hơn so với kỳ vọng để thích hợp với giá dầu thấp.”
Tháng trước cũng đã chứng kiến sản lượng từ 14 quốc gia thành viên OPEC tăng nhẹ, sau khi Ả rập Xê út, Kuwait, United Arab Emirates đưa sản lượng lên mức cao kỷ lục hoặc gần với mức đó và Iraq cũng đẩy cao sản lượng hơn trước.
Cơ quan Năng lượng Thế giới (IEA) cho biết nguồn cung dầu sẽ dư thừa trong suốt năm 2017, năm thứ tư liên tiếp. Nguyên nhân dẫn đến nhận định này là do tốc độ tăng trưởng của nhu cầu tiêu dùng nhiên liệu đã giảm xuống mức thấp nhất hai năm qua trong quý ba này, phần lớn là do nhu cầu ở Trung Quốc và Ấn Độ giảm, trong khi những báo cáo về sản lượng của các quốc gia Vùng Vịnh là thành viên của OPEC lại đang tăng lên. Mới chỉ tháng trước thôi, IEA vẫn còn đưa ra dự báo thị trường dầu sẽ trở về trạng thái cân bằng trong năm nay.
“Nguồn cung sẽ tiếp tục vượt nguồn cầu ít nhất là trong nửa đầu năm sau,” một đơn vị tư vấn tại Paris cho biết trong bản báo cáo hàng tháng của mình. “Để thị trường trở về cân bằng, dường như chúng ta sẽ phải đợi khá lâu nữa.”
Cuối tháng này thì OPEC sẽ họp với các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn khác là Nga và Algeria để bàn về các biện pháp ổn định thị trường, tạo ra những đồn đoán rằng các nước xuất khẩu dầu có thể sẽ thống nhất một mức trần sản lượng nhằm đẩy giá lên.
Nhưng khi cuộc họp vẫn chưa diễn ra, IEA lại có đánh giá khá bi quan. “Đây là sự thay đổi trong cách nhìn thị trường của IEA, cơ quan mà cách đây không lâu tin rằng sẽ có sự tái cân bằng trên thị trường ngay trong năm nay,” Harry Tchilinguirian, người đứng đầu bộ phận chiến lược thị trường hàng hóa của BNP Paribas SA tại London, nói.
IAE đã hạ dự báo nhu cầu dầu mỏ thế giới trong năm sau xuống chỉ còn 97,3 triệu thùng một ngày, giảm 200.000 thùng so với dự báo trước đó. Dự báo nhu cầu năm nay cũng giảm đi 100.000 thùng mỗi ngày còn 1,3 triệu thùng, do “mức giảm mạnh ở Ấn Độ và Trung Quốc” trong quý này cộng với tăng trưởng yếu ở các nền kinh tế đã phát triển.
“Những trụ cột của tăng trưởng về nhu cầu – Trung Quốc và Ấn Độ – đang lung lay,” IEA nhận định trong bản báo cáo. “Sự kích thích từ giá nhiên liệu rẻ đang giảm dần tác dụng. Các nhà máy lọc dầu rõ ràng không còn cần thêm nhiều dầu thô nữa.”
Trong khi đó, nguồn cung dầu từ bên ngoài OPEC sẽ khôi phục trở lại trong năm sau, sau khi giảm mạnh vào năm nay, vào khoảng 380.000 thùng mỗi ngày, theo IEA. Nguồn cung này sẽ chủ yếu đến từ Na Uy và Nga, nguồn dầu đá phiến ở Mỹ cũng sẽ hồi phục trong quý hai năm sau.
“OPEC sẽ mắc kẹt,” Olivier Jakob, giám đốc điều hành của công ty tư vấn Petromatrix GmbH tại Zug, Thụy Sỹ, nói. “Nguồn cung ngoài OPEC đã có thể tự điều chỉnh tốt hơn so với kỳ vọng để thích hợp với giá dầu thấp.”
Tháng trước cũng đã chứng kiến sản lượng từ 14 quốc gia thành viên OPEC tăng nhẹ, sau khi Ả rập Xê út, Kuwait, United Arab Emirates đưa sản lượng lên mức cao kỷ lục hoặc gần với mức đó và Iraq cũng đẩy cao sản lượng hơn trước.
Bảo Trâm- Enternews.vn (theo Bloomberg)
Relate Threads