Iran bán 1,5 triệu thùng dầu cho Nga để đổi lấy cái gì?

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Dẫn lời Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh, hãng tin ISNA cho hay Iran đang có kế hoạch bán 100.000 thùng dầu/ngày cho Nga trong vòng 15 ngày.

Phát biểu sau cuộc họp tại Tehran với người đồng cấp Nga Alexander Novak, ông Zanganeh cho hay Iran sẽ nhận thanh toán theo hình thức một nửa bằng tiền mặt và một nửa bằng các dịch vụ mà Moscow cung cấp.

"Chúng tôi đang tìm kiếm các mối quan hệ hợp tác thương mại lâu dài với Nga nhằm bù đắp lại những tác động từ lệnh trừng phạt của phương Tây", Sputnik dẫn lời ông Zanganeh.

Theo nhà phân tích người Iran, ông Omid Shokri Kalehsar, trong khi các quốc gia phương Tây còn chần chừ chờ đợi phản ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump với Iran thì Nga đã trở thành khách hàng đầu tiên mua dầu của Iran kể từ khi lệnh trừng phạt với Tehran được gỡ bỏ một phần vào năm 2015.

nga_infonet.jpg

"Trong năm 2011 và 2012, để ngăn cản Tehran phát triển chương trình hạt nhân, Liên minh châu Âu (EU) đã áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ của Iran. Trước đây, giới truyền thông cho biết Nga và Iran đã thảo luận về 'thỏa thuận trao đổi dầu'. Theo đó, Tehran cung cấp cho Moscow mỗi ngày 500.000 thùng dầu. Đổi lại, Nga sẽ cung cấp công nghệ và dịch vụ cho Iran. Tuy nhiên, khi Iran ký kết hiệp ước hạt nhân P5+1 mở đường cho việc gỡ bỏ lệnh trừng phạt, 'thỏa thuận trao đổi dầu' không còn giá trị", ông Kalehsar chia sẻ.

Song việc Iran có kế hoạch cung cấp 100.000 thùng dầu/ngày cho Nga cho thấy hai nước vẫn mong muốn mở rộng hợp tác năng lượng.

Công ty Lukoil và Gazprom của Nga đã sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt của Iran với tổng trị giá đầu tư khoảng 150 tỷ USD. Khoản đầu tư này sẽ giúp Iran chiết xuất thêm hydrocarbon, từ đó củng cố thị phần trên toàn cầu, ông Kalehsar nhấn mạnh.

Vào tháng 7/2015, Iran cùng với các cường quốc là Nga, Mỹ, Anh, Trung Quốc, Pháp và Đức đã ký kết thỏa thuận hạt nhân P5+1 nhằm kiềm chế tốc độ phát triển của chương trình hạt nhân Tehran. Đổi lại, Iran được gỡ bỏ lệnh trừng phạt. Vào thời điểm đó, các nước châu Âu tỏ ra đặc biệt quan tâm tới lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt của Iran. Tuy nhiên, sau khi ông Trump chính thức trở thành Tổng thống, các nước châu Âu lại dành thời gian để chờ đợi phản ứng của nhà lãnh đạo Mỹ với thỏa thuận hạt nhân Iran đã được ký kết năm 2015.

Theo ông Kalehsar, các công ty của Nga lại không bận tâm về điều này, nên đã họ đã vượt qua các đối tác châu Âu để đi đầu trong việc thiết lập quan hệ với thị trường dầu mỏ Iran. Theo đó, một loạt công ty Nga đã ký kết các bản ghi nhớ với đối tác Iran.

Hồi đầu tháng này, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho hay Moscow đang cân nhắc khả năng tăng cường tham gia vào thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong vòng 6 tháng tới. Quyết định cuối cùng có thể được đưa ra trong tháng Tư hoặc Năm.

Hồi tháng 11/2016, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã đồng thuận cắt giảm sản lượng dầu xuống còn 1,2 triệu thùng/ngày trong vòng 6 tháng đầu năm 2017. Hành động này nhằm bình ổn thị trường dầu mỏ và đưa giá dầu giữ ở mức 50 – 60 USD/thùng.

Infonet.vn​
 

Việc làm nổi bật

Top