Indonesia đang quyết tâm xử lý rốt ráo vụ đại án tham nhũng dầu khí gây chú ý của dư luận nước này. Đó là vụ đại án tham nhũng liên quan đến về việc bán tài sản nhà nước giữa tập đoàn đoàn dầu mỏ PT Trans Pasific Petrochemical Indotama (TPPI) và SSK Migas.
Vụ này đã được khui từ hồi giữa năm 2015 nhưng trong quá trình điều tra, cảnh sát Indonesia đã để lọt con cá to là Honggo Wendratno, người sáng lập Tập đoàn dầu mỏ Trans Pacific Petrochemical Indotama. Họ chỉ tóm được 2 nhân vật cộm cán khác là cựu lãnh đạo SSK Migas Raden Priyono và cựu Phó giám đốc Kinh tế và Tiếp thị SSK Migas, Djoko Harsono.
Chuẩn tướng Mohammad Iqbal nói về vụ xử đại án tham nhũng dầu khí - Ảnh: Internet
Để xúc tiến nhanh việc xử đại án tham nhũng gây thất thoát tài sản nhà nước lên đến 38 nghìn tỉ Rp, tương đương 2,7 tỉ USD, trong những ngày cuối năm 2017, cơ quan chức năng Singapore đã chia án ra làm 2 hồ sơ.
Người phát ngôn của cơ quan cảnh sát, Chuẩn tướng Mohammad Iqbal cho biết: "Điều tra viên đã hoàn thành hồ sơ vụ án TPPI cách chia thành hai hồ sơ vụ án với hồ sơ thứ nhất cho các nghi phạm Raden Priyono và Djoko Harsono và hồ sơ thứ hai cho nghi phạm Honggo Wendratno".
Với cách chia như vậy thì việc xử đại án tham nhũng TPPI có thể thuận lợi hơn. Các nghi phạm Raden Priyono và Djoko Harsono có thể bị đưa xét xử mà không cần chờ việc dẫn độ Wendratno từ Singapore về".
Theo trang Liputan của Indonesia, Wendratno hiện vẫn đang ở Singapore để điều trị bệnh tim. Việc không tóm được Wendratno khiến đại án tham nhũng trong ngành dầu khí của Indonesia bị trì trệ khá lâu.
Hồi tháng 3.2017 đã có tin Indonesia và Singapore mếch lòng nhau vì phía Singapore không hợp tác dẫn độ Wendratno về Jakarta. Tại cuộc họp báo ngày 30.3 về vụ điều tra nghi can tham nhũng Honggo Wendratno, ông Saiful Maltha, người đứng đầu bộ phận hợp tác quốc tế của cảnh sát Indonesia, cho rằng Singapore không muốn hợp tác về dẫn độ và tương trợ tư pháp.
Ông Saiful cho hay Singapore đã không phản hồi yêu cầu dẫn độ nghi can này. Indonesia đang muốn thẩm vấn ông Honggo liên quan đến vụ tham nhũng trong các hợp đồng mua dầu diesel trái phép vào năm 2010. Thư ký văn phòng Interpol của Indonesia, ông Naufal Yahya cũng cho rằng Singapore phụ thuộc vào đầu tư và nếu nghi phạm nói trên không đầu tư vào nước này thì chắc chắn ông ta đã bị trục xuất do quá hạn nhập cảnh.
Tình hình nghiêm trọng tới mức ngay lập tức, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Singapore phải lên tiếng khẳng định hai nước vẫn hợp tác tốt đẹp trong lĩnh vực thực thi pháp luật và xử lý tội phạm.
Bộ Ngoại giao Singapore còn nói rằng nước họ luôn hỗ trợ Indonesia trong các yêu cầu trợ giúp pháp lý và mong mỏi nhận được sự hợp tác tương tự từ Jakarta. Đồng thời, người phát ngôn còn dẫn chứng năm 2016, Singapore đã trục xuất hai người Indonesia theo yêu cầu từ Jakarta. Cụ thể là Chủ tịch Hiệp hội bóng đá Indonesia, La Nyalla Mattalitti bị trục xuất vào tháng 6.2016 và trước đó 2 tháng là doanh nhân Indonesia Hartman Aluwi.
Vụ này đã được khui từ hồi giữa năm 2015 nhưng trong quá trình điều tra, cảnh sát Indonesia đã để lọt con cá to là Honggo Wendratno, người sáng lập Tập đoàn dầu mỏ Trans Pacific Petrochemical Indotama. Họ chỉ tóm được 2 nhân vật cộm cán khác là cựu lãnh đạo SSK Migas Raden Priyono và cựu Phó giám đốc Kinh tế và Tiếp thị SSK Migas, Djoko Harsono.
Chuẩn tướng Mohammad Iqbal nói về vụ xử đại án tham nhũng dầu khí - Ảnh: Internet
Người phát ngôn của cơ quan cảnh sát, Chuẩn tướng Mohammad Iqbal cho biết: "Điều tra viên đã hoàn thành hồ sơ vụ án TPPI cách chia thành hai hồ sơ vụ án với hồ sơ thứ nhất cho các nghi phạm Raden Priyono và Djoko Harsono và hồ sơ thứ hai cho nghi phạm Honggo Wendratno".
Với cách chia như vậy thì việc xử đại án tham nhũng TPPI có thể thuận lợi hơn. Các nghi phạm Raden Priyono và Djoko Harsono có thể bị đưa xét xử mà không cần chờ việc dẫn độ Wendratno từ Singapore về".
Theo trang Liputan của Indonesia, Wendratno hiện vẫn đang ở Singapore để điều trị bệnh tim. Việc không tóm được Wendratno khiến đại án tham nhũng trong ngành dầu khí của Indonesia bị trì trệ khá lâu.
Hồi tháng 3.2017 đã có tin Indonesia và Singapore mếch lòng nhau vì phía Singapore không hợp tác dẫn độ Wendratno về Jakarta. Tại cuộc họp báo ngày 30.3 về vụ điều tra nghi can tham nhũng Honggo Wendratno, ông Saiful Maltha, người đứng đầu bộ phận hợp tác quốc tế của cảnh sát Indonesia, cho rằng Singapore không muốn hợp tác về dẫn độ và tương trợ tư pháp.
Ông Saiful cho hay Singapore đã không phản hồi yêu cầu dẫn độ nghi can này. Indonesia đang muốn thẩm vấn ông Honggo liên quan đến vụ tham nhũng trong các hợp đồng mua dầu diesel trái phép vào năm 2010. Thư ký văn phòng Interpol của Indonesia, ông Naufal Yahya cũng cho rằng Singapore phụ thuộc vào đầu tư và nếu nghi phạm nói trên không đầu tư vào nước này thì chắc chắn ông ta đã bị trục xuất do quá hạn nhập cảnh.
Tình hình nghiêm trọng tới mức ngay lập tức, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Singapore phải lên tiếng khẳng định hai nước vẫn hợp tác tốt đẹp trong lĩnh vực thực thi pháp luật và xử lý tội phạm.
Bộ Ngoại giao Singapore còn nói rằng nước họ luôn hỗ trợ Indonesia trong các yêu cầu trợ giúp pháp lý và mong mỏi nhận được sự hợp tác tương tự từ Jakarta. Đồng thời, người phát ngôn còn dẫn chứng năm 2016, Singapore đã trục xuất hai người Indonesia theo yêu cầu từ Jakarta. Cụ thể là Chủ tịch Hiệp hội bóng đá Indonesia, La Nyalla Mattalitti bị trục xuất vào tháng 6.2016 và trước đó 2 tháng là doanh nhân Indonesia Hartman Aluwi.
Anh Tú
Một Thế Giới
Một Thế Giới
Relate Threads